Khoa May & Thời trang

http://maythoitrang.saodo.edu.vn


Vật liệu dệt sử dụng trong y học

Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp Dệt – May Việt Nam đã và đang phát triển nhanh, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế. Các lĩnh vực sử dụng sản phẩm dệt may càng ngày càng được mở rộng như: dân dụng, kỹ thuật, y tế…Trong lĩnh vực y tế, vật liệu dệt được sử dụng rộng rãi làm quần áo bác sỹ, bông băng, chỉ phẫu thuật…
             Ngày nay có rất nhiều vật liệu được sử dụng trong ngành y tế như: Mạch máu nhân tạo, bông băng y tế... đặc biệt là chỉ phẫu thuật. Chức năng chính của chỉ phẫu thuật là đóng các mô tách nhau sau phẫu thuật hay chấn thương. Chỉ phẫu thuật là vật liệu khâu lý tưởng hoàn toàn trơ về mặt sinh học và đặc biệt không gây bất kỳ phản ứng với cơ thể con người. Chỉ phẫu thuật có những đặc điểm chính: Dễ xử lý, phản ứng với mô là thấp nhất. Không hỗ trợ sự tăng trưởng của vi khuẩn, ít xẩy ra nhiễm trùng khi khâu. Dễ khử trùng. Không có các phản ứng dị ứng. Không gây ung thư.
         Chỉ phẫu thuật có nguồn gốc tự nhiên là các loại chỉ có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật như: Chỉ Catgut hoặc tái tạo collagen, cotton, tơ tằm, lanh.
      Chỉ nhân tạo là các loại chỉ như: Polyglycolic, đồng trùng hợp glycolide – lactic, Polydioxanone, đồng trùng hợp của glycolide và cacbonat trimethylene. Ngoài ra một số chỉ phẫu thuật được làm từ thép không gỉ.
        Chỉ phẫu thuật thường được tráng phủ, có cấu trúc bện hoặc xoắn. Một số chỉ phẫu thuật có thể được nhuộm với mục đích giúp cho bác sỹ dễ dàng nhận biết trong khi phẫu thuật. Các loại thuốc nhuộm được sử dụng như: Crom – coban – nhôm oxit.... Chỉ phẫu thuật có thể được phủ bằng sáp, silicone, fluorocarbon.
Chỉ không tiêu Polyester là chỉ được tạo thành theo phương pháp bện, có độ dai rất cao, chỉ Polyester thông thường khi thắt nút chặt dễ làm cắt tổ chức, do đó thường dùng các loại chỉ Polyester được phủ ngoài bởi lớp Teflon, Silicone hoặc Polybutilate. Để nút buộc đảm bảo an toàn
 
Capture12
                                                 Chỉ Polyester                                              Chỉ Nylon
          Chỉ Nylon cấu trúc sợi đơn hoặc bện, có độ dai cao và rất trơn. Nó có thể thoái hóa và tự tiêu trong khoảng 2 năm sau mổ, vì vậy độ dai bị giảm dần theo thời gian. Chỉ Nylon do rất trơn nên dễ xuyên qua tổ chức, ít gây phản ứng, khi buộc chỉ phải thắt nút để đảm bảo an toàn mối buộc.
         Chỉ Polypropylene là loại chỉ tổng hợp sợi đơn. Nó khá trơn nên dễ đi xuyên qua tổ chức và ít gây phản ứng. Chỉ Polypropylene thường được dùng trong khâu nối mạch máu, khâu vắt trong da.
          Chỉ thép được làm từ hợp kim sắt nghèo carbon, có thể là sợi đơn hoặc bện. Nó là loại chỉ chắc nhất và ít gây phản ứng nhất,  thường được dùng để khâu các dây chằng, gân, xương. Chỉ thép có nhược điểm là: khó điều khiển, dễ bị xoắn và cắt đứt tổ chức khi xiết chỉ, tạo hình nhiễu trên phim chụp CT, có thể bị dịch chuyển khi chụp MRI, có thể gây đau do bệnh nhân bị mẫn cảm với nikel trong thành phần chỉ thép
      
Capturhbe
                                      Chỉ Polypropylene                                          Chỉ từ thép không gỉ
       Chỉ tơ có nguồn gốc từ tự nhiên, đây là loại chỉ protein lấy từ con tằm. Chỉ tơ được nhuộm, xử lý bằng Polybutilate và bện lại để thành chỉ phẫu thuật. Nó có độ dai cao, dễ điều khiển và tạo nút buộc rất tốt. Mặc dù là loại chỉ không tiêu nhưng chỉ tơ vẫn có thể thoái hoá trong tổ chức ở các mức độ khác nhau.
 
Capturejg
                               Chỉ tơ tằm                                                         Chỉ từ thép không gỉ
 
       Chỉ tự tiêu là chỉ có khả năng hấp thụ, có nghĩa vật liệu dùng để đóng vết thương không cần phải loại bỏ vì với thời gian cuối cùng chỉ sẽ tự hòa tan vào các mô xung quanh vết thương của cơ thể. Thời gian tự tiêu của chỉ phụ thuộc vào vật liệu chế tạo chỉ và môi trường khi đặt vết khâu.
      Chỉ tự tiêu là chỉ vô khuẩn được chế tạo từ Collagen của động vật hữu nhũ hoặc trùng phân tổng hợp. Khi khâu vào cơ thể sẽ được bạch cầu tấn công bằng enzyme và thực bào (đối với chỉ tự tiêu tự nhiên) và bằng cơ chế thủy phân chậm  tổng hợp (đối với chỉ tự tiêu tổng hợp).
 
Capturebfgb
                                                Chỉ Catgut                                         Chỉ Safil
 
         Chỉ Catgut được sử dụng trong phẫu thuật đóng vết thương từ năm 1900. Chỉ Catgut có nghĩa gốc xuất phát từ tên gọi một nhạc cụ (đàn Kitte) có dây đàn làm bằng ruột mèo. “Catgut” là từ viết tắt cho “Gia súc”, chỉ Catgut được làm từ ruột của gia súc có sừng hoặc cừu. 
        Thành phần cơ bản của chỉ Catgut là Colagen. Colagen là protein cấu trúc lớn được tìm thấy trong tất cả các sinh vật đa bào. Chỉ Catgut được cơ thể hấp thụ dễ dàng do các enzym thủy phân protein của đại thực bào và các tế bào khác. Chỉ giữ được độ bền kéo trong 4 đến 5 ngày đầu tiên và độ bền này giảm đi sau 2 tuần. Thời gian tự tiêu của Catgut thường là khoảng 10 ngày
       Chỉ Safil thành phần hóa học 100% Polyglycolic axit có cấu trúc đa filament. Lớp ngoài của chỉ được tráng bởi Glyconate. Chỉ có màu tím hoặc không màu, chỉ  Safil có cấu trúc dạng bện hoặc dạng monofilament. Sau khi khâu sức căng của chỉ giảm dần, sau 14 ngày sức căng chỉ Safil còn 60% đến 70%, 18 ngày sức căng còn 50%, 21 ngày sức căng giảm còn 40%. Chỉ suy thoái trong vòng 60 đến 70 ngày

Nguồn tin: Nguyễn Thị Hiền

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây