Khoa May & Thời trang

http://maythoitrang.saodo.edu.vn


Nghiên cứu, phân tích các cử động, thao tác chuẩn trong quá trình may

Bài toán về năng suất và chất lượng luôn là bài toán khó đối với các doanh nghiệp may Việt Nam. Để nâng cao năng suất chất lượng, nhiều doanh nghiệp may Việt Nam đã áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn quản lý như: Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2000, hệ thống quản lý môi trường ISO 14000, hệ thống trách nhiệm xã hội SA8000…
         Áp dụng công cụ Lean vào sản xuất. Bên cạnh đó cần đầu tư đổi mới, cải tiến hệ thống máy móc thiết bị; Cải tiến các quy trình công nghệ; Đầu tư mới hoặc hoàn thiện các phần mềm quản lý sẵn có và các phần mềm thiết kế sản phẩm như: Lectra, Gerber, Optitex…Ngoài ra, ngành dệt may cần chú trọng công tác đào tạo nâng cao năng lực nguồn nhân lực, quy hoạch cán bộ; đào tạo, tuyển dụng, có cơ chế thu hút người lao động có trình độ quản lý, kỹ thuật và công nhân lành nghề.
​         Vấn đề hết sức quan trọng trong các công ty, xí nghiệp may hiện nay là cải thiện, tăng năng suất của người công nhân nhằm tăng thêm thu nhập của người công nhân. Tuy nhiên phải giảm thời gian tăng ca. Tăng năng suất giúp các nhà máy giảm chi phí sản xuất do đó giúp gia tăng lợi nhuận kinh doanh. Bằng cách cải tiến các nguồn lực hiện có như con người, thời gian.. , doanh nghiệp có thể tiết kiệm thời gian sản xuất. Việc nghiên cứu chuẩn hóa các thao tác may, giảm các thao tác thừa góp phần tăng năng suất lao động.
 
11
 
        Để chuẩn hóa các thao tác có 2 cách là: cải tiến máy móc thiết bị, công nghệ hoặc nâng cao tay nghề của công nhân. Tuy nhiên việc cải tiến máy móc và thiết bị mất rất nhiều thời gian và tiền bạc. Trong khi nguồn nhân lực của nhà máy là cái sẵn có. Chính vì vậy việc cải tiến thao tác và tay nghề của công nhân là điều thực hiện được và ít tốn kém hơn. Do tính chất công việc của ngành may sử dụng chủ yếu là thao tác và có chu trình lặp đi lặp lại để tạo ra giá trị sản phẩm, chính vì vậy chỉ những cử động nhỏ cũng ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của người công nhân.
1. Thao tác chuẩn trong ngành may
             * Thao tác chuẩn trong ngành may: là hành động của con người nói chung. Nhưng trong hoạt động sản xuất thì thao tác là tác động của người công nhân vào đối tượng để tạo thành một sản phẩm có thể sử dụng được
Có 2 loại thao tác: Thao tác chuẩn và thao tác thừa.
* Thao tác chuẩn: là thao tác cần thiết của người công nhân tác động vào bán thành phẩm một cách dể dàng, nhanh chóng và chính xác do nhân viên IE chuẩn hóa để sản xuất ra sản phẩm
* Thao tác thừa: Là thao tác không cần thiết trong quá trình hoạt động sản xuất của người công nhân. Thao tác thừa sẽ làm mất nhiều thời gian vô ích, làm tăng thời gian gia công sản phẩm, giảm năng suất, không đem lại hiệu quả cho hoạt đông sản xuất.
* Thao tác tay chân: thao tác được người công nhân thực hiện trong quá trình may sản phẩm.
* Thao tác máy móc: thao tác được thực hiện tự động bằng động cơ thiết bị.
 
gd

 * Phân loại thao tác:
- Thao tác liên tục: Đặc trưng của may công nghiệp là sản xuất theo dây chuyền, do vậy 1 thao tác may sẽ được lặp đi, lặp lại nhiều lần. Thao tác liên tục là thao tác được lặp đi lặp lại diễn ra ở mỗi chu kỳ công việc.
         - Thao tác song song: Là thao tác được thực hiện trong lúc máy chạy thay vì phải ngồi chờ.
- Thao tác đồng thời: Là thao tác được sử dụng bằng 2 tay cùng một lúc.
2. Nhận biết các cử động trong ngành may
*  Hiệu năng: Là những cử động chính, thao tác chính tạo ra sản phẩm của mỗi công đoạn.
            + May:  Máy chạy, máy đang hoạt động trong trạng thái kim chuyển động.
            + Cắt: Máy cắt
            + Phụ: Cử động là, cử động vẽ, trải ...
* Các cử động, thao tác trong quá trình may
            + Lấy sản phẩm đưa vào máy
            +  Ghép chi tiết trước khi đưa vào chân vịt
            + May
            +  Đưa sản phẩm sang bên
            + Dùng kéo cắt rời chi tiết
* Một số thao tác cơ bản khác
+ Đo, điều chỉnh: đo, trước khi may, giữa đường may, trong khi may...
+ Tháo cột bó hàng: Cột và tháo bó hàng.
+ Ghi năng suất: ghi số liệu sản suất hay số bó hàng.
+ Máy hư: Thời gian máy hư mà thợ sửa máy đang sửa hoặc chưa được sửa phải chờ.
+ Thay chỉ, suốt, kim.
+ Mang hàng đi: Mang đến đi, nơi khác, kéo hàng từ nơi khác đến hay kéo chi tiết ở máy nhưng phải đứng lên để kéo.
+ Lựa số lớp: Cử động lựa từng lớp trong bó để tìm.
+ Lựa bó hàng: Cử động lựa bó hàng, khớp hàng trùng bó.
+ Rời khỏi máy: Đi ra ngoài không rõ nguyên nhân, không có mặt ở vị trí làm việc.
+ Nói chuyện: Nói chuyện với người khác, nói chuyện với chuyền trưởng
+ Chờ hàng: Ngồi chờ không có hàng may, ngồi chờ có hàng nhưng không làm hoặc làm việc khác
+ Tháo sửa hàng: Chữa hàng, tháo hàng...
3. Nguyên tắc trong thao tác chuyển vật thể
       + Nguyên tắc trong thao tác chuyển vật thể:
- Giảm thiểu khoảng cách di chuyển
- Tránh vận hành lùi.
            - Tận dụng tối đa cơ khí hóa con người
       + Nguyên tắc của những cử động phù hợp:
- Khoảng cách thao tác phù hợp.
- Vị trí để bán thành phẩm thuận tiện trong quá trình thao tác may.
      + Thao tác chuẩn thỏa mãn các điều kiện:
- Bán thành phẩm để gần vị trí đưa vào làm nhất.
- Thực hiện thao tác song song.
- Thực hiện thao tác đồng thời.
- Hạn chế tối đa thao tác dừng trong quá trình làm việc/hoạt động.
- Hạn chế tối đa điều chỉnh sản phẩm.

Nguồn tin: Bùi Thị Loan

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây