Những bất cập trong hệ công thức thiết kế trang phục cơ bản thường dùng
- Thứ sáu - 22/06/2018 10:07
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hiện nay, trong ngành may mặc nói chung, lĩnh vực may đo thời trang nói riêng đang sử dụng phương pháp thiết kế phổ biến cho các sản phẩm quần, áo, váy là thiết kế theo hệ công thức tính toán từ các số đo trực tiếp trên cơ thể người. Phương pháp này đã được ra đời từ rất lâu và được áp dụng phổ biến ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tuy nhiên, với mỗi quốc gia lại có hệ công thức khác nhau. Chính vì vậy nguồn tài liệu tham khảo cho những người đam mê với nghề may luôn là vấn đề gây nhiều băn khoăn, thắc mắc.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhu cầu làm đẹp của con người ngày càng được nâng cao. Trang phục đòi hỏi độ vừa vặn cao hơn. Đó cũng là lý do các dấu hiệu nhân trắc học trong những năm gần đây được các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực may mặc quan tâm hơn.
Từ những nghiên cứu về đặc điểm nhân trắc học các lứa tuổi đã chỉ ra một số vấn đề bất cập trong hệ công thức thiết kế truyền thống trước đây. Trong bài viết này tác giả xin được đề cập đến những bất cập thường gặp trong hệ công thức thiết kế may đo thời trang các sản phẩm quần, áo.
1. Hệ công thức thiết kế truyền thống thường gặp
Để thiết kế các loại quần, áo chúng ta thường gặp các công thức tính như:
- Hạ nách = số đo Vòng ngực/4 + cử động.
- Hạ mang tay = 1/10 vòng ngực + cử động
- Rộng bắp tay được xác định bởi giao điểm của hạ mang tay với cung tròn có tâm tại điểm đầu tay, bán kính = ½ chu vi vòng nách (thân trước + thân sau)
- Hạ đũng = ¼ số đo Vòng mông + cử động.
Trong đó:
- Hạ nách: là đại lượng nhằm xác định khoảng cách của đường ngang đi qua điểm gầm nách áo đến đường ngang đi qua điểm góc cổ vai trong đối với thân trước áo hoặc đường ngang đi qua điểm đốt sống cổ 7 đối với thân sau áo.
- Hạ mang tay: là đại lượng xác định khoảng cách từ điểm đầu tay đến đường ngang đi qua điểm gầm nách tay áo.
- Rộng bắp tay: là đại lượng xác định độ rộng của tay áo phần chứa bắp tay nở nhất.
- Hạ đũng: là đại lượng xác định khoảng cách từ đường ngang eo đến đường ngang đi qua điểm gầm đũng (tương đương với điểm đáy chậu trên cơ thể).
- Vòng ngực: Là kích thước đo vòng quanh ngực theo mặt phẳng nằm ngang đi qua điểm đầu ngực.
- Vòng mông: là kích thước đo vòng quanh mông mặt phẳng nằm ngang đi qua điểm nở nhất của mông.
Theo các nghiên cứu về các dấu hiệu nhân trắc sử dụng trong thiết kế trang phục của nhiều tác giả đã chứng minh:
- Các kích thước vòng có tương quan chặt chẽ với nhau và tương quan chặt chẽ với cân nặng của đối tượng đo. Các kích thước đo vòng bị ảnh hưởng bởi sự phát triển của hệ cơ và lớp mỡ trên cơ thể người.
- Các kích thước đo chiều dài có tương quan chặt chẽ với chiều cao cơ thể như: Dài áo, dài eo, dài quần, dài tay, sâu nách, cao chậu hông … bởi các mốc đo này liên quan đến các mốc nhân trắc trên khung xương cơ thể.
- Các kích thước vòng có tương quan yếu với các kích thước đo theo phương thẳng đứng như: chiều cao cơ thể, dài eo, chiều cao chậu hông …
- Vòng bắp tay và vòng ngực có tương quan trung bình.
Điều này có thể kiểm nghiệm bằng thực tế: một người khi gầy thì các số đo vòng sẽ giảm rõ rệt so với khi béo, nhưng các kích thước chiều cao, chiều dài của hệ xương không có gì thay đổi. Như vậy nếu chúng ta lấy số đo vòng để tính toán cho các kích thước theo chiều dài, độ sâu sẽ là bất hợp lý vì thế trang phục không thể đáp ứng độ vừa vặn với người mặc.
Chính vì vậy để trang phục đáp ứng được sự vừa vặn chúng ta cần xây dựng hệ công thức thiết kế dựa trên sự tương quan của các kích thước đo trên cơ thể.
Từ những nghiên cứu về đặc điểm nhân trắc học các lứa tuổi đã chỉ ra một số vấn đề bất cập trong hệ công thức thiết kế truyền thống trước đây. Trong bài viết này tác giả xin được đề cập đến những bất cập thường gặp trong hệ công thức thiết kế may đo thời trang các sản phẩm quần, áo.
1. Hệ công thức thiết kế truyền thống thường gặp
Để thiết kế các loại quần, áo chúng ta thường gặp các công thức tính như:
- Hạ nách = số đo Vòng ngực/4 + cử động.
- Hạ mang tay = 1/10 vòng ngực + cử động
- Rộng bắp tay được xác định bởi giao điểm của hạ mang tay với cung tròn có tâm tại điểm đầu tay, bán kính = ½ chu vi vòng nách (thân trước + thân sau)
- Hạ đũng = ¼ số đo Vòng mông + cử động.
Trong đó:
- Hạ nách: là đại lượng nhằm xác định khoảng cách của đường ngang đi qua điểm gầm nách áo đến đường ngang đi qua điểm góc cổ vai trong đối với thân trước áo hoặc đường ngang đi qua điểm đốt sống cổ 7 đối với thân sau áo.
- Hạ mang tay: là đại lượng xác định khoảng cách từ điểm đầu tay đến đường ngang đi qua điểm gầm nách tay áo.
- Rộng bắp tay: là đại lượng xác định độ rộng của tay áo phần chứa bắp tay nở nhất.
- Hạ đũng: là đại lượng xác định khoảng cách từ đường ngang eo đến đường ngang đi qua điểm gầm đũng (tương đương với điểm đáy chậu trên cơ thể).
- Vòng ngực: Là kích thước đo vòng quanh ngực theo mặt phẳng nằm ngang đi qua điểm đầu ngực.
- Vòng mông: là kích thước đo vòng quanh mông mặt phẳng nằm ngang đi qua điểm nở nhất của mông.
Hình vẽ thiết kế thân trước thấn sau áo theo hệ công thức truyền thống
2. Sự tương quan giữa các mốc đo nhân trắc của các vị trí trong hệ công thức thiết kế truyền thốngTheo các nghiên cứu về các dấu hiệu nhân trắc sử dụng trong thiết kế trang phục của nhiều tác giả đã chứng minh:
- Các kích thước vòng có tương quan chặt chẽ với nhau và tương quan chặt chẽ với cân nặng của đối tượng đo. Các kích thước đo vòng bị ảnh hưởng bởi sự phát triển của hệ cơ và lớp mỡ trên cơ thể người.
- Các kích thước đo chiều dài có tương quan chặt chẽ với chiều cao cơ thể như: Dài áo, dài eo, dài quần, dài tay, sâu nách, cao chậu hông … bởi các mốc đo này liên quan đến các mốc nhân trắc trên khung xương cơ thể.
- Các kích thước vòng có tương quan yếu với các kích thước đo theo phương thẳng đứng như: chiều cao cơ thể, dài eo, chiều cao chậu hông …
- Vòng bắp tay và vòng ngực có tương quan trung bình.
Điều này có thể kiểm nghiệm bằng thực tế: một người khi gầy thì các số đo vòng sẽ giảm rõ rệt so với khi béo, nhưng các kích thước chiều cao, chiều dài của hệ xương không có gì thay đổi. Như vậy nếu chúng ta lấy số đo vòng để tính toán cho các kích thước theo chiều dài, độ sâu sẽ là bất hợp lý vì thế trang phục không thể đáp ứng độ vừa vặn với người mặc.
Chính vì vậy để trang phục đáp ứng được sự vừa vặn chúng ta cần xây dựng hệ công thức thiết kế dựa trên sự tương quan của các kích thước đo trên cơ thể.