Xu hướng ứng dụng công nghệ mới và thực trạng nhân lực ngành dệt may thời trang

Chủ nhật - 18/04/2021 05:28
Sau nhiều năm gia nhập WTO và các hiệp định thương mại được ký kết ngần, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam tăng xấp rất nhanh, giá trị nội địa hoá của sản phẩm dệt may để xuất khẩu đều tăng. Ngành dệt may hiện đang sử dụng xấp xỉ 3 triệu lao động, chiếm tỉ trọng >10% so với lao động công nghiệp cả nước. Tốc độ tăng trưởng lao động hàng năm trung bình trên 10%, cao hơn mức trung bình của tất cả các ngành chế biến và chế tạo. Xét về góc độ quản lý, ngành dệt may đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam.
         Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang ở giai đoạn khởi đầu của sự phát triển, đây là giai đoạn chiến lược bản lề cho các nước đang phát triển để theo kịp với xu hướng thế giới đặc biệt trong ngành dệt may. Thực tế cho thấy, máy móc, công nghệ có thể mua được, nhưng con người, kiến thức, kỹ năng, nhận thức thì hoàn toàn không thể, và nếu con người không đáp ứng được thì dù máy móc, công nghệ có hiện đại mấy đi nữa thì chúng vẫn chỉ là những thứ vô dụng nếu thiếu yếu tố con người. Có thể nói người lao động luôn là trung tâm của mọi sự phát triển.
6

         Báo cáo mới nhất về sự cạnh tranh toàn cầu năm 2019, kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp của Việt Nam được đánh giá thấp nhất trong các chỉ số cạnh tranh, chỉ đứng thứ 116/141 quốc gia, kỹ năng số hóa chỉ đứng thứ 97/141. Điều này cho thấy chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi phải đương đầu với làn sóng ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất. Ngành dệt may được đánh giá là ngành sẽ bị chịu tác động lớn nhất, do phần lớn lao động chưa qua đào tạo, đã có nhận định rằng xấp xỉ 86% lao động trong ngành may có nguy cơ mất việc do tự động hóa . Do đó đây có thể coi là những chỉ dấu quan trọng đồng thời là những thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp và nhà quản lý.
         Gần đây cụm từ công nghiệp 4.0 được xuất hiện rất nhiều trên truyền thông, báo chí, và các hội thảo khoa học. Nhiều học giả đã nghiên cứu sự tác động của nó đến nguồn nhân lực nêu ra bốn thách thức lớn: Nhu cầu trình độ lao động cao; công tác đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế; thị trường lao động toàn cầu; nhận thức về cách mạng công nghiệp lần thứ tư còn hạn chế, số lượng lao động đã qua đào tạo ít; chất lượng chuyên môn chưa được cao; cơ cấu lao động không hợp lý. Tuy nhiên các bài báo khoa học trên đều chỉ dừng lại ở mức nêu tên, chưa có con số nghiên cứu cụ thể về từng hạn chế đã nêu.
          Ngành dệt may, cho đến nay chưa có thống kê cụ thể, cập nhật mới nhất về thực trạng cơ cấu lao động, trình độ, kỹ năng của lao động chuẩn bị sẵn sàng cho công nghiệp 4.0. Do vậy, mục tiêu nghiên cứu bài viết này nhằm xác định thực trạng nguồn nhân lực xét về cơ cấu trình độ và kỹ năng công nghệ 4.0 từ đó xác định những thách thức trong việc đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của công nghiệp 4.0.
          Nói cách khác, nhân lực ngành Công nghệ May được đào tạo bài bản đặc biệt trình độ Đại học là một lực lượng lao động rất cần thiết cho sự phát triển như vũ bão của ngành công dệt may Việt Nam hiện nay. Năm bắt được xu hướng đo Trường đại học Sao Đỏ đã tập trung đào tạo sinh viên ngành công nghệ dệt may ở trình độ đại học có đủ năng lực để tiếp cận các công nghệ mới trong doanh nghiệp như chương trình, giáo trình được cập nhật thay đổi thường xuyên theo xu hướng phát triển của doanh nghiệp. Thiết bị được đầu tư hiện đại bằng việc trang bị các thiết bị tự động như: máy may tự động, máy cắt trải vải tự động, các phần mềm chuyên ngành như: Gerber, Optitex, Lectra, Coreldraw...
         Đặc biệt, trong quá trình học tập tại trường Đại học Sao Đỏ sinh viên được thực tập sản xuất, triển khai sản xuất, quản lý sản xuất, quản lý kiểm tra chất lượng... ngay tại xưởng thực hành của trường và các doanh nghiệp ngoài trường với các mặt hàng xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ và Châu Âu…Đây là cơ hội để sinh viên tiếp cận thực tế mô hình tổ chức sản xuất và các vị trí việc làm, giúp các em đáp ứng được ngay nhu cầu của doanh nghiệp sau tốt nghiệp.
   
6
Sinh viên trong giờ học thực hành thiết kế và gia công sản phẩm
trên các phầm nềm chuyên ngành
 
7
Sinh viên thực tập thực tế tại doanh nghiệp

Nguồn tin: Tạ Văn Hiển

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Nghiên cứu khoa học
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập33
  • Hôm nay3,778
  • Tháng hiện tại21,327
  • Tổng lượt truy cập7,618,907
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây