Khoa May & Thời trang

http://maythoitrang.saodo.edu.vn


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ BỀN KÉO ĐỨT, ĐỘ GIÃN ĐỨT, ĐỘ BỀN XÉ CỦA VẢI VISCO

Xơ visco thuộc loại xơ nhân tạo thường được gọi là "xơ tái sinh”. Nguyên liệu chính để sản xuất xơ visco là xenlulo tái sinh chủ yếu từ bột gỗ hòa tan trong dung môi thích hợp, sau đó chuyển đổi thành các sợi dài liên tục. Vải visco sáng bóng, có khả năng hút ẩm cao, có tính vệ sinh, mềm mịn, tiện nghi, chống tĩnh điện, dễ nhuộm màu, độ rủ tốt, giá thành rẻ,… Tuy nhiên độ bền của vải khá yếu đặc biệt là khi ướt thì tình trạng này càng nghiêm trọng hơn.
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ BỀN KÉO ĐỨT, ĐỘ GIÃN ĐỨT, ĐỘ BỀN XÉ CỦA VẢI VISCO

          Vải visco là loại vải tổng hợp được làm bằng loại sợi tổng hợp tự nhiên từ chất xơ của một số loại cây phổ biến như cây tre, cây đậu nành… qua quá trình xử lý và tạo thành sợi vải. Chất liệu này còn được gọi là Rayon. Cấu trúc của sợi vải này tương tự như cotton và thường được dùng trong các sản phẩm may mặc mùa hè như: Váy, áo...
a1a2

          Xơ sợi visco sáng bóng, có khả năng hút ẩm cao, có tính vệ sinh, mềm mịn, tiện nghi, chống tĩnh điện, dễ nhuộm màu, độ rủ tốt, giá thành rẻ, độ linh hoạt cao, dễ pha trộn với các loại xơ khác. Tuy nhiên Độ ổn định kích thước của xơ visco không tốt, xơ dễ bị giảm độ bền và giảm modul đàn hồi trong môi trường nhiệt ẩm. Vải visco rất dễ nhăn, dễ bị co, dễ bị biến dạng, dễ bị thấm ướt. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của vải gồm:

      Ảnh hưởng của quá trình giặt: Trong quá trình sử dụng các sản phẩm may từ các loại vật liệu nói chung và vật liệu visco nói riêng, một trong những việc không thể thiếu đó là việc giặt các sản phẩm sau một thời gian nhất định. Trong quá trình giặt, các tác động cơ học, vật lý, hóa học và chế độ giặt trên máy giặt từ 200C đến 950C làm giảm tính chất cơ, lý hóa của các loại vải, đặc biệt là vải visco. Vải có thể phai màu, ảnh hưởng xấu đến các tính chất cơ học của vải, làm giảm tuổi thọ của sản phẩm.
      Ảnh hưởng trong quá trình sản xuất, vận chuyển: Trong quá trình sản xuất dưới tác dụng của quá trình là ở nhiệt độ cao giảm tính chất của vải. Nhiệt độ là phụ thuộc vào nguồn gốc, tính chất vật lý của vật liệu. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm. Nếu nhiệt độ quá thấp làm cho chất lượng sản phẩm giảm. Nếu nhiệt độ quá cao làm cho sản phẩm bị biến dạng như làm thay đổi màu sắc của vải hoặc cháy sản phẩm không đảm bảo yêu cầu thẩm mỹ.
       * Quá trình vận chuyển sản phẩm, đặc biệt sản phẩm xuất khẩu: Khi sản phẩm vận chuyển trong container nhiệt độ có thể lên đến 600C làm giảm chất lượng sản phẩm.

     * Ảnh hưởng của ánh sáng, nhiệt độ: Bức xạ UV sẽ làm cho màu sắc bị phai theo thời gian cũng như làm suy yếu cấu trúc của một số vật liệu. Ngoài ra, các nguồn sáng ánh sáng còn sản sinh ra nguồn nhiệt lớn là một tác nhân khác gây hư hại cho vải. Điều kiện lý tưởng để bảo quản vải là trong phòng có ánh sáng không trực tiếp chiếu vào vải, nguồn sáng không đặt quá gần với vải. Môi trường nóng ẩm, thiếu ánh sáng còn có thể tạo môi trường cho các loại mối mọt phát triển làm ảnh hưởng đến chất lượng của vải.

       * Độ ẩm: Trong bảo quản nguyên liệu, thành phẩm trong ngành may mặc thì độ ẩm là một trong những “kẻ thù” đối với các chất liệu vải sợi bông tự nhiên và visco. Đây là các loại chất liệu có khả năng thấm nước rất cao. Chúng có khả năng thấm nước đến 70% so với trọng lượng vốn có. Hơn nữa, sau khi bị thấm nước, khả năng làm khô rất chậm nên việc ẩm, mốc, hư hại sản phẩm là việc khó tránh khỏi. Chính bởi nguyên nhân này mà việc kiểm tra, kiểm soát độ ẩm trong bảo quản và chế biến sợi visco là yếu tố được ưu tiên hàng đầu.
       * Nhiệt độ: Bên cạnh độ ẩm, nhiệt độ cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gây hư hại cho vải. Chính vì vậy, nhiệt độ nên được giữ ở mức tương đối cố định, không thay đổi nhiều. Nếu vượt quá nhiệt độ vải sẽ nhanh bị phá hủy.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây