Tìm hiểu rõ hơn các loại vải thun
- Thứ sáu - 01/11/2019 16:00
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Vải thun là một chất liệu quen thuộc với mọi người vì chúng hiện diện ở khắp nơi quanh chúng ta qua các loại quần áo, trang phục. ... Tuy nhiên, người tiêu dùng thì hiểu biết về chất liệu vải sẽ ít hơn nhiều so với người làm trong ngành may lâu năm.
Vải thun cotton
- Sợi cotton có nguồn gốc từ sợi vải bông, chuyên sâu hơn gọi là Xenluloxo (sợi bông). Vải 100% cotton được dệt hoàn toàn 100% từ sợi cotton tức xuất phát chính từ vải sợi bông. Khi người ta biết trồng cây bông, đợi cho quả bông chín nó bung ra, và họ đi thu lại những sợi bông thô ở trong quả bông đã nứt ra, mang về, tẩy qua, họ đem xe thành sợi và từng cuộn sợi bông để dệt quần áo.
- Khoa học phát triển họ cũng thu hoạch tương tự từ cây bông, nhưng họ thu về được chế biến, tẩy trắng, pha thêm một chút hóa chất để giảm thời gian vải mục, mốc.. Sau này nghành công nghiệp dệt may áp dụng thành tựu khoa học vào sản xuất cho những chiếc quần, áo vải cotton như hiện nay.
- Vải cotton là sợi vải tổng hợp được làm từ nhiều nguyên liệu thiên nhiên và các chất hóa học mà tạo thành. Chất liệu này được dùng phổ biến nhất trong may mặc. Vì những tính năng vượt trội như chất liệu khá tốt, thấm mồ hôi, đa dạng, giặt nhanh khô và lâu hỏng nếu biết cách sử dụng.
Ưu điểm: Hút ẩm, thấm mồ hôi, giảm nhiệt và làm mát cơ thể.
Nhược điểm: giá thành cao, mình vải cứng, có cảm giác khô thường là lựa chọn của các khách hàng nam. Người ta khắc phục nhược điểm này bằng cách pha sợi Spandex để tạo sự mềm mại cho những đường cong quyến rũ đối với các khách hàng nữ. Hiện chất liệu vải này rất được các bạn trẻ ưa chuộng. Thường hàng cao cấp mới dùng chât liệu này.
Vải thun CVC
- Thành phần sợi gồm tỉ lệ 65 % Cotton, 35 % PE (polyester). Vải pha sợi này mang tính chất của cả hai loại sợi cấu thành nên giá thành cũng tương đối. Do có sợi pha nilon (Poly) nên mặc sẽ nóng hơn, ít hút ẩm hơn 100% cotton nhưng vải có cảm giác mềm mại. Giá thành tương đối ổn, chất lượng tương đối, là lựa chọn của đa số khách hàng không yêu cầu cao về chất lượng. Để vải có độ co dãn nhiều, người ta cũng pha thêm sợi Spandex.
Vải thun TC (thường gọi Tixi hay cotton 35/65)
- Thành phần sợi gồm tỉ lệ 35 % Cotton, 65 % PE (polyester). Với tỷ lệ pha như vậy ta có cảm giác ngoài độ mềm mại của vải vẫn còn độ cứng của PE. Đây là chất liệu trung bình khi làm áo thun và được đa số người tiêu dùng chọn lựa và sử dụng.
Vải thun Poliester (thường gọi PE)
- Thành phần sợi gồm 100 % sợi nhựa PE. Những chiếc áo thun có thành phần sợi PE thường có độ bền cao và ít bị nhàu, vải ít bị co khi sử dụng. Ưu điểm của loại vải này là giá thành mềm, hình in sắc nét nên rất được các bạn học sinh ưa chuộng. Tuy nhiên nhược điểm của nó là không thoát mồ hôi, gây cảm giác nóng bức, mình vải lâu ngày dễ bị xù lông hat bị tước.
Vải cá sấu (Lacoste)
- Là loại thun có nhiều ưu điểm nổi bậc nhưng nhược điểm duy nhất là giá thành sản phẩm rất cao. Đó cũng là vải được làm bằng vải cotton nhưng loại vải này mắc vải dệt to hơn (lỗ lưới đan dệt to hơn cotton thường) xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1933 trên thị trường Pháp. Vải thường được dùng làm áo thun cổ trụ (áo có bâu, trước ngực áo có xẻ trụ và đơm hai hột nút) và có gắng thương hiệu Lacoste Crocodie (hình cá sấu) mà sau này nổi tiếng khắp thế giới cho đến tận ngày nay. Bây giờ mọi người thường dùng tên “vải cá sấu” để chỉ loại vải cotton dệt theo kiểu này. Ở Việt Nam, vải thun cá sấu được sử dụng rộng rãi để may các loại áo thun nam, áo thun nữ cổ trụ nhằm mang đến phong cách đầy trẻ trung đầy sức sống. Phổ biến nhất vẫn là loại cotton 65/35 – thun cá sấu 4 chiều
- Sợi cotton có nguồn gốc từ sợi vải bông, chuyên sâu hơn gọi là Xenluloxo (sợi bông). Vải 100% cotton được dệt hoàn toàn 100% từ sợi cotton tức xuất phát chính từ vải sợi bông. Khi người ta biết trồng cây bông, đợi cho quả bông chín nó bung ra, và họ đi thu lại những sợi bông thô ở trong quả bông đã nứt ra, mang về, tẩy qua, họ đem xe thành sợi và từng cuộn sợi bông để dệt quần áo.
- Khoa học phát triển họ cũng thu hoạch tương tự từ cây bông, nhưng họ thu về được chế biến, tẩy trắng, pha thêm một chút hóa chất để giảm thời gian vải mục, mốc.. Sau này nghành công nghiệp dệt may áp dụng thành tựu khoa học vào sản xuất cho những chiếc quần, áo vải cotton như hiện nay.
- Vải cotton là sợi vải tổng hợp được làm từ nhiều nguyên liệu thiên nhiên và các chất hóa học mà tạo thành. Chất liệu này được dùng phổ biến nhất trong may mặc. Vì những tính năng vượt trội như chất liệu khá tốt, thấm mồ hôi, đa dạng, giặt nhanh khô và lâu hỏng nếu biết cách sử dụng.
Ưu điểm: Hút ẩm, thấm mồ hôi, giảm nhiệt và làm mát cơ thể.
Nhược điểm: giá thành cao, mình vải cứng, có cảm giác khô thường là lựa chọn của các khách hàng nam. Người ta khắc phục nhược điểm này bằng cách pha sợi Spandex để tạo sự mềm mại cho những đường cong quyến rũ đối với các khách hàng nữ. Hiện chất liệu vải này rất được các bạn trẻ ưa chuộng. Thường hàng cao cấp mới dùng chât liệu này.
Vải thun CVC
- Thành phần sợi gồm tỉ lệ 65 % Cotton, 35 % PE (polyester). Vải pha sợi này mang tính chất của cả hai loại sợi cấu thành nên giá thành cũng tương đối. Do có sợi pha nilon (Poly) nên mặc sẽ nóng hơn, ít hút ẩm hơn 100% cotton nhưng vải có cảm giác mềm mại. Giá thành tương đối ổn, chất lượng tương đối, là lựa chọn của đa số khách hàng không yêu cầu cao về chất lượng. Để vải có độ co dãn nhiều, người ta cũng pha thêm sợi Spandex.
Vải thun TC (thường gọi Tixi hay cotton 35/65)
- Thành phần sợi gồm tỉ lệ 35 % Cotton, 65 % PE (polyester). Với tỷ lệ pha như vậy ta có cảm giác ngoài độ mềm mại của vải vẫn còn độ cứng của PE. Đây là chất liệu trung bình khi làm áo thun và được đa số người tiêu dùng chọn lựa và sử dụng.
Vải thun Poliester (thường gọi PE)
- Thành phần sợi gồm 100 % sợi nhựa PE. Những chiếc áo thun có thành phần sợi PE thường có độ bền cao và ít bị nhàu, vải ít bị co khi sử dụng. Ưu điểm của loại vải này là giá thành mềm, hình in sắc nét nên rất được các bạn học sinh ưa chuộng. Tuy nhiên nhược điểm của nó là không thoát mồ hôi, gây cảm giác nóng bức, mình vải lâu ngày dễ bị xù lông hat bị tước.
Vải cá sấu (Lacoste)
- Là loại thun có nhiều ưu điểm nổi bậc nhưng nhược điểm duy nhất là giá thành sản phẩm rất cao. Đó cũng là vải được làm bằng vải cotton nhưng loại vải này mắc vải dệt to hơn (lỗ lưới đan dệt to hơn cotton thường) xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1933 trên thị trường Pháp. Vải thường được dùng làm áo thun cổ trụ (áo có bâu, trước ngực áo có xẻ trụ và đơm hai hột nút) và có gắng thương hiệu Lacoste Crocodie (hình cá sấu) mà sau này nổi tiếng khắp thế giới cho đến tận ngày nay. Bây giờ mọi người thường dùng tên “vải cá sấu” để chỉ loại vải cotton dệt theo kiểu này. Ở Việt Nam, vải thun cá sấu được sử dụng rộng rãi để may các loại áo thun nam, áo thun nữ cổ trụ nhằm mang đến phong cách đầy trẻ trung đầy sức sống. Phổ biến nhất vẫn là loại cotton 65/35 – thun cá sấu 4 chiều