NGÀNH CÔNG NGHỆ DỆT, MAY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
- Thứ năm - 30/03/2023 15:07
- In ra
- Đóng cửa sổ này
1. Ngành Công nghệ dệt, may là gì?
Công nghệ dệt, may là ngành liên quan đến thiết kế, đáp ứng nhu cầu về may mặc, thời trang của con người, cùng những kỹ năng chuyên biệt về máy móc kỹ thuật, công nghệ thông tin, nhằm ứng dụng trong các quy trình sản xuất. Học ngành này, người học sẽ được học chuyên sâu những kiến thức cơ bản và nền tảng về kỹ năng may cơ bản, thiết bị may, mỹ thuật ngành thời trang, kỹ năng quản lý dây chuyền sản xuất, thiết kế trên các phần mềm chuyên ngành… Nếu bạn là người có có đam mê về thời trang và bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn về kỹ thuật may mặc, quản lý thương hiệu, cửa hàng thời trang, quy trình sản xuất may mặc… thì ngành Công nghệ dệt, may sẽ là một lựa chọn rất thích hợp, giúp bạn có thể thực hiện đam mê của mình.
2. Công nghệ dệt may xét tuyển như thế nào?
Năm 2023 trường ngành Công nghệ dệt, may Trường Đại học Sao Đỏ xét tuyển theo 2 phương thức:
Phương thức 1: Dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Xét tổng điểm các môn thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp môn xét tuyển và điểm ưu tiên (đối tượng, khu vực) cho các ngành đào tạo.
A00: Toán, Vật lí, Hóa học
A09: Toán, Địa lí, GDCD
C04: Ngữ văn, Toán, Địa lí
D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
Phương thức 2: Dựa vào kết quả học tập THPT, xét theo 2 hình thức:
- Hình thức 1: Xét tổng điểm trung bình học tập các môn cả năm lớp 10, lớp 11, học kỳ 1 lớp 12 và điểm ưu tiên (đối tượng, khu vực) đạt từ 18,0 điểm trở lên cho các ngành đào tạo.
- Hình thức 2: Xét tổng điểm trung bình 3 môn lớp 12 theo tổ hợp môn xét tuyển và điểm ưu tiên (đối tượng, khu vực) đạt từ 20,0 điểm trở lên cho các ngành đào tạo.
3. Học ngành công nghệ dệt, may ra trường làm gì?
Sau khi tốt nghiệp, các cử nhân ngành Công nghệ dệt, may có thể làm việc ở nhiều bộ phận trong các công ty, tập đoàn về may mặc tùy theo trình độ và khả năng như:
- Làm việc ở phòng thiết kế, phòng nghiên cứu mẫu, phòng kỹ thuật, phòng phát triển mẫu sản phẩm
- Chỉ đạo kỹ thuật, chỉ đạo sản xuất
- Quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh ngành may mặc
- Quản lý đơn hàng, chất lượng của sản phẩm trong ngành may mặc
- Lập kế hoạch sản xuất, kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm
- Định mức giá thành cho sản phẩm may mặc
- Tổ chức quản lý sản xuất những cơ sở vừa và nhỏ
- Dẫn dắt các bộ phận nhỏ như: chuyển trưởng, may mẫu,...
- Hoặc có thể tự mở nhà xưởng hoặc các cơ sở kinh doanh riêng cho cá nhân
2. Cơ hội làm việc và thu nhập của ngành Công nghệ dệt, may
Ngành công nghệ dệt, may phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người về mặc đẹp, những sản phẩm này được tạo ra nhờ hệ thống máy móc sản xuất hiện đại. Ngành này hiện nay đang đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống cũng như góp phần phát triển nền kinh tế đất nước. Trong những năm gần đây Việt Nam gia nhập nhiều các hiệp định thương mại với các thị trường lớn. Vào năm 2009, Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 6 của Hiệp hội ngành thời trang châu Á và đứng thứ 4 thế giới về lĩnh vực dệt may năm 2015) Kim ngạch xuất khẩu dần tăng lên hàng năm và có giá trị xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Năm 2022 kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt trên 44 tỷ USD.
Đặc trưng của ngành này là sử dụng rất nhiều lao động, theo dữ liệu thông kê năm 2021 ngành dệt may có khoảng trên 4 triệu lao động, vì vậy nhu cầu nhân lực của ngành luôn cao, giải quyết vấn đề việc làm cho người dân, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Điều này góp phần ổn định và thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể làm việc tại các phòng thiết kế, kỹ thuật, nghiên cứu và phát triển mẫu ở một doanh nghiệp nào đó. Ngành này đang được mở rộng và phát triển mạnh, các công ty, tập đoàn may mặc, ngành thời trang không chỉ tập trung chủ yếu ở thành phố lớn mà được mở rộng về các tỉnh thành.
Một xu hướng phát triển hiện nay là tự mở nhà xưởng hoặc cửa hàng may của chính mình, bạn có thể thuê công nhân may theo các đơn hàng hoặc tự thiết kế và bán theo mục đích của mình. Công việc cho người học ngành may là khá phong phú và nhiều tiềm năng chứ không còn bó hẹp như trước đây. Rất nhiều nơi cần tuyển nguồn nhân lực trong lĩnh vực này, dù lớn hay nhỏ thì cũng phần nào giúp người lao động giảm được nguy cơ thất nghiệp.
Ngày nay, các công ty đều sản xuất theo dây chuyền với công nghệ hiện đại nên người lao động sẽ phải thường xuyên cập nhật thông tin và đào tạo nhằm nâng cao kiến thức cũng như tay nghề để có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp. Thu nhập của sinh viên mới ra trường đạt từ 10 đến 20 triệu/tháng.
Chúc bạn thành công!
Công nghệ dệt, may là ngành liên quan đến thiết kế, đáp ứng nhu cầu về may mặc, thời trang của con người, cùng những kỹ năng chuyên biệt về máy móc kỹ thuật, công nghệ thông tin, nhằm ứng dụng trong các quy trình sản xuất. Học ngành này, người học sẽ được học chuyên sâu những kiến thức cơ bản và nền tảng về kỹ năng may cơ bản, thiết bị may, mỹ thuật ngành thời trang, kỹ năng quản lý dây chuyền sản xuất, thiết kế trên các phần mềm chuyên ngành… Nếu bạn là người có có đam mê về thời trang và bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn về kỹ thuật may mặc, quản lý thương hiệu, cửa hàng thời trang, quy trình sản xuất may mặc… thì ngành Công nghệ dệt, may sẽ là một lựa chọn rất thích hợp, giúp bạn có thể thực hiện đam mê của mình.
2. Công nghệ dệt may xét tuyển như thế nào?
Năm 2023 trường ngành Công nghệ dệt, may Trường Đại học Sao Đỏ xét tuyển theo 2 phương thức:
Phương thức 1: Dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Xét tổng điểm các môn thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp môn xét tuyển và điểm ưu tiên (đối tượng, khu vực) cho các ngành đào tạo.
A00: Toán, Vật lí, Hóa học
A09: Toán, Địa lí, GDCD
C04: Ngữ văn, Toán, Địa lí
D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
Phương thức 2: Dựa vào kết quả học tập THPT, xét theo 2 hình thức:
- Hình thức 1: Xét tổng điểm trung bình học tập các môn cả năm lớp 10, lớp 11, học kỳ 1 lớp 12 và điểm ưu tiên (đối tượng, khu vực) đạt từ 18,0 điểm trở lên cho các ngành đào tạo.
- Hình thức 2: Xét tổng điểm trung bình 3 môn lớp 12 theo tổ hợp môn xét tuyển và điểm ưu tiên (đối tượng, khu vực) đạt từ 20,0 điểm trở lên cho các ngành đào tạo.
3. Học ngành công nghệ dệt, may ra trường làm gì?
Sau khi tốt nghiệp, các cử nhân ngành Công nghệ dệt, may có thể làm việc ở nhiều bộ phận trong các công ty, tập đoàn về may mặc tùy theo trình độ và khả năng như:
- Làm việc ở phòng thiết kế, phòng nghiên cứu mẫu, phòng kỹ thuật, phòng phát triển mẫu sản phẩm
- Chỉ đạo kỹ thuật, chỉ đạo sản xuất
- Quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh ngành may mặc
- Quản lý đơn hàng, chất lượng của sản phẩm trong ngành may mặc
- Lập kế hoạch sản xuất, kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm
- Định mức giá thành cho sản phẩm may mặc
- Tổ chức quản lý sản xuất những cơ sở vừa và nhỏ
- Dẫn dắt các bộ phận nhỏ như: chuyển trưởng, may mẫu,...
- Hoặc có thể tự mở nhà xưởng hoặc các cơ sở kinh doanh riêng cho cá nhân
2. Cơ hội làm việc và thu nhập của ngành Công nghệ dệt, may
Ngành công nghệ dệt, may phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người về mặc đẹp, những sản phẩm này được tạo ra nhờ hệ thống máy móc sản xuất hiện đại. Ngành này hiện nay đang đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống cũng như góp phần phát triển nền kinh tế đất nước. Trong những năm gần đây Việt Nam gia nhập nhiều các hiệp định thương mại với các thị trường lớn. Vào năm 2009, Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 6 của Hiệp hội ngành thời trang châu Á và đứng thứ 4 thế giới về lĩnh vực dệt may năm 2015) Kim ngạch xuất khẩu dần tăng lên hàng năm và có giá trị xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Năm 2022 kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt trên 44 tỷ USD.
Đặc trưng của ngành này là sử dụng rất nhiều lao động, theo dữ liệu thông kê năm 2021 ngành dệt may có khoảng trên 4 triệu lao động, vì vậy nhu cầu nhân lực của ngành luôn cao, giải quyết vấn đề việc làm cho người dân, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Điều này góp phần ổn định và thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể làm việc tại các phòng thiết kế, kỹ thuật, nghiên cứu và phát triển mẫu ở một doanh nghiệp nào đó. Ngành này đang được mở rộng và phát triển mạnh, các công ty, tập đoàn may mặc, ngành thời trang không chỉ tập trung chủ yếu ở thành phố lớn mà được mở rộng về các tỉnh thành.
Một xu hướng phát triển hiện nay là tự mở nhà xưởng hoặc cửa hàng may của chính mình, bạn có thể thuê công nhân may theo các đơn hàng hoặc tự thiết kế và bán theo mục đích của mình. Công việc cho người học ngành may là khá phong phú và nhiều tiềm năng chứ không còn bó hẹp như trước đây. Rất nhiều nơi cần tuyển nguồn nhân lực trong lĩnh vực này, dù lớn hay nhỏ thì cũng phần nào giúp người lao động giảm được nguy cơ thất nghiệp.
Ngày nay, các công ty đều sản xuất theo dây chuyền với công nghệ hiện đại nên người lao động sẽ phải thường xuyên cập nhật thông tin và đào tạo nhằm nâng cao kiến thức cũng như tay nghề để có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp. Thu nhập của sinh viên mới ra trường đạt từ 10 đến 20 triệu/tháng.
Chúc bạn thành công!