Nghiên cứu so sánh độ giãn đứt tương đối, độ bền đường may 406  giữa chỉ 100% Polyester và chỉ pha 65% Polyester, 35% Cotton trên vải TC

Nghiên cứu so sánh độ giãn đứt tương đối, độ bền đường may 406 giữa chỉ 100% Polyester và chỉ pha 65% Polyester, 35% Cotton trên vải TC

 21:28 27/02/2023

Độ giãn, độ bền kéo đứt của đường may có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến độ bền, tuổi
thọ của sản phẩm. Bài báo trình bày một nghiên cứu thực nghiệm, so sánh độ giãn đứt tương đối, độ
bền kéo đứt đường may 406 trên vải TC khi may chỉ 100% Polyester và chỉ có 65% Polyester pha với
35 % Cotton. Nghiên cứu được thực hiện trên máy may trần đè và máy kéo nén vạn năng, sử dụng
phần mềm Design Expert để xử lý và phân tích số liệu. Kết quả thu được phương trình hồi quy thực
nghiệm biểu thị quy luật ảnh hưởng của các yếu tố nghiên cứu đến độ giãn, độ kéo đứt đường may
406 khi may chỉ pha, các phương trình đều có hệ số xác định R2
trên 0,9. So sánh kết quả thu được
với độ giãn đứt tương đối, độ bền kéo đứt đường của chỉ 100% Polyester, cho thấy đường may 406
trên vải thực nghiệm với chỉ 100% polyester có độ giãn đứt tương đối và độ bền kéo đứt cao hơn khi
dùng chỉ pha 65% Polyester, 35% Cotton với cùng mật độ mũi may.

Xác định thông số công nghệ là hơi tối ưu cho vải len trên quan điểm tối đa độ ổn định kích thước

Xác định thông số công nghệ là hơi tối ưu cho vải len trên quan điểm tối đa độ ổn định kích thước

 20:44 23/02/2023

Tóm tắt
Vải len dệt kim có tính có giãn và đàn hồi lớn, dưới tác dụng của nhiệt độ, hơi nước khi là đã làm thay đổi kích thước vải và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Kích thước vải khi xì hơi nước chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: Nhiệt độ đế bàn là, áp suất nồi hơi, khoảng cách từ bề mặt vải đến mặt đế bàn là.
Trong bài báo này, tác giả nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đế bàn là (0C), áp suất nồi hơi (bar), khoảng cách từ bề mặt vải đến mặt đế bàn là (cm) đến độ ổn định kích thước của vải len theo hướng hàng vòng và cột vòng. Sử dụng phương pháp qui hoạch thực nghiệm tổ hợp quay trung tâm của Box – Willson và phần mềm Design Expert thiết kế các phương án thí nghiệm, xử lý và phân tích thực nghiệm. Kết quả xác định thông số tối ưu khi là hơi theo hướng hàng vòng và cột vòng với nhiệt độ 1520C, áp suất nồi hơi 3,4 bar và khoảng cách từ bề mặt vải đến mặt bàn là 1,3 cm.
Từ khóa: Nhiệt độ đế bàn là; áp suất nồi hơi; khoảng cách từ bề mặt vải đến mặt bàn là.

Khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố đến thời gian thực hiện thao tác kéo chi tiết ra ngoài bằng 2 tay các công đoạn khác nhau sản phẩm Polo- Shirt từ vải dệt kim

Khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố đến thời gian thực hiện thao tác kéo chi tiết ra ngoài bằng 2 tay các công đoạn khác nhau sản phẩm Polo- Shirt từ vải dệt kim

 15:15 21/04/2022

Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu thời gian thực hiện thao tác đưa chi tiết ra ngoài bằng hai tay tại một số công đoạn may sản phẩm Polo-Shirt từ vải dệt kim tại công ty TNHH Một Thành Viên Hà Nam – Hanosimex. Dựa trên cơ sở phương pháp phân tích thời gian chuẩn MTM và hệ thống thời gian định trước GSD, tác giả đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng đồng thời của các yếu tố về tổ chức lao động như khoảng cách đặt bán thành phẩm, kích thước bán thành phẩm và số lượng chi tiết may đồng thời đếm thời gian thực hiện hiện code AS2H. Trong nghiên cứu đã sử dụng phương pháp qui hoạch thực nghiệm, xử lý và phân tích kết quả thực nghiệm. Kết quả của bài báo góp phần vào mục tiêu chung nghiên cứu tiêu chuẩn hóa thời gian may sản phẩm dệt may cụ thể làm sản phẩm từ vải dệt kim.

Các phương pháp hỗ trợ nhằm rút ngắn thời gian sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng trên dây chuyền may

Các phương pháp hỗ trợ nhằm rút ngắn thời gian sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng trên dây chuyền may

 12:03 15/07/2020

Để đảm rút ngắn thời gian gia công, hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều áp dụng phần mềm phân tích thao tác để xây dựng định mức thời gian gia công sản phẩm. Với ngân hàng thao tác chuẩn được xây dựng, tùy theo trình độ và tay nghề của người thực hiện công đoạn sẽ có những hệ số để tính toán định mức khác nhau. Điều này giảm được yếu tổ chủ quan khi xây dựng định mức bằng các phương pháp truyền thống. Đối với công nhân mới, trước khi vào làm việc chính thức trên chuyền đều được học thao tác chuẩn và luyện thao tác chuẩn đến khi thành thạo mới được vào chuyền chính thức. Chính vì vậy chỉ sau một thời gian ngắn người công nhân đã có thể đạt được mức thuần thục của các kỹ năng.

Nghiên cứu khoa học
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập36
  • Hôm nay4,341
  • Tháng hiện tại211,100
  • Tổng lượt truy cập6,094,120
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây