Nghiên cứu so sánh độ giãn đứt tương đối, độ bền đường may 406  giữa chỉ 100% Polyester và chỉ pha 65% Polyester, 35% Cotton trên vải TC

Nghiên cứu so sánh độ giãn đứt tương đối, độ bền đường may 406 giữa chỉ 100% Polyester và chỉ pha 65% Polyester, 35% Cotton trên vải TC

 21:28 27/02/2023

Độ giãn, độ bền kéo đứt của đường may có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến độ bền, tuổi
thọ của sản phẩm. Bài báo trình bày một nghiên cứu thực nghiệm, so sánh độ giãn đứt tương đối, độ
bền kéo đứt đường may 406 trên vải TC khi may chỉ 100% Polyester và chỉ có 65% Polyester pha với
35 % Cotton. Nghiên cứu được thực hiện trên máy may trần đè và máy kéo nén vạn năng, sử dụng
phần mềm Design Expert để xử lý và phân tích số liệu. Kết quả thu được phương trình hồi quy thực
nghiệm biểu thị quy luật ảnh hưởng của các yếu tố nghiên cứu đến độ giãn, độ kéo đứt đường may
406 khi may chỉ pha, các phương trình đều có hệ số xác định R2
trên 0,9. So sánh kết quả thu được
với độ giãn đứt tương đối, độ bền kéo đứt đường của chỉ 100% Polyester, cho thấy đường may 406
trên vải thực nghiệm với chỉ 100% polyester có độ giãn đứt tương đối và độ bền kéo đứt cao hơn khi
dùng chỉ pha 65% Polyester, 35% Cotton với cùng mật độ mũi may.

Xác định thông số công nghệ là hơi tối ưu cho vải len trên quan điểm tối đa độ ổn định kích thước

Xác định thông số công nghệ là hơi tối ưu cho vải len trên quan điểm tối đa độ ổn định kích thước

 20:44 23/02/2023

Tóm tắt
Vải len dệt kim có tính có giãn và đàn hồi lớn, dưới tác dụng của nhiệt độ, hơi nước khi là đã làm thay đổi kích thước vải và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Kích thước vải khi xì hơi nước chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: Nhiệt độ đế bàn là, áp suất nồi hơi, khoảng cách từ bề mặt vải đến mặt đế bàn là.
Trong bài báo này, tác giả nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đế bàn là (0C), áp suất nồi hơi (bar), khoảng cách từ bề mặt vải đến mặt đế bàn là (cm) đến độ ổn định kích thước của vải len theo hướng hàng vòng và cột vòng. Sử dụng phương pháp qui hoạch thực nghiệm tổ hợp quay trung tâm của Box – Willson và phần mềm Design Expert thiết kế các phương án thí nghiệm, xử lý và phân tích thực nghiệm. Kết quả xác định thông số tối ưu khi là hơi theo hướng hàng vòng và cột vòng với nhiệt độ 1520C, áp suất nồi hơi 3,4 bar và khoảng cách từ bề mặt vải đến mặt bàn là 1,3 cm.
Từ khóa: Nhiệt độ đế bàn là; áp suất nồi hơi; khoảng cách từ bề mặt vải đến mặt bàn là.

Vải bông cao cấp phải được xử lý bằng phương pháp kiềm hóa?

Vải bông cao cấp phải được xử lý bằng phương pháp kiềm hóa?

 15:46 12/04/2021

Mercerization là một quá trình xử lý ngắn hạn của vải với một dung dịch xút đậm đặc. Công nghệ này lấy tên từ tên của nhà hóa học người Anh John Mercer. Nhà khoa học này vào năm 1844 đã phát minh ra quá trình làm giàu sợi bông bằng natri hydroxit. Sau khi xử lý, độ tròn của sợi được tăng lên, độ mịn bề mặt và tính chất quang học được cải thiện, cường độ ánh sáng phản xạ được tăng lên và vải thể hiện độ bóng nói chung.

Cách nhận biết vải Cotton

Cách nhận biết vải Cotton

 09:10 20/09/2020

Vải cotton là gì?
Vào thời xa xưa, ông cha ta đã biết cách trồng cây bông để lấy quả đem về lấy sợi dệt thành vải may quần áo. Cho đến khi ngành dệt may phát triển, người ta vẫn lấy sợi từ cây bông nhưng mang về xử lý bằng hóa chất để tăng độ bền cũng như giảm sự mục, mốc của vải. Từ đó, vải cotton ra đời.

Phương pháp giặt mài và bảo quản đồ Jean

Phương pháp giặt mài và bảo quản đồ Jean

 12:15 09/01/2020

Do khuynh hướng và nhu cầu mốt ngày càng cao của người tiêu dùng các công nghệ xử lý hoàn tất sản phẩm may mặc phát triển rất nhanh. Trong số các công nghệ xử lý đó có công nghệ giặt mài sản phẩm và nó được phát triển rất đa rạng.

Phương pháp xác định tổn thương vải tại  đường may

Phương pháp xác định tổn thương vải tại đường may

 09:51 21/12/2017

Tổn thương vải tại đường may: Sự tác động của các yếu tố công nghệ, nguyên liệu, thiết bị, quá trình xử lý hoàn tất, qúa trình công nghệ may….Làm thay đổi bề mặt vật liệu, ảnh hưởng đến mỹ quan của sản phẩm gọi đó là tổn thương vải tại vị trí đường may.

1

Tính chất kháng khuẩn của vải cotton được xử lý bằng Nano bạc

 19:00 12/11/2017

Trong những năm gần đây các phân tử có kích cỡ nano đã được tập trung vào sự kìm hãm vi khuẩn. Các nhà khoa học đã nghiên cứu hoạt động kháng khuẩn bằng việc ứng dụng hai loại phân tử nano bạc trên vải cotton. Đây là những phân tử MesoSilver và hợp chất clorua bạc (silpure). Clorua bạc, được sử dụng trong phân tán dung dịch nước, được trộn với một đơn phân trước khi áp dụng trên vải. MesoSilver là bạc nguyên chất có kích thước phân tử sub-nanometer lơ lửng trong nước khử ion. Silpure được phủ và lưu hóa trên vải cotton. MesoSilver được phủ lên vải theo cách làm khô không khí. Các hình ảnh SEM của các mẫu vải đã được xử lý Silpure- và MesoSilver cho thấy sự phân tán phân tử trên vải là tốt. Việc phân tích EDX được tiến hành để xác nhận sự hiện diện của các phân tử bạc trên bề mặt vải. Các nghiên cứu sinh học thể hiện rằng không có sự phát triển của vi khuẩn trên cả hai mẫu đã được xử lý; trong khi các mẫu chưa được xử lý thì đã cho thấy sự phát triển của vi khuẩn. Các mẫu silpure thể hiện khả năng bền giặt tuyệt vời; Tuy nhiên các mẫu MesoSilver thì không

2

Chitosan và một số ứng dụng trong ngành May

 18:58 12/11/2017

Trong bối cảnh toàn cầu hóa về thương mại như hiện nay, mối quan tâm ưu tiên của các nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng toàn cầu đang thay đổi mạnh mẽ. Trong sự cạnh tranh toàn cầu, chất lượng và các qui trình xử lý, sản xuất thân thiện với môi trường có một vai trò quan trọng. Các tiến bộ trong lĩnh vực sản xuất và biến tính xơ, việc sử dụng các loại enzyme khác nhau trong xử lý dệt và việc quản lý chất thải dệt bằng cách sử dụng công nghệ sinh học cũng được đề cập đến.

Xử lý hoàn tất đồ lót nữ bằng phương pháp cơ học

Xử lý hoàn tất đồ lót nữ bằng phương pháp cơ học

 18:49 12/11/2017

Để các sản phẩm dệt may đáp ứng được các yêu ngày càng cao của thị trường ngoài việc lựa chọn các vật liệu dệt, phương pháp và công nghệ dệt thì phải kể tới một công đoạn quan trọng làm thay đổi những tính chất tốt của vải như: mềm hơn, mịn hơn, đẹp hơn … để mang lại những giá trị về sử dụng và thẩm mỹ đó là quá trình xử lý hoàn tất sản phẩm dệt may tạo nên.

Nghiên cứu khoa học
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập27
  • Hôm nay1,447
  • Tháng hiện tại165,436
  • Tổng lượt truy cập6,048,456
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây