Khoa May & Thời trang

http://maythoitrang.saodo.edu.vn


Nghiên cứu, xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng cho sản phẩm áo Jacket

Quá trình đánh giá chất lượng các sản phẩm của sinh viên sau quá trình luyện tập và làm ra là việc làm rất cần thiết. Nhằm đánh giá đúng được chất lượng của các sản phẩm và khuyến khích sự hàm học hỏi, sáng tạo và sự nhận thức đúng sai của các em, trong mỗi sản phẩm do chính các em tạo ra.
      Áo jacket là loại áo mặc bên ngoài,  được sử dụng bởi cả nam và nữ. Tác dụng chính của loại trang phục này là để giữ ấm cơ thể. Áo thường có thiết kế với tay áo dài và phần thân  áo dài hơn các loại áo thông thường. Tùy từng loại áo khoác  mà các nhà thiết kế sẽ sử dụng khuy áo, dây kéo phéc-mơ-tuya, dây đai lưng, đóng bằng nút bấm, dây kéo...hoặc có sự kết hợp.
 
*Các nội dung cần đánh giá trên sản phẩm:
     - Vừa vặn với cơ thể
- Chất liệu vải
- Kỹ thuật may
- Kết cấu sản phẩm
     - Phù hợp với cá tính của bản thân
 
* Các tiêu chí đánh giá sản phẩm jacket đạt chất lượng:
- Vừa vặn với cơ thể:
     + Phần eo: Vừa phải, ôm đúng form người.
     + Thân áo: Qua phần hông phù hợp với kiểu dáng.
     + Dài tay áo: Trùm kín cổ tay.
     + Cửa tay: Khi cài măng sét thì phần thừa nhét vừa 2 ngón tay.
- Chất liệu vải
     +  Vải polyester thường mang mục đích giúp áo không nhàu, giữ nhiệt tốt, mặc suôn áo,  giảm thiểu chi phí sản xuất.
 +  Vải Kaki thông thoáng, bền chắc và dễ dàng cho việc giặt là
-  Dụng cụ kiểm tra:
      + Thước dây:  Thước dây bằng vải là dụng cụ  đo thích hợp nhất để đo những đường cong của quần áo.  Lên kiểm tra độ chính xác của thước trước khi đo.
      +Manơcanh:  Việc kiểm tra sẽ dễ dàng hơn khi được mặc lên người, chẳng hạn như quần áo veston là cách tốt nhất.
            * Những điển lưu ý khi kiểm tra kích thước:
+ Cần phải trải phẳng, êm sản phẩm rồi mới tiến hành đo. Những chất liệu vải dệt kim cần phải chú ý để êm phẳng.
+ Điểm quan trọng khi đo là phải xác định chính xác điểm đầu và điểm cuối khi đo
+ Tuỳ thuộc vào kiểu dáng có sự kiểm tra phù hợp. Việc tiến hành đo theo đúng vị trí tại các bộ phận theo quy định của bản chỉ dẫn.
 
        - Kỹ thuật may
    +  Đường kim mũi chỉ: thể hiện chất lượng cơ bản của áo. Tất cả các đường may trên sản phẩm khi may xong phải êm phẳng thẳng đều. Đầu và cuối đường may lại mũi 3 lần chỉ trùng khít 1cm đảm bảo vệ sinh công nghiệp.
     + Mật độ mũi may: 4,5 mũi / 1cm
     + Hướng lật đường may: Đường vai con lật về thân sau, đường tra tay lật về thân
       +  Mặt ngoài
  1) Mũ, Cổ: Kiểm tra sự cân đối, quy cách, đường may êm phẳng.
  2) Khoá, nẹp áo: Kiểm tra khoá, nẹp che, độ trơn êm phẳng đúng vị trí, đúng quy cách.
 3) Túi: Kiểm tra túi  đúng vị trí cần may, kiểu dáng và hướng đặt túi đúng với chỉ dẫn, túi may xong êm phẳng.
 4) Thân sau: Cần kiểm tra quy cách may, sự êm phẳng
 5) Tra tay áo: Kiểm tra đường tra tay áo êm đẹp, mũi chỉ may xong đều.
 6) Chắp sườn: Kiểm tra đường chỉ êm đẹp, sức căng vừa phải.
 7) Cửa tay: Cửa tay áo là bộ phận quan trọng của tay áo. Cửa tay may chắc chắn, đúng quy cách.
 8) Gấu áo: Kiểm tra quy cách, sự êm phẳng, đường may đều.
             + Mặt trong
1) Thân trước:  Kiểm tra sự cân đối, quy cách, sự êm phẳng, độ súp lót.
2) Túi: Kiểm tra sự cân đối, quy cách, sự êm phẳng, hướng đặt túi.
3) Thân sau: Kiểm tra sự cân đối, quy cách, sự êm phẳng, độ súp lót.
4) Tay áo: Kiểm tra sự cân đối, quy cách, sự êm phẳng, độ súp lót.
5) Khuy, cúc, nhám, dây : Vị trí, số lượng, khoảng cách.
6) Nhãn, mác: Vị trí, số lượng
              + Vệ sinh sản phẩm
- Sự phù hợp:
     + Sự thỏa mái, vừa vặn của người sử dụng
     + Sự an toàn, tự tin 
 
Tiêu chí đánh giá trên phù hợp với quy định chung của việc đánh giá chất lượng trong các bài tập thực hành may áo jacket. Giúp các em nhận ra những chi tiết, bộ phận đã đạt được yêu cầu và cũng nhận ra những sản phẩm mà chưa đạt được tiêu chuẩn đã quy định từ đó rút ra được kinh nghiệm cho bản thân trong mỗi sản phẩm do các em tạo ra.

Nguồn tin: Đỗ Thị Tần

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây