CÁC PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP MAY
- Thứ bảy - 20/08/2022 21:14
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Phương thức sản xuất đóng vai trò hết sức quan trong đối với doanh nghiệp. Với mỗi phương thức sản xuất khác nhau thì quy trình sản xuất và các khoản chi phí sẽ thay đổi khác nhau.
Trong ngành dệt may hiện nay, các doanh nghiệp đang áp dụng 4 phương thức sản xuất bao gồm CMT, OEM/FOB, ODM, OBM. Tuy nhiên tùy vào đơn đặt hàng sản phẩm, mà mỗi phương thức sẽ được đưa ra nhằm áp dụng phù hợp nhất.
1. Phương thức sản xuất CMT
CMT là phương thức sản xuất người mua cung cấp cho doanh nghiệp gia công toàn bộ đầu vào để sản xuất sản phẩm bao gồm nguyên liệu, vận chuyển, mẫu thiết kế và các yêu cầu cụ thể.
Với phương thức sản xuất này, doanh nghiệp sẽ nhận toàn bộ nguyên liệu từ khách hàng, sau đó tiến hành hoàn thiện sản phẩm. Vậy nên doanh nghiệp chỉ là nơi thực hiện quá trình gia công nhằm tạo ra được sản phẩm đúng theo yêu cầu của khách hàng. Những nguyên liệu mà khách hàng phải cung cấp cho doanh nghiệp bao gồm:
- Nguyên liệu sản xuất: Vải để may sản phẩm, các loại chi phí vận chuyển khác.
- Giao mẫu thiết kế cần thiết để gia công sản phẩm, quần áo.
- Những thiết bị công nghệ để tạo sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng.
Ưu điểm của phương thức sản xuất ngành dệt may CMT
- Đối với khách hàng:
+ Kiểm soát được chất lượng vải
+ Kiểm soát được chất lượng sản phẩm
+ Kiểm soát được chi phí sản xuất
- Đối với doanh nghiệp:
+ Không phải tốn quá nhiều vốn vận hành
+ Tiết kiệm được chi phí quản lý
+ Không phải chịu về chất lượng đầu vào
2. Phương thức sản xuất OEM/FOB
OEM/FOB là phương thức sản xuất bao gồm tất cả các công đoạn thu mua nguyên liệu, và may cắt sản phẩm. Với phương thức sản xuất này, các doanh nghiệp sẽ chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu, thực hiện quá trình gia công, lắp ráp sản phẩm, và hoàn thiện đơn hàng theo đúng yêu cầu của khách hàng. Sau khi đơn hàng đã được sản xuất hoàn thiện, doanh nghiệp sẽ liên hệ và đưa sản phẩm ra bến tàu. Chi phí vận chuyển và các loại chi phí phát sinh sẽ do bên khách hàng chi trả.
Đặc điểm phương thức sản xuất OEM
- Sản phẩm tạo ra đạt đúng về mẫu mã. Chất lượng vải cũng như sản phẩm phải hoàn thiện theo như các mục đã cam kết trong hợp đồng.
- Một số những yêu cầu khác về hình ảnh, hay sử dụng máy móc công nghệ cần phải được tuân thủ theo sự thỏa thuận của hai bên.
- Bảo mật về công nghệ của sản phẩm.
3. Phương thức sản xuất ODM
ODM là phương thức sản xuất bao gồm khâu thiết kế và cả quá trình sản xuất từ thu mua vải và nguyên phụ liệu, cắt, may, hoàn tất, đóng gói và vận chuyển. Khác với OEM, hay CMT thì ODM là phương thức sản xuất bao gồm cả khâu thiết kế. Như vậy, xưởng may sẽ có trách nhiệm về việc đưa ra mẫu thiết kế, chuẩn bị nguyên vật liệu và tiến hành gia công sản phẩm. Sau đó phải đóng gói và chuyển hàng cho đối tác.
Ưu điểm của phương thức sản xuất ngành dệt may ODM
- Đa dạng về mẫu mã
- Giảm chi phí & thời gian
- Mặt hàng tạo ra không có tính độc quyền
4. Phương thức sản xuất OBM
OBM là phương thức sản xuất từ khâu xây dựng thương hiệu cho đến tạo mẫu thiết kế, tìm nguyên liệu đầu vào, gia công sản phẩm và chuyển sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng đều được thực hiện bởi doanh nghiệp.
Ưu điểm phương thức sản xuất ngành dệt may OBM
- Đối với xưởng may:
+ Tăng doanh thu sản xuất
+ Tăng uy tín
+ Tăng kinh nghiệm trong các khâu sản xuất và quản lý nhân sự
- Đối với khách hàng:
+ Phát triển được thương hiệu
+ Tiết kiệm được thời gian
Hiện nay, đã có rất nhiều xưởng may gia công đang sử dụng phương thức sản xuất dệt may ODM. Đây được đánh giá là còn đường phát triển của ngành dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi phương thức sản xuất đều đem lại một lợi thế riêng. Và cũng tùy theo đơn hàng được đặt, thì việc áp dụng các phương thức sản xuất sẽ được triển khai khác nhau.
1. Phương thức sản xuất CMT
CMT là phương thức sản xuất người mua cung cấp cho doanh nghiệp gia công toàn bộ đầu vào để sản xuất sản phẩm bao gồm nguyên liệu, vận chuyển, mẫu thiết kế và các yêu cầu cụ thể.
Với phương thức sản xuất này, doanh nghiệp sẽ nhận toàn bộ nguyên liệu từ khách hàng, sau đó tiến hành hoàn thiện sản phẩm. Vậy nên doanh nghiệp chỉ là nơi thực hiện quá trình gia công nhằm tạo ra được sản phẩm đúng theo yêu cầu của khách hàng. Những nguyên liệu mà khách hàng phải cung cấp cho doanh nghiệp bao gồm:
- Nguyên liệu sản xuất: Vải để may sản phẩm, các loại chi phí vận chuyển khác.
- Giao mẫu thiết kế cần thiết để gia công sản phẩm, quần áo.
- Những thiết bị công nghệ để tạo sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng.
Ưu điểm của phương thức sản xuất ngành dệt may CMT
- Đối với khách hàng:
+ Kiểm soát được chất lượng vải
+ Kiểm soát được chất lượng sản phẩm
+ Kiểm soát được chi phí sản xuất
- Đối với doanh nghiệp:
+ Không phải tốn quá nhiều vốn vận hành
+ Tiết kiệm được chi phí quản lý
+ Không phải chịu về chất lượng đầu vào
2. Phương thức sản xuất OEM/FOB
OEM/FOB là phương thức sản xuất bao gồm tất cả các công đoạn thu mua nguyên liệu, và may cắt sản phẩm. Với phương thức sản xuất này, các doanh nghiệp sẽ chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu, thực hiện quá trình gia công, lắp ráp sản phẩm, và hoàn thiện đơn hàng theo đúng yêu cầu của khách hàng. Sau khi đơn hàng đã được sản xuất hoàn thiện, doanh nghiệp sẽ liên hệ và đưa sản phẩm ra bến tàu. Chi phí vận chuyển và các loại chi phí phát sinh sẽ do bên khách hàng chi trả.
Đặc điểm phương thức sản xuất OEM
- Sản phẩm tạo ra đạt đúng về mẫu mã. Chất lượng vải cũng như sản phẩm phải hoàn thiện theo như các mục đã cam kết trong hợp đồng.
- Một số những yêu cầu khác về hình ảnh, hay sử dụng máy móc công nghệ cần phải được tuân thủ theo sự thỏa thuận của hai bên.
- Bảo mật về công nghệ của sản phẩm.
3. Phương thức sản xuất ODM
ODM là phương thức sản xuất bao gồm khâu thiết kế và cả quá trình sản xuất từ thu mua vải và nguyên phụ liệu, cắt, may, hoàn tất, đóng gói và vận chuyển. Khác với OEM, hay CMT thì ODM là phương thức sản xuất bao gồm cả khâu thiết kế. Như vậy, xưởng may sẽ có trách nhiệm về việc đưa ra mẫu thiết kế, chuẩn bị nguyên vật liệu và tiến hành gia công sản phẩm. Sau đó phải đóng gói và chuyển hàng cho đối tác.
Ưu điểm của phương thức sản xuất ngành dệt may ODM
- Đa dạng về mẫu mã
- Giảm chi phí & thời gian
- Mặt hàng tạo ra không có tính độc quyền
4. Phương thức sản xuất OBM
OBM là phương thức sản xuất từ khâu xây dựng thương hiệu cho đến tạo mẫu thiết kế, tìm nguyên liệu đầu vào, gia công sản phẩm và chuyển sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng đều được thực hiện bởi doanh nghiệp.
Ưu điểm phương thức sản xuất ngành dệt may OBM
- Đối với xưởng may:
+ Tăng doanh thu sản xuất
+ Tăng uy tín
+ Tăng kinh nghiệm trong các khâu sản xuất và quản lý nhân sự
- Đối với khách hàng:
+ Phát triển được thương hiệu
+ Tiết kiệm được thời gian
Hiện nay, đã có rất nhiều xưởng may gia công đang sử dụng phương thức sản xuất dệt may ODM. Đây được đánh giá là còn đường phát triển của ngành dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi phương thức sản xuất đều đem lại một lợi thế riêng. Và cũng tùy theo đơn hàng được đặt, thì việc áp dụng các phương thức sản xuất sẽ được triển khai khác nhau.