Giảng viên Đại học có điểm gì khác so với giáo viên phổ thông?
- Thứ tư - 04/11/2020 20:32
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Bước chân vào đại học, con sẽ được hướng dẫn bởi các giảng viên khi tới lớp. Thầy cô ở cấp học này chắc chắn sẽ có nhiều điểm khác biệt so với bậc phổ thông. Vậy, làm thế nào cha mẹ có thể giải thích cho con hiểu để không bị bỡ ngỡ? Bài viết dưới đây sẽ đem đến câu trả lời.
1. Yêu cầu công việc
Để giảng dạy tại nhà trường phổ thông, các thầy cô giáo thường phải tốt nghiệp đại học Sư phạm và trải qua thời gian làm giáo sinh. Trong khi đó, các giảng viên công tác tại trường đại học hoặc học viện phải có ít nhất bằng Thạc sĩ hoặc số năm kinh nghiệm làm việc nhất định ở chuyên ngành mà mình phụ trách. Ở các trường đại học lớn, thông thường số lượng giảng viên giữ bằng Tiến sĩ hoặc học vị Giáo sư, Phó Giáo sư sẽ càng nhiều hơn.
2. Nhiệm vụ chính
Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất giữa giảng viên và giáo viên, được quyết định bởi tính chất của từng môi trường sư phạm.
Người thầy cô dìu dắt từng ngày tới lớp
Ở bậc phổ thông, công việc của người giáo viên hoàn toàn xoay quanh học sinh. Các thầy cô là người soạn giáo án, chấm điểm, theo dõi việc học tập của từng học sinh trong lớp mỗi ngày. Không chỉ vậy, ở cấp học này, giáo viên sẽ quan tâm đến đời sống hàng ngày của các con và liên lạc chặt chẽ với cha mẹ để quản lý từng biến động nhỏ nhất trong tâm sinh lý của những cô cậu tuổi teen này.
Có lẽ vì vậy mà công việc của giáo viên, đặc biệt là các giáo viên chủ nhiệm, cũng giống như việc chăm sóc thêm một “đàn con”. Khi các học trò nhỏ ấy còn chưa ra trường, còn phải đối diện với những kỳ thi lớn phía trước, còn trăn trở với muôn vàn rắc rối tuổi mới lớn, là các thầy cô còn bận bịu cả trên bục giảng và sau giờ tan học.
Người cố vấn trên con đường học vấn và sự nghiệp
Trong khi đó, ở bậc đại học và sau đại học, giảng viên sẽ chỉ đóng vai trò như những người hướng dẫn cho sinh viên, giúp các con tự tìm được con đường của mình. Không chỉ vậy, một số sinh viên được chọn để tiếp tục nghiên cứu còn có cơ hội làm trợ giảng hay nghiên cứu sinh – trở thành đồng nghiệp với chính thầy cô của mình.
Bên cạnh đó, công việc của giảng viên không chỉ xoay quanh việc lên giảng đường. Một trong những nhiệm vụ tối quan trọng của các trường đại học chính là việc phát triển nghiên cứu. Vì vậy, thầy cô sẽ phải thực hiện chuyên đề, ra mắt công trình nghiên cứu mới và làm việc với các trung tâm giáo dục khác. Điều này sẽ rút ngắn thời gian giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên, nhưng cũng chính nhờ lượng tri thức và kinh nghiệm được cập nhật mỗi ngày của các thầy cô mà mỗi lời khuyên sẽ đem lại giá trị định hướng rất lớn cho các con.
3. Mối quan hệ giữa thầy và trò
Ở cấp 2, cấp 3, thầy cô là người nhớ tên từng học trò nhỏ, bảo ban uốn nắn từng ngày. Lên đại học, con không được gặp giảng viên mỗi ngày, thời gian học của các môn cũng ngắn hơn. Nhưng không vì vậy mà quan hệ giữa giảng viên và sinh viên ở cấp học này thiếu gần gũi. Gặp gỡ thầy cô vào thời điểm đã chín chắn hơn và đối diện với nhiều bước ngoặt trong cuộc sống, các con sẽ có cơ hội tìm thấy những người cố vấn đầy thấu hiểu và đôi khi, trở thành người đồng hành với mình trong suốt quãng đường sự nghiệp phía trước.
Có thể nói, dù là ở cấp học nào thì ấn tượng và ảnh hưởng của các thầy cô với các con trong những năm đầu đời luôn là vô cùng quan trọng và không thể phai mờ. Để tiếp bước những thầy cô giáo phổ thông tận tuỵ, hết lòng vì công việc xây dựng nền móng về kiến thức và đạo đức cho học sinh; các giảng viên RMIT cũng không ngừng cố gắng để trở thành không chỉ những người thầy mà còn là người bạn, người đồng hành trên con đường sự nghiệp của các sinh viên sau này.
Để giảng dạy tại nhà trường phổ thông, các thầy cô giáo thường phải tốt nghiệp đại học Sư phạm và trải qua thời gian làm giáo sinh. Trong khi đó, các giảng viên công tác tại trường đại học hoặc học viện phải có ít nhất bằng Thạc sĩ hoặc số năm kinh nghiệm làm việc nhất định ở chuyên ngành mà mình phụ trách. Ở các trường đại học lớn, thông thường số lượng giảng viên giữ bằng Tiến sĩ hoặc học vị Giáo sư, Phó Giáo sư sẽ càng nhiều hơn.
2. Nhiệm vụ chính
Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất giữa giảng viên và giáo viên, được quyết định bởi tính chất của từng môi trường sư phạm.
Người thầy cô dìu dắt từng ngày tới lớp
Ở bậc phổ thông, công việc của người giáo viên hoàn toàn xoay quanh học sinh. Các thầy cô là người soạn giáo án, chấm điểm, theo dõi việc học tập của từng học sinh trong lớp mỗi ngày. Không chỉ vậy, ở cấp học này, giáo viên sẽ quan tâm đến đời sống hàng ngày của các con và liên lạc chặt chẽ với cha mẹ để quản lý từng biến động nhỏ nhất trong tâm sinh lý của những cô cậu tuổi teen này.
Có lẽ vì vậy mà công việc của giáo viên, đặc biệt là các giáo viên chủ nhiệm, cũng giống như việc chăm sóc thêm một “đàn con”. Khi các học trò nhỏ ấy còn chưa ra trường, còn phải đối diện với những kỳ thi lớn phía trước, còn trăn trở với muôn vàn rắc rối tuổi mới lớn, là các thầy cô còn bận bịu cả trên bục giảng và sau giờ tan học.
Người cố vấn trên con đường học vấn và sự nghiệp
Trong khi đó, ở bậc đại học và sau đại học, giảng viên sẽ chỉ đóng vai trò như những người hướng dẫn cho sinh viên, giúp các con tự tìm được con đường của mình. Không chỉ vậy, một số sinh viên được chọn để tiếp tục nghiên cứu còn có cơ hội làm trợ giảng hay nghiên cứu sinh – trở thành đồng nghiệp với chính thầy cô của mình.
Bên cạnh đó, công việc của giảng viên không chỉ xoay quanh việc lên giảng đường. Một trong những nhiệm vụ tối quan trọng của các trường đại học chính là việc phát triển nghiên cứu. Vì vậy, thầy cô sẽ phải thực hiện chuyên đề, ra mắt công trình nghiên cứu mới và làm việc với các trung tâm giáo dục khác. Điều này sẽ rút ngắn thời gian giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên, nhưng cũng chính nhờ lượng tri thức và kinh nghiệm được cập nhật mỗi ngày của các thầy cô mà mỗi lời khuyên sẽ đem lại giá trị định hướng rất lớn cho các con.
3. Mối quan hệ giữa thầy và trò
Ở cấp 2, cấp 3, thầy cô là người nhớ tên từng học trò nhỏ, bảo ban uốn nắn từng ngày. Lên đại học, con không được gặp giảng viên mỗi ngày, thời gian học của các môn cũng ngắn hơn. Nhưng không vì vậy mà quan hệ giữa giảng viên và sinh viên ở cấp học này thiếu gần gũi. Gặp gỡ thầy cô vào thời điểm đã chín chắn hơn và đối diện với nhiều bước ngoặt trong cuộc sống, các con sẽ có cơ hội tìm thấy những người cố vấn đầy thấu hiểu và đôi khi, trở thành người đồng hành với mình trong suốt quãng đường sự nghiệp phía trước.
Có thể nói, dù là ở cấp học nào thì ấn tượng và ảnh hưởng của các thầy cô với các con trong những năm đầu đời luôn là vô cùng quan trọng và không thể phai mờ. Để tiếp bước những thầy cô giáo phổ thông tận tuỵ, hết lòng vì công việc xây dựng nền móng về kiến thức và đạo đức cho học sinh; các giảng viên RMIT cũng không ngừng cố gắng để trở thành không chỉ những người thầy mà còn là người bạn, người đồng hành trên con đường sự nghiệp của các sinh viên sau này.