Nghệ thuật phối màu trên trang phục dân tộc Cơ Tu
- Chủ nhật - 14/10/2018 22:52
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trang phục là nét văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc, mỗi vùng, miền. Nó không chỉ gói gọn trong yếu tố “ăn chắc mặc bền” mà còn là một nghệ thuật. Từ xa xưa, con người đã biết may mặc các kiểu trang phục truyền thống, khéo léo sử dụng nhiều màu sắc tự nhiên gần gũi với cuộc sống, biểu hiện một xu hướng thẩm mỹ
Người Cơ Tu là một trong những tộc người nắm giữ nhiều bí quyết trong việc pha chế, chiết suất sắc màu từ cỏ cây để nhuộm vải. Do đó, việc phối màu và tạo hoa văn là yếu tố quan trọng nhất làm nên nét độc đáo của thổ cẩm dân tộc. Nhờ có sự góp mặt của màu sắc một cách hài hòa, hợp lý, đường nét, họa tiết hoa văn sinh động và một sự sắp xếp cực kỳ tinh tế mà mục đích cuối cùng là làm tăng nét khỏe mạnh, duyên dáng, quyến rũ của cơ thể.
Ngoài ra họ dùng màu đỏ, vàng, trắng, xanh nổi bật trên nền vải chàm đen để hạ bớt độ chói của các màu nguyên. Màu đen còn như là chất vữa gắn các mảng nhỏ lại với nhau, bù đắp cho hình họa đã vỡ vụn, nối không màu với mọi màu, nâng màu sắc từ tẻ nhạt lên trang nhã và biến trang phục dân tộc trở thành một đồ án trang trí đầy nghệ thuật
.
Phụ nữ Cơ tu dệt vải
Nghệ thuật phối màu của người Cơ Tu tuân thủ theo một quy luật nhất định. Trên nền vải màu đen cố định, người thợ dệt sẽ phối màu và bố trí hoa văn theo ý đồ của mình. Nếu dệt hoa văn gợn sóng thì người ta chỉ chạy những sợi chỉ màu trắng nổi trên nền vải đen, ở mép vải hoặc bên trong mảnh vải người ta bố trí vài đường nét sơ sài, chủ yếu là màu đỏ để cho các hoa văn gợn sóng xuất hiện rõ nét.Trang phục nam người Cơ tu
Nhìn vào màu sắc hài hòa trên tấm vải của người Cơ Tu không ai có thể tin rằng nó được chiết xuất từ vỏ, rễ, lá cây rừng. Màu vàng được người Cơ Tu sử dụng hài hòa, gắn kết liền kề với màu đỏ trên các họa tiết hoa văn khi dệt vải. Việc sử dụng màu trắng của người Cơ Tu là điều hiển nhiên như nhiều tộc người khác do để tạo nền tương phản cho màu sắc. Trên nền chàm đen họ sử dụng những mảng màu trắng thông qua các họa tiết hoa văn cườm chì. Đây là hai màu hữu sắc, trắng đen kết hợp với nhau tạo tương phản sáng tối giữa hai màu hoàn toàn trái ngược nhau. Đen trắng là các màu trung tính nên để cho bớt nhàm chán người Cơ Tu đã kết hợp thêm màu đỏ, vàng là những gam màu nóng làm cho màu trên trang phục của họ thêm sinh động.Ngoài ra họ dùng màu đỏ, vàng, trắng, xanh nổi bật trên nền vải chàm đen để hạ bớt độ chói của các màu nguyên. Màu đen còn như là chất vữa gắn các mảng nhỏ lại với nhau, bù đắp cho hình họa đã vỡ vụn, nối không màu với mọi màu, nâng màu sắc từ tẻ nhạt lên trang nhã và biến trang phục dân tộc trở thành một đồ án trang trí đầy nghệ thuật
.
Trang phục nữ dân tộc Cơ tu
Những chuỗi vòng cổ với những gam màu rất gần với màu trên trang phục có tác dụng như phá đi các giải màu, hoa văn trang trí nằm ngang. Nó tạo cho trang phục của người Cơ Tu không bị nhàm chán, trở lên sinh động hơn. Nó cũng thể hiện vẻ đẹp thẩm mỹ và sự hài hoà với váy, áo, đồng thời cũng mang ý nghĩa tín ngưỡng của truyền thống.Vòng cổ của người Cơ tu