Khoa May & Thời trang

http://maythoitrang.saodo.edu.vn


Trang phục áo dài Việt Nam qua các thời kỳ

Sự biến thiên của lịch sử tạo nên những nét đặc trưng của áo dài ở mỗi thời kỳ. Nhưng tựu chung, áo dài lúc nào cũng đẹp, nữ tính và đại diện cho truyền thống của phụ nữ Việt.
       
1
Trang phục áo dài thời kỳ Hai Bà Trưng
Không ai biết thời điểm ra đời cụ thể của chiếc áo dài nhưng cách đây hàng ngàn năm, trên trống đồng đã có hình ảnh này. Nó tồn tại cùng với mọi sinh hoạt thường ngày của người Việt, từ giã gạo, làm ruộng, chăn nuôi gia súc... Cho đến thời Hùng Vương, vào những năm 40 - 43 sau Công nguyên, diễn ra cuộc khởi nghĩa do phụ nữ lãnh đạo duy nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam, lập nên một Nhà nước vương triều độc lập, thống nhất và tự chủ. Lịch sử đã ghi lại rằng, khi ấy, Hai Bà Trưng đã mặc áo dài hai tà giáp vàng, che lọng vàng, cưỡi voi đánh trận.
Để tỏ lòng tôn kính hai bà, phụ nữ Việt tránh mặc áo hai tà mà mặc áo tứ thân. Hồi ấy, họ đã khéo léo sử dụng màu sắc tự nhiên từ củ nâu, lá bàng giã nhỏ hay bùn dẻo dưới ao để làm màu nhuộm cho những trang phục, tạo ra nét “văn hóa mặc” đơn giản, tế nhị và kín đáo.
Untitled1
Áo tứ thân gắn với khăn mỏ quạ , tóc vấn đuôi gà và nón quai thao
Từ thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 20, xã hội Việt Nam với chế độ phong kiến, phân chia giai cấp, tầng lớp khá rõ ràng. Những người phụ nữ nơi thành thị đã biến tấu áo tứ thân thành áo ngũ thân hay năm tà để thể hiện sự quyền quý, cao sang, phân biệt mình với những người thuộc tầng lớp nghèo hơn.
Untitled
Untitled2
 
Untitled3
 
Áo ngũ thân, áo tứ thân.
Giai đoạn 1910 - 1950 và trước đó, người phụ nữ Việt vẫn còn chịu những khắt khe của xã hội phong kiến nên trang phục không tôn dáng mà được may rộng, phía trong họ còn mặc thêm một áo ngắn nữa. Chất liệu gấm và tơ dành cho những người giàu có. Người nghèo thì may áo dài bằng vải.
Trong bộ trang phục áo tứ thân không thể không nói đến chiếc áo yếm. Yếm là một thứ trang phục  nội y không thể thiếu của người phụ nữ Việt xưa. Nó là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, được dùng để che ngực. Yếm thường được mặc chung với Áo cánh và áo tứ thân.
ad
. Áo yếm thời xưa
Yếm xuất hiện từ bao giờ không ai rõ, chỉ biết rằng nó đã có mặt trong cuộc sống của người dân Việt từ rất xa xưa. Nó được mặc bởi phụ nữ Việt ở mọi tầng lớp giai cấp xã hội, từ các tôn nữ công chúa nơi thâm cung, các phu nhân tiểu thư của những gia đình quý tộc, đến những người phụ nữ bình dân tần tảo, vất vả sớm hôm để nuôi chồng, nuôi con.
Hình dạng của chiếc yếm có thể là đã được thay đổi theo thời gian nhưng nó lần đầu tiên được ghi nhận vào thế kỷ 12 dưới 
triều Lý.
Vào thế kỷ 18-19, chiếc yếm có hình vuông vắt chéo trước ngực, góc trên khoét làm cổ, hai đầu đính mẩu dây để cột ra sau gáy. Nếu cổ khoét tròn gọi là yếm cổ xây, cổ nhọn đầu hình chữ V gọi là yếm cỗ xe, đáy chữ V mà sẻ sâu xuống gọi là yếm cổ nhạn. Hai góc hai bên có dây để buộc ra sau lưng.
3
Áo yếm thời nay
Màu sắc yếm nói lên khá nhiều về người chủ của nó: Người lao động đồng ruộng mặc yếm màu nâu bằng vải thô. Con gái nhà gia giáo thì mặc yếm nhiều màu trang nhã và kín đáo.
Hiện nay áo yếm cách tân có rất nhiều kiểu dáng phong phú và đa dạng đang được giới trẻ rất ưa chuộng.
45
Áo yếm cách tân
Kiểu áo dài xưa nhất là áo giao lãnh, giống như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Bên trong có yếm lót, váy tơ đen, thắt lưng mầu buông thả.Vì phải làm việc đồng áng hoặc buôn bán, chiếc áo giao lãnh được thu gọn lại thành kiểu áo tứ thân (gồm bốn vạt nửa: vạt nửa trước phải, vạt nửa trước trái, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái). Áo tứ thân được mặc ra ngoài váy xắn quai cồng để tiện cho việc gồng gánh nhưng vẫn không làm mất đi vẻ đẹp của người phụ nữ.
Untitledvcdxc
Một gia đình nhà quan trong trang phục áo dài.
Nề nếp, sự bảo thủ khiến người mặc phải cân nhắc khi lựa chọn màu sắc. Chỉ những dịp đặc biệt hoặc thân phận là đào hát mới dám dùng màu sặc sỡ cho y phục. Còn lại thường là màu nhẹ nhàng, nhạt như hồng nhạt, lòng tôm, mỡ gà hoặc nâu, trắng, xám, để tránh bị cho là không đứng đắn.
Untitled4
Gia đình vua Bảo Đại trong trang phục áo dài
Ở miền Bắc, phụ nữ thích may thêm một cái khuy phụ bên phải cổ áo, và cài khuy cổ lệch ra đấy. Cổ áo hở ra để lộ những chuỗi hạt trang sức nhiều vòng.
Untitled6
 
Untitled7
Áo dài cùng phụ trang
 Thập niên 1930 - 1940, gấu áo dài thường được may trên mắt cá khoảng 20cm, được mặc với quần trắng hoặc đen
Untitled8
Áo dài thập niên 1930 - 1940
Từ thời đó, hình ảnh các thiếu nữ trường Đồng Khánh, Huế trong đồng phục áo dài tím đã đi vào thi ca, nhạc họa.
Untitled10
 
Untitled11
Áo dài thiếu nữ trường Đồng Khánh
 Cũng trong giai đoạn này, xã hội Việt Nam dưới sự cai trị của Pháp nên bị ảnh hưởng bởi văn hóa phương Tây, không chỉ trong tư duy, lối sống, văn học... mà còn cả ở thời trang.Theo khuynh hướng này, năm 1939, nhà tạo mẫu Cát Tường (Lemur) ở phố Hàng Da, Hà Nội, đã cải tiến áo dài với những chi tiết mới mẻ và lạ lẫm như  cổ áo khoét hình trái tim, có khi áo được gắn thêm cổ bẻ và một cái nơ ở trước cổ, vai áo may bồng, tay nối ở vai, khuy áo may dọc trên vai và sườn bên phải.
Untitled12
Người đầu tiên mặc quần áo lối mới kiểu Lemur ( Phong Hóa)
Untitled13
Bộ y phục tân thời mùa thu của Lemur 1938 ( Trịnh Bách)
Xã hội ngày càng phát triển với con mắt cởi mở hơn, thẩm mỹ cũng khác hơn. Thập niên 60 - 70, áo dài bắt đầu tôn lên những nét quyến rũ nhất của người phụ nữ. Eo được may thắt lại, có người còn dùng dây quanh áo phía trong ở vòng hai để eo đuợc nhỏ hơn, tà áo rộng, ngực áo nhọn, gấu áo thẳng ngang, dài gần đến mắt cá chân, làm cho người mặc có dáng "thắt đáy lưng ong".
sdg
Người phụ nữ Huế trong trang phục áo dài, nón lá duyên dáng năm 1961
Áo dài cũng trở thành một trang phục không thể thiếu khi đi ra ngoài của phụ nữ Việt. Đặc biệt trong Sài Gòn, cuộc sống phồn hoa và ảnh hưởng từ phong cách Mỹ đã khiến phụ nữ nơi đây có phong cách áo dài đa dạng, năng động với đủ màu sắc,  hoa văn, chất liệu. Áo dài có mặt trong mọi hoạt động của phái yếu, từ đi chơi, đi chợ, tiếp khách ở nhà, cho đến cưới xin, đi dự tiệc...
Untitled15
Áo dài với kính mắt
 
Untitled16
 
Untitled17
Hoa văn đa dạng , nhiều màu sắc
sdf
Áo dài kết hợp với kiểu tóc model nhất thời bấy giờ.
cxvn
Áo dài trong lễ cưới.
Cùng trong thập niên 60, áo dài thêm một lần nữa thay đổi: đẹp, quyến rũ hơn. Đó là kiểu áo dài cổ hở do vợ của Ngô Đình Nhu, bà Trần Lệ Xuân, thiết kế (nên thường gọi là áo dài bà Nhu)
Untitlesấd
Bà Trần Lệ Xuân đã quảng bá áo dài Việt ở nước ngoài
Mốt này ban đầu bị nhiều người chống đối, nhưng chỉ một thời gian sau lại nhận được nhiều lời khen ngợi vì nó tôn lên vẻ đẹp vừa hiện đại vừa truyền thống của người phụ nữ, lại rất đơn giản, tinh tế.
Sau này cổ áo được cắt sâu xuống hơn nữa, hình vuông, hay hình tròn rộng khéo léo khoe cái cổ yêu kiều và trang sức đẹp
Đến gần cuối thập kỷ 60, áo dài mini trở thành thời thượng. Vạt áo may hẹp và ngắn, có khi đến đầu gối, áo may rộng hơn, không chít eo nữa, nhưng vẫn giữ đường lượn theo thân thể.
Untitledgdfg
Áo dài mini
Phong trào hippy phương Tây du nhập vào, khiến nhiều phụ nữ muốn "nổi loạn" và thoải mái hơn, nhất là giới trẻ nên đã hình thành một dạng áo dài khác, phần nhiều chỉ dài tới đầu gối, phía trên sát vào thân, dùng nhiều loại hàng ngoại màu sắc rực rỡ.
Untitled19
Áo dài theo phong trào hippy
sdg
Cô gái Huế mặc áo dài năm 1972
123
Nữ sinh trong tà áo dài
Từ năm 2000 đến nay, sự giao lưu về văn hóa, sự phát triển vượt bậc về kinh tế, và cái nhìn hiện đại tạo điều kiện cho các nhà thiết kế thỏa sức sáng tạo, áo dài biến hóa muôn màu muôn kiểu và chính thức trở thành quốc phục của nước Việt Nam. Chính vì thế, nó có mặt trong tất cả các cuộc thi sắc đẹp lớn nhỏ cũng như là hình ảnh đại diện cho con người, đặc biệt là phụ nữ Việt Nam trước bạn bè thế giới.
Untitled21
Đại diện cho sự quyến rũ, nữ tính và kín đáo đặc trưng của phụ nữ Việt Nam.
 
 

Nguồn tin: Mạc Hà

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây