Khoa May & Thời trang

http://maythoitrang.saodo.edu.vn


Phân loại hình thái cơ thể nam giới theo cấu trúc (ở lứa tuổi cơ thể đã phát triển ổn định và biệt hóa rõ ràng)

Phân loại hình thái cơ thể người có một ý nghĩa thực tế rất to lớn. Trước hết, nó cho phép đánh giá đúng được tình trạng thể lực và bệnh tật của từng người. Ngoài ra, một số tác giả đã liên hệ các dạng hình thái với tính tình và khả năng dễ nhiễm một số bệnh của từng dạng. Điều này tuy chưa phải đã hoàn toàn chính xác và được tất cả các nhà nghiên cứu đồng thuận xong chắc chắn là có một sự thống nhất giữa hình thái và chức năng, do đó nhất định có liên quan đến một số tình trạng bệnh lý.
           Các số liệu quan trọng nhất để phân biệt được hình thái cơ thể người là kích thước chiều cao, dáng người và tỷ lệ các phần trên cơ thể người. Có nhiều  phương pháp phân loại hình thái cơ thể người từ đó sẽ có nhiều  đặc điểm hình thái cơ thể người khác nhau. Trong bài viết này chỉ trình bày các phương pháp phân loại hình thái cơ thể nam giới theo cấu trúc ở lứa tuổi cơ thể đã phát triển ổn định và biệt hóa rõ ràng.
          Nếu quan sát theo chiều cao cơ thể, cơ thể được phân ra làm hai phần rõ rệt: nửa trên của cơ thể (phần thân) được phân ra làm hai khu vực: ngực, bụng mà ranh giới giữa chúng là các cặp xương sườn. Nửa dưới của cơ thể (từ đường ngang hông xuống bàn chân) cũng được chia làm hai phần: mông và chân.
           Nếu chia chiều rộng của cơ thể người theo trục thẳng đứng của cơ thể ra làm hai nửa bằng nhau: nửa phải và nửa trái của cơ thể . Do đó khi thiết kế mẫu quần áo chỉ cần thiết kế hình các chi tiết quần áo một nửa bên cơ thể , nửa đối xứng còn lại dập cắt đúng theo mẫu chi tiết của nửa đã thiết kế ở những người có hình dạng cơ thể dị dạng, dễ dàng nhận thấy những điểm khác nhau giữa nửa phảI với nửa tráI của cơ thể . Hiện tượng này được gọi là hiện tượng mất cân đối . Ví dụ : người gù cột sống, người thọt chân, người bị vẹo sườn, người vai cao, vai thấp .v.v.v..
          Ví dụ: Nghiên cứu mức độ gù ưỡn của cơ thể để khi thiết kế mẫu quần áo điều chỉnh độ dài thân trước và thân sau áo cân xứng, sao cho khi áo được mặc lên cơ thể gù hoặc ưỡn vừa vặn làn gấu phía trước và sau, tránh tình trạng áo mặc bị hớt vạt trước sa vạt sau ( đối với cơ thể ưỡn), hớt vạt sau sa vạt trước ( đối với cơ thể gù ). Đối với cơ thể phát triển bình thường khi dựng hình thiết kế, thân trước áo ở phía dưới gấu bao giờ cũng có độ sa vạt , giá trị của đọ sa vạt này phụ thuộc vào hình dáng của bụng ( bụng lép, trung bình, bụng phưỡn ) để khi mặc áo lên cơ thể là gấu áo ở phía trước và sau cân bằng
1.  Phân loại theo tỷ lệ cơ thể
Trên cơ sở nghiên cứu về kích thước, hình dạng và cấu tạo của cơ thể mà các nhà nhân chủng học đã phân loại cơ thể theo sự tương quan tỷ lệ kích thước giữa các phần cơ thể theo sự tương quan tỷ lệ kích thước giữa các phần của cơ thể và phân loại cơ thể theo dạng.
- Phân loại cơ thể theo tỷ lệ kích thước. Các dạng cơ bản của cơ thể phân theo tỷ lệ kích thước gồm dạng mình ngắn, tứ chi dài, dang mình dài tứ chi ngắn và dạng cân đối giữa mình và tứ chi ( trung gian giữa hai dạng đầu ).
+ Dạng mình ngắn tứ chi dài.
+ Dạng mình dài, tứ chi ngắn.
+ Dạng cân đối Sự khác nhau về chiều cao của con người phụ thuộc chính vào chiều dài của chân. Vì vậy cơ thể có tư chi dài mình ngắn thường gặp ở những người gầy( mình hẹp) và cao. Những người có đôi chân dài cơ thể cao ráo trông đẹp hơn người có đôi chân ngắn (thường có chiều cao cơ thể thấp).
 
1

Tỷ lệ người còn khác nhau về kích thước chiều ngang cơ thể. Đối với nữ kích thước chiều rộng mông thường lớn hơn kích thước rộng mông của nam giới, kích thước vai của nữ hẹp hơn nam.
- Căn cứ vào hình dạng nửa thân  trên của cơ thể đã nghiên cứu ở phần trên mà người ta đã chia cơ thể người ra làm nhiều loại, trong đó có 3 loại cơ thể nổi bật nhất ( phổ biến ): loại cơ thể gầy, loại cơ bắp, loại cơ thể béo.
                + Loại cơ thể gầy: Đặc điểm của loại cơ thể này, lồng ngực phẳng, lớp mỡ dưới da mỏng, cơ bắp ít phát triển, bụng lép và lưng gù.
+ Loại cơ bắp: Lồng ngực có dạng hình trụ, lớp mỡ dưới da vừa phải, cơ bắp phát triển ở mức trung bình hoặc rất mạnh, lưng phẳng hoặc hơi tròn.
+ Loại cơ thể béo: Đặc điểm lồng ngực có dạng hình nón cụt, lớp mỡ dưới da dầy đặc biệt ở vùng bụng.
 
2

2. Phân loại theo hình dáng vai:
Vai là đường nằm nghiêng có độ dốc từ điểm chân cổ xuôi xuống điểm giữa của đoạn rộng vai con, từ giữ đầu vai con ra tới điểm đầu vai ngoài (điểm khớp vai) gần như đường ngang. Tuỳ theo mức độ nghiêng của vai mà người ta phân cơ thể ra làm dạng : dạng vai ngang, vai trung bình và vai xuôi.
 
3

Chiều dài đường nghiêng vai con của cơ thể chuẩn ố cũng khác nhau và được chia làm 3 loại: loại vai rộng, vai trung bình và vai hẹp.
 
4
 3. Phân loại theo hình dáng lồng ngực:
Hình dáng của lồng ngực phụ thuộc vào xương của lồng ngực và bắp thịt phủ trên ngực. Khi quan sát lồng ngực ở mặt trực diện có thể chia hình dạng của lồng ngực ra làm 3 loại: loại hẹp, loại trung bình và loại rộng, ứng với cơ thể gầy, trung bình và béo..
 
5

4. Phân loại theo hình dáng mông
Hình dạng của mông khi quan sát mặt trực diện đối với cơ thể cân đối phân làm hai dạng : dạng bán cầu và dạng hình ôvan.
Phân biệt 3 mức độ lồi của mông ở cơ thể trung bình độ dô của mông ở mức dộ trung bình, cơ thể gầy độ dô của mông lớn, còn ở cơ thể béo độ dô của mông nhỏ
 
6
 
- Ở cơ thể chuẩn hình dáng đường viền của hông nhìn trực diện có dạng hình ôvan lồi, mức độ lồi được xác định phụ thuộc vào kích thước của xương cánh chậu từ đường eo xuống đến đường viền phía ngoài của đùi. Độ lồi của chỗ mông dô nhất được xác định bằng số đo ở vòng mông.
5. Phân loại theo hình dáng của bụng:
Phần cơ thể nằm giữa vị trí xương lồng ngực và xương chậu gọi là phần bụng. Hình dáng của bụng rất khác nhau, nó phụ thuộc vào đặc điểm của từng người vào thời kỳ gầy, béo, vào lượng mỡ chứa trong cơ thể, nó tương quan với kích thước của vòng ngực và vòng mông. đối với cơ thể có ngực lớn, mông hẹp, nửa trên thân trước có dạng hình nón cụt đáy lớn ở trên, đáy cụt ở dưới. Hình dáng của bụng thay đổi phụ thuộc vào sự thay đổi tư thế của cơ thể. Cơ thể ở tư thế đứng thẳng, hít sâu, bề mặt của bụng dô cao hơn so với cơ thể ở trạng thái hít bình thường, tư thế lưng gập về phía trước, hai tay chống sát đất vị trí của bụng sẽ hạ thấp xuống, thở mạnh ra hoặc hai tay giơ thẳng lên trên đầu, bề mặt nổi của bụng sẽ lõm xuống. Khi cơ thể phát phì, hình dáng của bụng càng to, kích thước mọi phía của bụng đều tăng đặc biệt phía trước bụng .
 
7

 6. Phân loại cơ thể theo tư thế của lưng:
Tư thế cơ thể là một trong những đặc điểm biểu hiện sự khác nhau về hình dáng bên ngoài của cơ thể, nó có ảnh hưởng trực tiếp tới việc thiết kế mẫu quần áo. Hình dáng bên ngoài của cơ thể rất khác nhau. Nguyên nhân là do chịu ảnh hưởng của điều kiện đời sống dẫn đến hình dạng của cột sống có độ cong khác nhau. Tư thế cơ thể phân làm 3 loại: cơ thể gù, cơ thể trung bình và cơ thể ưỡn.
Hình dáng của lưng phụ thuộc vào mức độ phát triển của cơ lưng. Với những người có lưng phẳng các bắp thịt ở lưng nổi cuộn, thường những người lưng gù các bắp thịt phát triển kém. Lưng có nhiều dạng: lưng gù, lưng bình thường (hơi cong) và lưng hơi ngả về phía sau (cơ thể ưỡn) Đường viền của lưng đối với cơ thể ưỡn có đặc điểm khoảng cách của lưng từ điểm võng nhất của eo vai tới mặt phẳng đứng 1-1 lớn, phần tiếp giáp giữa mặt phẳng đứng 1-1 với chỗ mông dô nhất nhiều hơn so với cơ thể chuẩn. Độ uốn cong của lưng từ điểm bả vai lên tới điểm đốt sống thứ 7 gần như là đường thẳng.
 - Đường viền của lưng đối với cơ thể gù có đặc điểm: Khoảng cách từ điểm dô của bả vai tới mặt phẳng đứng 1-1 ngắn hơn so với cơ thể chuẩn, phần tiếp giáp của mông (vị trí mông nở nhất) với mặt phẳng đứng 1-1 nhiều hơn so với cơ thể chuẩn và cơ thể ưỡn. Đường cong của lưng từ điểm dô bả vai xuống tới vị trí ngang eo đường cong được biểu diễn bằng đường ôvan rõ nét
 
8

* Phương pháp xác định giá trị gù, ưỡn trên cơ thể:
  - Cơ thể gù : Ngực phẳng lưng dài, rộng và cong, xương bả vai thường nhô cao, cơ bắp kém phát triển, vai và tay đưa về phía trước một chút, điểm đầu ngực bị dịch chuyển xuống dưới. So với người tư thế bình thường, người gù có chiều dài phần lưng phía sau cơ thể lớn hơn nhưng chiều dài phía trước cơ thể lại nhỏ hơn.
 - Cơ thể ưỡn: Ngực và vai rộng, nở nang, lưng phẳng hơi cong một chút về phía sau, bả vai không nhô lên, eo lõm xuống, mông phát triển. Điểm đầu ngực nâng lên phía trên. So với người có cơ thể trung bình, chiều dài phía sau nhỏ hơn nhưng chiều dài phía trước lại lớn hơn.
                Hình dáng bên ngoài và tỷ lệ cơ thể người có ảnh hưởng rất lớn đến phương pháp sản xuất và thiết kế quần áo. Các bộ phận riêng của cơ thể người có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tạo hình quần áo - đó là các bộ phận: đầu, cổ, vai, ngực, bụng, lưng, mông, đùi và chân tay. Qua việc nghiên cứu hình thái bên ngoài và cấu trúc của khung xương nhằm mục đích thiết kế các mẫu quần áo cho phù hợp với cơ thể người mặc.

Nguồn tin: Lại Hông Hà

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây