Khoa May & Thời trang

http://maythoitrang.saodo.edu.vn


Hiện tượng lệch xiên trong cắt may & các biện pháp khắc phục

Khoa học công nghệ ngày càng phát triển mạnh, và kéo theo nhu cầu đòi hỏi của con người ngày càng cao, để đáp ứng được nhu cầu đó. Một trong những công đoạn của quá trình tạo ra sản phẩm dệt may đó là công đoạn “Xác định tính cơ lý của vật liệu” công đoạn này quyết định tới, tính thẩm mỹ, tính tiện nghi và giá trị sử dụng của sản phẩm.
          Trong quá trình tạo ra sản phẩm có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cắt may: Độ dạt vải, độ nhăn của vải, độ nhàu, độ lệch xiên, độ rủ của vải, độ co của vải, độ rão của vải…Nhưng trong nội dung bài viết này chỉ đề cập đến hiện trượng lệch xiên và các biện pháp khắc phục của vải trong quá trình cắt may.
Trước hết chúng ta cần hiểu độ lệch xiên là gì?
          Độ lệch xiên là quá trình vải đặt lệch canh sợi, vải bị cắt thiên canh sợi hoặc trong quá trình dệt vải, hệ thống sợi bị lệch so với thiết kế ban đầu.
          Độ lệch xiên của vải có ảnh hưởng đến khả năng giữ hình dạng của vải, làm cho khả năng giữ hình dạng của vải kém hơn. Sản phẩm không tạo được dáng theo ý đồ thiết kế, sản phẩm không có sự cân đối và bị lệch sản phẩm không tạo được dáng.
Sự biến dạng của vật liệu dệt may dưới tác động của nhiều yếu tố như: ứng xuất, tải trọng, lưu biến …. Các biến dạng này phụ thuộc vào lực tác dụng lên vật liệu. Đối với vật liệu dệt may đòi hỏi có sự biến dạng cơ học rất phức tạp. Hiện tượng lệch xiên trong khi cắt là quá trình biến dạng đàn hồi trễ phụ thuộc vào giới hạn của sự nén vải, trọng lượng của vải, độ dày của vải….
1. Quá trình nén vải: Trong quá trình cắt vải quá trình nén vải là một yếu tố hết sức quan trọng. Khi quá trình nén vải lỏng lẻo không chặt chẽ làm cho các vật liệu trượt lên nhau làm xuất hiện quá trình lệch xiên vải, mặt khác một phần là do tính chất đàn hồi trễ của vật liệu không trở lại trạng thái ban đầu.
 
dssf

2. Trọng lượng của vải:
            Trọng lượng của vải là quan trọng, sản phẩm có trọng lượng lớn vải nặng có thể không thoải mái để mặc, nhưng trọng lượng trong vải sẽ giúp đỡ để làm cho nếp gấp theo chiều dọc với loại vải trọng lượng nhẹ hơn. Loại vải với trọng lượng nhẹ nó khó cắt hơn, đối với vải trọng lượng trung bình.
3. Độ dày của vải:
          Độ dày của vải ảnh hưởng rất lớn đến biến dạng của vải. Trong quá trình cắt vải đối với vải dày số lớp vải trên bàn cắt sẽ ít hơn đối với vải mỏng. Nếu khi cắt vật liệu độ dày của vải không đồng đều dẫn đến quá trình biến dạng trượt càng tăng làm cho vật liệu bị lệch xiên càng lớn.
           Với vải dệt thoi có đặc tính cắt cao đó là rất ổn định khi được sử dụng trong quá trình cắt (ví dụ một số loại vải dệt crepe), Vải dệt kim có thể kéo dài nhưng khả năng hồi phục của loại vải này là rất yếu .
ytr
 CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
Để trách hiện tượng lệch xiên vải trong quá trình cắt cần quan tâm đến một số vấn đề sau:
- Trong khi cắt việc lựa chọn kéo là quan trọng nhất. Đó là công cụ cần thiết để cắt vải.
- Trước khi đặt ra các mẫu hoặc cắt, bề mặt của vật liệu khi cắt phải ở độ cao thoải mái. Nếu độ cao của lớp vải cắt quá lớn dẫn đến quá trình lệch xiên các chi tiết của vật liệu tăng.
- Đối với vải trơn, nhẵn trong khi trải cắt vải ta có thể kết hợp trải 1 lớp vải xen kẽ một lớp giấy mỏng, hoặc chúng ta có thể hồ vải trước khi cắt hoặc phun hơi ẩm lên bề mặt của vải trước khi cắt tạo ra lực ma sát giữa các bề mặt vải.
Hiện nay trong ngành dệt may quá trình cắt sử dụng thiết bị tự động cắt. bàn cắt đặc biệt được cấu tạo có lỗ để hút vật liệu tạo lên lực ma sát giữ các vật liệu làm hạn chế quá trình lệch xiên vải trong khi cắt.

 

Nguồn tin: Phạm Thị Kim Phúc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây