Tuy nhiên, tất cả các hoạt động, các mặt công tác cũng như các phong trào thi đua trong nhà trường đều hướng tới và tập trung cho hoạt động chính trị quan trọng nhất đó là công tác chuyên môn nghiệp vụ mà mục đích cuối cùng là nâng cao chất giáo dục đó là dạy tốt, học tốt, đảm bảo sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm theo đúng chuyên ngành của mình.
TS. Nguyễn Thị Kim Nguyên – Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn trường
trao thưởng của Công đoàn trường cho các thầy, cô đạt giải tại Hội thi
Vậy làm thế nào để phát huy vai trò của công đoàn trong việc phối hợp với chuyên môn thực hiện các nhiệm vụ năm học của nhà trường. Trước hết, để làm được điều đó, Ban chấp hành Công đoàn trường trong mỗi năm học luôn tạo ra cơ chế hoạt động thông qua việc xây dựng quy chế phối hợp giữa Công đoàn với Ban giám hiệu, dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng. Chính hệ thống quy chế sẽ giúp cho Công đoàn hoạt động hoàn toàn độc lập, tự chủ, có quyền, có vị thế rõ ràng.
Vận động giáo viên học tập nâng cao trình độ, đăng ký các danh hiệu thi đua đồng thời đặt ra các chỉ tiêu cụ thể cho cá nhân và tập thể tổ công đoàn, phát động phong trào làm nghiên cứu khoa học và sáng kiến kinh nghiệm ngay từ đầu bước vào các năm học để giảng viên chủ động trong hoạt động của mình. Công đoàn tham gia cùng với chuyên môn bố trí đúng người đúng việc để nâng cao hiệu quả công tác.
TS. Nguyễn Thị Kim Nguyên - Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn trường
tặng quà và hoa chúc mừng các tân tiến sĩ
Có thể khẳng định rằng sự phối hợp giữa công đoàn với chuyên môn trong việc triển khai, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ năm học, đã có sự chỉ đạo đúng đắn, có sự phối kết hợp chặt chẽ với chuyên môn nhà trường, công đoàn đã biết phát huy vai trò quan trọng trong việc phát động, triển khai các nhiệm vụ nên nội bộ luôn đoàn kết nhất trí và cộng đồng trách nhiệm, chất lượng giáo dục nhà trường luôn ổn định và ngày càng nâng cao, nhà trường luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ.