Khoa May & Thời trang

http://maythoitrang.saodo.edu.vn


Tính tiện nghi khi sử dụng sản phẩm mặc bó

Tính tiện nghi là một trong những chỉ tiêu quan trọng của chất lượng quần áo. trong đó, độ tiện nghi cử động có vai trò khá quan trọng đối với tính tiện nghi, nhất là với các sản phẩm quần áo mặc bó sát người.
Khi quần áo tiếp xúc trực tiếp với cơ thể người thì có sự tương tác liên tục và động trong khi mặc, tạo ra các cảm nhận về cơ học, nhiệt và thị giác. Điều này được gọi là tiện nghi cảm giác.
Tính tiện nghi của quần áo có nhiều khía cạnh thể hiện:
- Tiện nghi về sinh lý nhiệt: "đạt được trạng thái nhiệt và ẩm tiện nghi, bao gồm sự truyền nhiệt và ẩm qua vải".
- Tiện nghi về cảm giác: "là các cảm giác thần kinh khác nhau khi vải tiếp xúc với da".
- Tiện nghi về chuyển động của cơ thể: "khả năng của vật liệu dệt cho phép tự do chuyển động, làm giảm gánh nặng và tạo hình cơ thể như yêu cầu"
- Tính tiện nghi cũng thể hiện ở sự ưa thích về thẩm mỹ:" Đó là sự cảm nhận chủ quan của người mặc về quần áo thông qua mắt, tay, tai và mũi. Sự cảm nhận này điều chỉnh sự khỏe mạnh cả về thể xác và tinh thần của người mặc".
Tiện nghi cử động (Comfort of free wovement) là trạng thái thoải mái, dễ chịu, hài lòng và không đau đớn khi người mặc thực hiện các cử động trong quá trình sử dụng quần áo.
Tiện nghi cử động có liên quan chặt chẽ với sự vừa vặn của quần áo, bị ảnh hưởng nhiều bởi xu hướng thời trang, đặc điểm tâm lý cá nhân.
Như vậy, tính tiện nghi là một đại lượng phức tạp và đa chiều. Sự nhận biết chủ quan về tính tiện nghi gồm những quá trình phức tạp mà trong đó một số lớn các kích thích từ quần áo và môi trường bên ngoài truyền tới não qua nhiều kênh phản xạ cảm nhận để tạo nên những nhận biết chủ quan.
Con người nhận biết cảm giác tiện nghi của quần áo có thể từ nhiều kênh cảm nhận thông qua 5 giác quan: khứu giác, thị giác, vị giác, thính giác và xúc giác. Các cảm giác đều liên quan đến hệ thống cảm nhận của da.
Tiện nghi là "một trạng thái thoải mái của sự hài hòa về sinh lý, tâm lý và vật lý giữa con người và môi trường". Để có được độ tiện nghi khi mặc quần áo, ngoài việc cần quan tâm đến các yếu tố như kiểu dáng, cấu trúc quần áo, điều kiện môi trường tự nhiên và xã hội mà trong đó quần áo được sử dụng, cần phải xem xét một yếu tố rất quan trọng có tác động lớn tới trạng thái tiện nghi của người mặc quần áo, đó là các đặc tính của vải.
Tiện nghi cử động có liên quan chặt chẽ với sự vừa vặn của quần áo được qui định bởi kích thước, đặc tính của vải, kết cấu của quần áo mà cho phép người mặc tham gia các hoạt động cần thiết khi sử dụng quần áo đó mà vẫn thấy dễ chịu, thoải mái. Ngoài ra độ tiện nghi cử động bị ảnh hưởng rất nhiều bởi xu hướng thời trang và đặc điểm tâm sinh lý cá nhân. Việc làm rõ ảnh hưởng của vải tới độ tiện nghi cử động của sản phẩm quần áo là rất cần thiết, nhất là các sản phẩm mặc với dáng bó sát nhằm tìm ra những cơ sở khoa học cho việc cải thiện độ tiện nghi cử động nói riêng và độ tiện nghi nói chung.
Khi mặc quần áo, con người thường xuyên phải chuyển động hoặc có những cử động nhất định trong giới hạn quần áo mà họ mặc. Vải là những vật liệu mềm và dễ biến dạng với tác động của một lực nhỏ. Cảm giác tiện nghi có thể xuất hiện do vải cản trở sự chuyển động của cơ thể, tạo nên gánh nặng hoặc áp lực lên cơ thể. Đặc tính cơ học có ảnh hưởng nhiều đến trạng thái tiện nghi cử động của người mặc là độ giãn của vải.
Khi con người chuyển động, các kích thước trên cơ thể người luôn thay đổi (tăng hoặc giảm), tùy theo vị trí và dạng cử động mà các phần da trên cơ thể có thể bị giãn ra, chùng lại rồi sau đó hồi phục lại trạng thái ban đầu. Khi quần áo bó sát lấy cơ thể, vải cũng phải giãn ra hoặc chùng lại tương ứng để giúp cho cơ thể chuyển động và sau đó hồi phục lại kích thước ban đầu.
Giãn là khả năng của vật liệu dệt được kéo dài hoặc mở rộng ra khi vải chịu một lực kéo nhất định và khi bỏ lực thì hồi phục một cách tương đối nhanh trở lại kích thước ban đầu.
 
6
Độ giãn của các phần trên cơ thể khi cử động
 
  Sự bám dính của vải là do sự hình thành điện tích tĩnh trên vải và sự cảm ứng của những điện tích này trên cơ thể. Trong quá trình mặc, khi hai bề mặt tiếp xúc với nhau, những điện tích dương hình thành trên một bề mặt, những điện tích âm trên bề mặt kia. Khi người mặc chuyển động, vải sẽ tách ra khỏi cơ thể, tùy thuộc vào bản chất của chúng mà các điện tích dương và âm sẽ phân bố trên cơ thể hay trên quần áo
  
7

                  Sự tích điện của vải và sự cảm ứng điện tích              Sự tích điện tích tĩnh trên cơ thể trong khi đi trên thảm
                                                           
   Cảm giác tay của vải là khái niệm phức tạp, chịu ảnh hưởng của sự thay đổi kích thước và hình dạng (độ cứng uốn/ độ mềm mại, độ giãn) do các dạng lực tác dụng (kéo, xé, nén, uốn), những đặc tính bề mặt (độ ma sát, độ trơn nhẵn/ thô ráp) và độ mát (ấm) của vải.
Những đặc tính này của vải tạo nên cảm nhận khác nhau khi người mặc tiếp xúc với quần áo.
Cảm giác tay của vải phụ thuộc rất nhiều vào vật liệu xơ sợi, cấu trúc vải (nhất là cấu trúc bề mặt) và dạng hoàn tất
Độ dày và khối lượng quần áo xác định gánh nặng mà người mặc phải mang cho nên cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến trạng thái tiện nghi cử động. Độ dày và khối lượng quần áo phụ thuộc vào loại xơ, sợi, cấu trúc vải và cấu trúc của quần áo. Các vải có độ dày, khối lượng lớn hơn, mật độ dệt và độ chứa đầy cao nhưng phải giãn ngang tốt, đồng thời có độ cứng uốn, cứng trượt thấp thì độ tiện nghi cử động của váy bó cao hơn. Các vải mỏng, khối lượng, mật độ và độ chứa đầy thấp thì đều cho độ tiện nghi cử động của váy bó thấp.

Nguồn tin: Tạ Văn Hiển

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây