QUẢN ĐỐC PHÂN XƯỞNG MAY
- Thứ năm - 26/05/2022 10:08
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Quản đốc là người quản lý sản xuất, quản lý con người có chức và quyền hạn nhất định để đảm bảo cho các hoạt động, quy trình sản xuất trong xưởng được vận hành trơn tru và hiệu quả nhất.
Trong một phân xưởng sản xuất may mặc, quản đốc xưởng may giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo kế hoạch sản xuất được thực hiện đúng tiến độ, trong khoảng dự trù chi phí sản xuất không bị phát sinh quá nhiều, xử lý tốt các vấn đề liên quan đến chất lượng, bao quát an toàn trong các hoạt động vận hành… Công việc mà quản đốc xưởng may thường đảm nhận trong phân xưởng bao gồm:
- Điều hành hoạt động sản xuất tại xưởng may, triển khai kế hoạch sản xuất theo các đơn hàng.
- Tổ chức đôn đốc phân công công việc hàng ngày, hàng tuần cho các tổ sản xuất; hướng dẫn công nhân làm việc theo kế hoạch, đảm bảo sản xuất đúng chất lượng, tiến độ.
- Phối hợp với phòng hành chính nhân sự triển khai nội quy, quy định, quy trình sản xuất trong xưởng may, nhà máy; tham gia đánh giá năng lực tay nghề của công nhân viên, thực hiện các hình thức khen thưởng, xử lý kỷ luật…
- Đảm bảo việc thực hiện an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh công nghiệp…
- Quản lý vật tư, máy móc: Chỉ đạo sử dụng máy móc, thiết bị sản xuất, nguyên vật liệu hợp lý, đúng quy trình.
Để thực hiện tốt công việc của mình, quản đốc phân xưởng ngoài kiến thức về chuyên môn cũng đòi hỏi phải có kỹ năng quản lý và điều hành tốt.
- Sử dụng tối ưu các nguồn lực sẵn có
Xác định rõ nhiệm vụ cụ thể của từng đội ngũ, bộ phận.
Sử dụng hiệu quả tối đa các nguồn lực sẵn có như: nguyên vật liệu, vật tư, nhân sự nhân công để hoàn thành đơn hàng đúng deadline và đảm bảo mặt hàng sản xuất đạt chất lượng tốt.
Đánh giá đúng khả năng thế mạnh của từng người, điều phối phân công công việc và vị trí phù hợp đảm bảo mọi người được thể hiện, phát huy tốt nhất khả năng của bản thân.
- Giải quyết vấn đề linh hoạt
Linh hoạt và chủ động khắc phục các vấn đề, sự cố phát sinh như về máy móc, mất điện đột ngột, thiếu vật tư…
Có những biện pháp, phương án thay thế kịp thời để đảm bảo không tác động xấu đến tiến độ sản xuất của xưởng may.
Sinh viên Đại học Sao đỏ được học tập và rèn luyện trong môi trường tốt nhất để sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở nhiều bộ phận trong các công ty tập đoàn may mặc tùy theo trình độ và khả năng như:
- Làm việc ở phòng thiết kế, phòng kỹ thuật, phòng nghiên cứu mẫu, phát triễn mẫu.
- Đảm nhận công việc chỉ đạo kỹ thuật, công tác chuẩn bị sản xuất.
- Quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh.
- Quản lý chất lượng sản phẩm trong ngành may, nhân viên quản lý đơn hàng.
- Lập kế hoạch sản xuất, kiểm tra, đánh giá chất lượng quy trình sản xuất sản phẩm.
- Định mức giá cho sản phẩm.
- Tổ chức quản lý sản xuất những cơ sở sản xuất vừa và nhỏ của ngành may.
- Dẫn dắt một bộ phận nhỏ: Chuyển trưởng, may mẫu. Hoặc có thể mở nhà xưởng hoặc tiệm may cho bản thân. Sau vài năm kinh nghiệm các em hoàn toàn có thể đảm nhiệm chức vụ quản đốc xưởng may.
Tóm lại: Quản đốc là vị trí công việc không chỉ đòi hỏi kiến thức chuyên môn mà còn cần đến sự dày dặn trong kinh nghiệm làm việc, được đào tạo bài bản để có thể quản lý tốt một phân xưởng bao gồm cả tài sản, vật tư và con người.
Chúc các em thành công với mơ ước của mình!
Trong một phân xưởng sản xuất may mặc, quản đốc xưởng may giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo kế hoạch sản xuất được thực hiện đúng tiến độ, trong khoảng dự trù chi phí sản xuất không bị phát sinh quá nhiều, xử lý tốt các vấn đề liên quan đến chất lượng, bao quát an toàn trong các hoạt động vận hành… Công việc mà quản đốc xưởng may thường đảm nhận trong phân xưởng bao gồm:
- Điều hành hoạt động sản xuất tại xưởng may, triển khai kế hoạch sản xuất theo các đơn hàng.
- Tổ chức đôn đốc phân công công việc hàng ngày, hàng tuần cho các tổ sản xuất; hướng dẫn công nhân làm việc theo kế hoạch, đảm bảo sản xuất đúng chất lượng, tiến độ.
- Phối hợp với phòng hành chính nhân sự triển khai nội quy, quy định, quy trình sản xuất trong xưởng may, nhà máy; tham gia đánh giá năng lực tay nghề của công nhân viên, thực hiện các hình thức khen thưởng, xử lý kỷ luật…
- Đảm bảo việc thực hiện an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh công nghiệp…
- Quản lý vật tư, máy móc: Chỉ đạo sử dụng máy móc, thiết bị sản xuất, nguyên vật liệu hợp lý, đúng quy trình.
Để thực hiện tốt công việc của mình, quản đốc phân xưởng ngoài kiến thức về chuyên môn cũng đòi hỏi phải có kỹ năng quản lý và điều hành tốt.
- Sử dụng tối ưu các nguồn lực sẵn có
Xác định rõ nhiệm vụ cụ thể của từng đội ngũ, bộ phận.
Sử dụng hiệu quả tối đa các nguồn lực sẵn có như: nguyên vật liệu, vật tư, nhân sự nhân công để hoàn thành đơn hàng đúng deadline và đảm bảo mặt hàng sản xuất đạt chất lượng tốt.
Đánh giá đúng khả năng thế mạnh của từng người, điều phối phân công công việc và vị trí phù hợp đảm bảo mọi người được thể hiện, phát huy tốt nhất khả năng của bản thân.
- Giải quyết vấn đề linh hoạt
Linh hoạt và chủ động khắc phục các vấn đề, sự cố phát sinh như về máy móc, mất điện đột ngột, thiếu vật tư…
Có những biện pháp, phương án thay thế kịp thời để đảm bảo không tác động xấu đến tiến độ sản xuất của xưởng may.
Sinh viên Đại học Sao đỏ được học tập và rèn luyện trong môi trường tốt nhất để sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở nhiều bộ phận trong các công ty tập đoàn may mặc tùy theo trình độ và khả năng như:
- Làm việc ở phòng thiết kế, phòng kỹ thuật, phòng nghiên cứu mẫu, phát triễn mẫu.
- Đảm nhận công việc chỉ đạo kỹ thuật, công tác chuẩn bị sản xuất.
- Quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh.
- Quản lý chất lượng sản phẩm trong ngành may, nhân viên quản lý đơn hàng.
- Lập kế hoạch sản xuất, kiểm tra, đánh giá chất lượng quy trình sản xuất sản phẩm.
- Định mức giá cho sản phẩm.
- Tổ chức quản lý sản xuất những cơ sở sản xuất vừa và nhỏ của ngành may.
- Dẫn dắt một bộ phận nhỏ: Chuyển trưởng, may mẫu. Hoặc có thể mở nhà xưởng hoặc tiệm may cho bản thân. Sau vài năm kinh nghiệm các em hoàn toàn có thể đảm nhiệm chức vụ quản đốc xưởng may.
Tóm lại: Quản đốc là vị trí công việc không chỉ đòi hỏi kiến thức chuyên môn mà còn cần đến sự dày dặn trong kinh nghiệm làm việc, được đào tạo bài bản để có thể quản lý tốt một phân xưởng bao gồm cả tài sản, vật tư và con người.
Chúc các em thành công với mơ ước của mình!