Các yếu tố ảnh hưởng đến biến dạng vải tại vị trí đường may trên vải dệt kim
- Thứ ba - 02/06/2020 15:36
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Độ biến dạng được xác định là sự thay đổi kích thước trên vải tại vị trí đường may trước và sau khi may. Nếu sau khi may mà kích thước lớn hơn trước khi may thì đường may bị giãn, nếu kích thước nhỏ hơn trước khi may thì đường may bị co. Độ biến dạng đường may là sự thay đổi kích thước theo chiều dài đường may của mẫu may so với đường may quy định.
Trong sản xuất hàng dệt kim thì hiện tượng kích thước sản phẩm bị biến dạng tại vị trí đường may là một lỗi rất đáng để quan tâm vì khi có các biến dạng tại đường may thì sản phẩm sẽ không đạt được kích thước thiết kế, bị vặn xoắn… gây cảm giác khó chịu cho người mặc trong quá trình sử dụng, đặc biệt tính thẩm mỹ của sản phẩm giảm rất nhiều.
Nguyên nhân gây biến dạng tại vị trí đường may rất nhiều như vật liệu, các yếu tố về thiết bị, công nghệ, tay nghề của người công nhân.
* Ảnh hưởng của yếu tố công nghệ đến biến dạng tại đường may
- Ảnh hưởng của chiều dài mũi may.
Khi mật độ mũi may tăng hay chiều dài mũi may giảm thì lực liên kết của chỉ tác động lên vải là lớn vải sẽ bị co. Khi giảm chiều dài mũi may thì độ bền của đường may cũng tăng, nhưng sự giảm này dẫn tới một giới hạn lực kéo của chỉ lên vải sẽ tăng lên hiện tượng vải bị co và dúm.
Quá trình trải vải dệt kim cũng là một yếu tố gây biến dạng lớn đối với sản phẩm dệt kim, trong quá trình trải vải trường hợp trải vải thủ công nếu công nhân thực hiện có thao tác mạnh tạo sức căng mạnh kéo giãn vải sẽ dẫn đến hiện tượng vải sẽ bị co sau quá trình may. Trường hợp trải vải bằng máy người thợ trải vải sẽ điều chỉnh độ căng trùng của vải.
- Ảnh hưởng của hướng may
Khi may theo chiều ngang, lực ép chân vịt tác dụng theo chiều ngang vải, vải có xu hướng bị giãn ra theo chiều của đường may. Các cung vòng duỗi thẳng ra, hai trụ vòng rút ngắn lại, trụ vòng không còn là đoạn thẳng nữa mà chỉ còn là những cung ôm. Do vậy mà vải bị co theo chiều dọc, giãn ra theo chiều ngang.
* Ảnh hưởng của thiết bị đến biến dạng vải tại đường may:
- Ảnh hưởng của sức căng chỉ may.
Trong quá trình may, đường may chịu kéo nhiều chu trình và chỉ may bị ma sát. Nếu sức căng chỉ may nhỏ khi may chỉ không được thắt chặt, chỉ của đường may có thể nhô lên khỏi bề mặt vật liệu và bị ma sát vào các vật xung quanh. Nếu lực thắt chặt ở mũi may quá lớn, tải trọng tác dụng lên chỉ tăng lên, gây co rúm vải trên đường may và làm giảm chất lượng sản phẩm.
- Ảnh hưởng của cơ cấu dịch vải
Đối với các loại máy có cơ cấu vi sai:
Cơ cấu vi sai gồm có hai thanh răng: thanh răng chính và thanh răng phụ.
Thanh răng phụ được lắp phía trước thanh răng chính, nó có tác dụng làm cho đường may co hoặc bai tùy thuộc vào sự điều chỉnh tốc độ chuyển động nhanh hơn hay chậm hơn so với thanh răng chính.
Khi đường may gặp phải hiện tượng bị bai giãn, thanh răng phụ phía trước phải được điều chỉnh chuyển động nhanh hơn thanh răng chính phía trước tới mức phù hợp để đường may không bị bai giãn, hoặc ngược lại khi đường may bị co, điều chỉnh thanh răng phụ chậm hơn thanh răng chính giúp đường may bai ra.
- Tốc độ của máy:
Khi tốc độ may tăng thì tốc độ dịch chuyển của thanh răng chân vịt biến đổi, khi may các lớp nguyên liệu được thanh răng đưa đi đúng bằng chiều dài mũi may, theo yêu cầu công nghệ vải được chân vịt ép lên tạo lực ép, do vậy khi tốc độ máy khác nhau thì thời gian để vải trở lại trạng thái tự do khác nhau tạo nên mức nhăn vải khác nhau, nếu mức nhăn cao thì mật độ vải bị dồn lại do vậy xảy ra hiện tượng kích thước vải bị thay đổi nhiều so với khi may ở tốc độ bình thường.
* Yếu tố về con người.
Tay nghề công nhân sẽ được phản ánh trong từng sản phẩm. Nếu họ có kỹ thuật may thành thục và chuyên nghiệp thì họ biết cách may, cách điều chỉnh máy và cách đưa vải vào gia công, một cách hợp lý thì sẽ giảm được tối đa lỗi biến dạng đường may.
* Ảnh hưởng của khâu hoàn tất
Hoàn tất là một khâu quan trọng trong công nghiệp may mặc, đặc biệt trong sản suất hàng dệt kim bởi tính kém ổn định kích thước của nó, trong khâu hoàn tất việc cung cấp nhiệt và ẩm làm các thành phần trong vải được trả lại trạng thái tự do của nó, công việc này góp phần lấy lại kích thước sản phẩm, việc hoàn tất còn giúp sản phẩm giữ được kiểu dáng trong thời gian dài hơn, nâng cao giá trị và tính thẩm mỹ của sản phẩm.
Nguyên nhân gây biến dạng tại vị trí đường may rất nhiều như vật liệu, các yếu tố về thiết bị, công nghệ, tay nghề của người công nhân.
* Ảnh hưởng của yếu tố công nghệ đến biến dạng tại đường may
- Ảnh hưởng của chiều dài mũi may.
Khi mật độ mũi may tăng hay chiều dài mũi may giảm thì lực liên kết của chỉ tác động lên vải là lớn vải sẽ bị co. Khi giảm chiều dài mũi may thì độ bền của đường may cũng tăng, nhưng sự giảm này dẫn tới một giới hạn lực kéo của chỉ lên vải sẽ tăng lên hiện tượng vải bị co và dúm.
Vải bị co dúm
- Ảnh hưởng của quá trình trải vải, cắt vải đến biến dạng tại vị trí đường may.Quá trình trải vải dệt kim cũng là một yếu tố gây biến dạng lớn đối với sản phẩm dệt kim, trong quá trình trải vải trường hợp trải vải thủ công nếu công nhân thực hiện có thao tác mạnh tạo sức căng mạnh kéo giãn vải sẽ dẫn đến hiện tượng vải sẽ bị co sau quá trình may. Trường hợp trải vải bằng máy người thợ trải vải sẽ điều chỉnh độ căng trùng của vải.
- Ảnh hưởng của hướng may
Khi may theo chiều ngang, lực ép chân vịt tác dụng theo chiều ngang vải, vải có xu hướng bị giãn ra theo chiều của đường may. Các cung vòng duỗi thẳng ra, hai trụ vòng rút ngắn lại, trụ vòng không còn là đoạn thẳng nữa mà chỉ còn là những cung ôm. Do vậy mà vải bị co theo chiều dọc, giãn ra theo chiều ngang.
* Ảnh hưởng của thiết bị đến biến dạng vải tại đường may:
- Ảnh hưởng của sức căng chỉ may.
Trong quá trình may, đường may chịu kéo nhiều chu trình và chỉ may bị ma sát. Nếu sức căng chỉ may nhỏ khi may chỉ không được thắt chặt, chỉ của đường may có thể nhô lên khỏi bề mặt vật liệu và bị ma sát vào các vật xung quanh. Nếu lực thắt chặt ở mũi may quá lớn, tải trọng tác dụng lên chỉ tăng lên, gây co rúm vải trên đường may và làm giảm chất lượng sản phẩm.
- Ảnh hưởng của cơ cấu dịch vải
Đối với các loại máy có cơ cấu vi sai:
Cơ cấu vi sai gồm có hai thanh răng: thanh răng chính và thanh răng phụ.
Thanh răng phụ được lắp phía trước thanh răng chính, nó có tác dụng làm cho đường may co hoặc bai tùy thuộc vào sự điều chỉnh tốc độ chuyển động nhanh hơn hay chậm hơn so với thanh răng chính.
Khi đường may gặp phải hiện tượng bị bai giãn, thanh răng phụ phía trước phải được điều chỉnh chuyển động nhanh hơn thanh răng chính phía trước tới mức phù hợp để đường may không bị bai giãn, hoặc ngược lại khi đường may bị co, điều chỉnh thanh răng phụ chậm hơn thanh răng chính giúp đường may bai ra.
- Tốc độ của máy:
Khi tốc độ may tăng thì tốc độ dịch chuyển của thanh răng chân vịt biến đổi, khi may các lớp nguyên liệu được thanh răng đưa đi đúng bằng chiều dài mũi may, theo yêu cầu công nghệ vải được chân vịt ép lên tạo lực ép, do vậy khi tốc độ máy khác nhau thì thời gian để vải trở lại trạng thái tự do khác nhau tạo nên mức nhăn vải khác nhau, nếu mức nhăn cao thì mật độ vải bị dồn lại do vậy xảy ra hiện tượng kích thước vải bị thay đổi nhiều so với khi may ở tốc độ bình thường.
* Yếu tố về con người.
Tay nghề công nhân sẽ được phản ánh trong từng sản phẩm. Nếu họ có kỹ thuật may thành thục và chuyên nghiệp thì họ biết cách may, cách điều chỉnh máy và cách đưa vải vào gia công, một cách hợp lý thì sẽ giảm được tối đa lỗi biến dạng đường may.
* Ảnh hưởng của khâu hoàn tất
Hoàn tất là một khâu quan trọng trong công nghiệp may mặc, đặc biệt trong sản suất hàng dệt kim bởi tính kém ổn định kích thước của nó, trong khâu hoàn tất việc cung cấp nhiệt và ẩm làm các thành phần trong vải được trả lại trạng thái tự do của nó, công việc này góp phần lấy lại kích thước sản phẩm, việc hoàn tất còn giúp sản phẩm giữ được kiểu dáng trong thời gian dài hơn, nâng cao giá trị và tính thẩm mỹ của sản phẩm.