TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ CỦA QUẦN ÁO
- Thứ hai - 26/09/2022 10:01
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Mỗi loại sản phẩm từ đơn giản đến phức tạp đều có quy định cụ thể được thể hiện rõ trong bảng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng mã hàng như những quy định về sử dụng nguyên phụ liệu, bảng thông số, quy cách từng đường may.
Mỗi loại sản phẩm đều có đặc điểm riêng cần phải xác định tiêu chí đánh giá chất lượng của sản phẩm. Trong các Doanh nghiệp muốn sản xuất hàng hóa đảm bảo chất lượng thì phải xây dựng các tiêu chí đánh giá cho từng khâu. Từ những tiêu chí đó xây dựng thành bộ tiêu chuẩn kỹ thuật được ban lãnh đạo công ty phê duyệt. Để đạt được những tiêu chuẩn đó, bộ phận kỹ thuật của các công ty, doanh nghiệp phải nghiên cứu đưa ra các tiêu chuẩn dựa trên kinh nghiệm và tiêu chuẩn quốc tế. Sau đó tập hợp lại thành một hệ thống các tiêu chí, dựa trên hệ thống tiêu chí đó nhằm xây dựng bản tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng sản phẩm may mặc đối với từng mã hàng của công ty, Doanh nghiệp và các sơ sở đào tạo để sinh viên ngành công nghệ may hướng tới và tiếp cận thực tế.
Trên thực tế để đánh giá chất lượng thiết kế của quần áo doanh nghiệp thường dựa trên 4 tiêu chí điển hình sau:
1. Sự cân bằng của quần áo
Sự cân bằng trong thiết kế không nhất thiết phải là sự đối xứng, cân bằng, mà ở đây có thể hiểu là sự hài hoà, cân đối của thiết kế. Sự cân bằng được chia làm 2 hướng: đối xứng (trái phải hoặc trên dưới đều lập lại, giống nhau) hay bất đối xứng (tạo điểm chính phụ rõ ràng nhưng vẫn có trọng tâm).
Điểm nhấn chính là chi tiết quyết định sự ấn tượng của thiết kế. Trong quá trình thiết kế hãy tập trung tạo một điểm nhấn thật tốt, có thể là sự tương phản về màu sắc, chất liệu …
Nhịp điệu trong thiết kế cũng được tạo ra khi một hay nhiều yếu tố trong thiết kế được sử dụng lặp lại để tạo ra sự chuyển động nhịp nhàng. Tuy nhiên nếu chỉ lặp lại một yếu tố kỹ thuật thì dễ bị nhàm chán. Bí quyết để tạo ra nhịp điệu thú vị là kết hợp nhiều kỹ thuật khác nhau, hỗ trợ nhau để hướng tới một điểm nhấn.
2. Nếp nhăn tại các bề mặt của trang phục
Nếp nhăn trên bề mặt sản phẩm là yếu tố bất lợi cho quá trình sản xuất. Nó làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Với phương pháp thiết kế truyền thống việc kiểm tra đánh giá cho tiêu chí nếp nhăn trên bề mặt trang phục phải thực hiện qua khâu may chế thử mẫu. Tuy nhiên với công nghệ kỹ thuật phát triển hiện nay, việc đánh giá tiêu chí này được thực hiện bằng mô hình ảo trên phần mềm thiết kế ngành may, ứng dụng công nghệ mô phỏng 3 chiều người thiết kế có thể nhìn thấy được sản phẩm thiết kế của mình được mặc lên người mẫu hoặc Manocanh mà chưa cần sản xuất thật.
3. Sự phù hợp với thiết kế mỹ thuật
Thiết kế mỹ thuật chính là việc chúng ta thiết kế sản phẩm sao cho bắt mắt, thu hút và truyền tải được thông điệp bằng các công cụ công nghệ hỗ trợ.
Việc thiết kế thường đòi hỏi những cân nhắc về các khía cạnh mang tính thẩm mỹ, công năng, kinh tế và chính trị - xã hội của cả đối tượng được thiết kế lẫn quá trình thiết kế. Nó có thể bao gồm trong đó nghiên cứu, ý tưởng, mô hình, tạo mẫu, điều chỉnh có tính tương tác, và tái-thiết kế.
4. Sự vừa vặn, tiện nghi cho cử động
Kích thước trang phục và tính tiện nghi là những yếu tố quan trọng mà người tiêu dùng cũng như các nhà sản xuất hướng đến. Dù bộ trang phục được làm từ chất liệu có độ truyền nhiệt, truyền ẩm tốt mà kích thước không vừa vặn, áp lực lớn thì vẫn gây cảm giác khó chịu cho người mặc. Mối quan hệ giữa kích thước cơ thể người và kích thước trang phục đặc biệt là đối với trang phục bó sát là mối quan hệ gắn bó mật thiết. Do đó trong quá trình thiết kế người thiết kế phải tính toán áp lực tới các điểm trên cơ thể người tối đa là bao nhiêu là đảm bảo thoải mái cho người mặc mà vẫn đảm bảo được sự vừa vặn của sản phẩm.
Mỗi loại sản phẩm cụ thể sẽ có những tiêu chí mang tính trội và quan trọng hơn tiêu chí khác. Vì vậy, các doanh nghiệp sẽ phải có lựa chọn và quyết định những tiêu chí quan trọng nhất làm cho sản phẩm của mình mang sắc thái riêng phân biệt với những sản phẩm cùng dạng trên thị trường.
Mỗi loại sản phẩm đều có đặc điểm riêng cần phải xác định tiêu chí đánh giá chất lượng của sản phẩm. Trong các Doanh nghiệp muốn sản xuất hàng hóa đảm bảo chất lượng thì phải xây dựng các tiêu chí đánh giá cho từng khâu. Từ những tiêu chí đó xây dựng thành bộ tiêu chuẩn kỹ thuật được ban lãnh đạo công ty phê duyệt. Để đạt được những tiêu chuẩn đó, bộ phận kỹ thuật của các công ty, doanh nghiệp phải nghiên cứu đưa ra các tiêu chuẩn dựa trên kinh nghiệm và tiêu chuẩn quốc tế. Sau đó tập hợp lại thành một hệ thống các tiêu chí, dựa trên hệ thống tiêu chí đó nhằm xây dựng bản tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng sản phẩm may mặc đối với từng mã hàng của công ty, Doanh nghiệp và các sơ sở đào tạo để sinh viên ngành công nghệ may hướng tới và tiếp cận thực tế.
Trên thực tế để đánh giá chất lượng thiết kế của quần áo doanh nghiệp thường dựa trên 4 tiêu chí điển hình sau:
1. Sự cân bằng của quần áo
Sự cân bằng trong thiết kế không nhất thiết phải là sự đối xứng, cân bằng, mà ở đây có thể hiểu là sự hài hoà, cân đối của thiết kế. Sự cân bằng được chia làm 2 hướng: đối xứng (trái phải hoặc trên dưới đều lập lại, giống nhau) hay bất đối xứng (tạo điểm chính phụ rõ ràng nhưng vẫn có trọng tâm).
Điểm nhấn chính là chi tiết quyết định sự ấn tượng của thiết kế. Trong quá trình thiết kế hãy tập trung tạo một điểm nhấn thật tốt, có thể là sự tương phản về màu sắc, chất liệu …
Nhịp điệu trong thiết kế cũng được tạo ra khi một hay nhiều yếu tố trong thiết kế được sử dụng lặp lại để tạo ra sự chuyển động nhịp nhàng. Tuy nhiên nếu chỉ lặp lại một yếu tố kỹ thuật thì dễ bị nhàm chán. Bí quyết để tạo ra nhịp điệu thú vị là kết hợp nhiều kỹ thuật khác nhau, hỗ trợ nhau để hướng tới một điểm nhấn.
2. Nếp nhăn tại các bề mặt của trang phục
Nếp nhăn trên bề mặt sản phẩm là yếu tố bất lợi cho quá trình sản xuất. Nó làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Với phương pháp thiết kế truyền thống việc kiểm tra đánh giá cho tiêu chí nếp nhăn trên bề mặt trang phục phải thực hiện qua khâu may chế thử mẫu. Tuy nhiên với công nghệ kỹ thuật phát triển hiện nay, việc đánh giá tiêu chí này được thực hiện bằng mô hình ảo trên phần mềm thiết kế ngành may, ứng dụng công nghệ mô phỏng 3 chiều người thiết kế có thể nhìn thấy được sản phẩm thiết kế của mình được mặc lên người mẫu hoặc Manocanh mà chưa cần sản xuất thật.
3. Sự phù hợp với thiết kế mỹ thuật
Thiết kế mỹ thuật chính là việc chúng ta thiết kế sản phẩm sao cho bắt mắt, thu hút và truyền tải được thông điệp bằng các công cụ công nghệ hỗ trợ.
Việc thiết kế thường đòi hỏi những cân nhắc về các khía cạnh mang tính thẩm mỹ, công năng, kinh tế và chính trị - xã hội của cả đối tượng được thiết kế lẫn quá trình thiết kế. Nó có thể bao gồm trong đó nghiên cứu, ý tưởng, mô hình, tạo mẫu, điều chỉnh có tính tương tác, và tái-thiết kế.
4. Sự vừa vặn, tiện nghi cho cử động
Kích thước trang phục và tính tiện nghi là những yếu tố quan trọng mà người tiêu dùng cũng như các nhà sản xuất hướng đến. Dù bộ trang phục được làm từ chất liệu có độ truyền nhiệt, truyền ẩm tốt mà kích thước không vừa vặn, áp lực lớn thì vẫn gây cảm giác khó chịu cho người mặc. Mối quan hệ giữa kích thước cơ thể người và kích thước trang phục đặc biệt là đối với trang phục bó sát là mối quan hệ gắn bó mật thiết. Do đó trong quá trình thiết kế người thiết kế phải tính toán áp lực tới các điểm trên cơ thể người tối đa là bao nhiêu là đảm bảo thoải mái cho người mặc mà vẫn đảm bảo được sự vừa vặn của sản phẩm.
Mỗi loại sản phẩm cụ thể sẽ có những tiêu chí mang tính trội và quan trọng hơn tiêu chí khác. Vì vậy, các doanh nghiệp sẽ phải có lựa chọn và quyết định những tiêu chí quan trọng nhất làm cho sản phẩm của mình mang sắc thái riêng phân biệt với những sản phẩm cùng dạng trên thị trường.