Khoa May & Thời trang

http://maythoitrang.saodo.edu.vn


Khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố đến thời gian thực hiện thao tác kéo chi tiết ra ngoài bằng 2 tay các công đoạn khác nhau sản phẩm Polo- Shirt từ vải dệt kim

Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu thời gian thực hiện thao tác đưa chi tiết ra ngoài bằng hai tay tại một số công đoạn may sản phẩm Polo-Shirt từ vải dệt kim tại công ty TNHH Một Thành Viên Hà Nam – Hanosimex. Dựa trên cơ sở phương pháp phân tích thời gian chuẩn MTM và hệ thống thời gian định trước GSD, tác giả đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng đồng thời của các yếu tố về tổ chức lao động như khoảng cách đặt bán thành phẩm, kích thước bán thành phẩm và số lượng chi tiết may đồng thời đếm thời gian thực hiện hiện code AS2H. Trong nghiên cứu đã sử dụng phương pháp qui hoạch thực nghiệm, xử lý và phân tích kết quả thực nghiệm. Kết quả của bài báo góp phần vào mục tiêu chung nghiên cứu tiêu chuẩn hóa thời gian may sản phẩm dệt may cụ thể làm sản phẩm từ vải dệt kim.
Surveying the effects of factors on the time of action that bring details out with 2 hands of Polo-Shirt from knitted fabrics
Nguyễn Quang Thoại 1, Phan Thanh Thảo 2,
                       Email:
quangthoaithanhhien@gmail.com
                                                                                                                       1Trường Đại học Sao Đỏ   2Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
 
 
Tóm tắt
Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu thời gian thực hiện thao tác đưa chi tiết ra ngoài bằng hai tay tại một số công đoạn may sản phẩm Polo-Shirt từ vải dệt kim tại công ty TNHH Một Thành Viên Hà Nam – Hanosimex. Dựa trên cơ sở phương pháp phân tích thời gian chuẩn MTM và hệ thống thời gian định trước GSD, tác giả đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng đồng thời của các yếu tố về tổ chức lao động như khoảng cách đặt bán thành phẩm, kích thước bán thành phẩm và số lượng chi tiết may đồng thời đếm thời gian thực hiện hiện code AS2H. Trong nghiên cứu đã sử dụng phương pháp qui hoạch thực nghiệm, xử lý và phân tích kết quả thực nghiệm. Kết quả của bài báo góp phần vào mục tiêu chung nghiên cứu tiêu chuẩn hóa thời gian may sản phẩm dệt may cụ thể làm sản phẩm từ vải dệt kim.
Từ khóa: Nghiên cứu thao tác; Nghiên cứu thời gian;GSD (General Sewing Data); MTM (Methods Time Measeurement)
Abstract
This article presents the results of the study of the time to on the time of action that brings details out with 2 hands of polo-shirt from knitted fabrics from Polo- Shirt. It is based on MTM standard time analysis method and GSD predetermined time system. The authors have conducted a study of the simultaneous effects of organizational factors such as the distance to place the sewing element, the size of the sewing element, and the number of element layers on AS2H 's time. The study used experimental planning, processing, and analysis methods. The results of the article contribute to the study of standardization of specific textile products for textile products made of knitted fabrics.
Keywords:Motion study; Time study; GSD; MTM.
  1. GIỚI THIỆU CHUNG
 
Tuy trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp ở trong nước và trên thế giới, nhưng ngành dệt may vẫn đạt được nhứng thành tựu nhất định. Theo Bộ Công Thương, trong gần 6 tháng đầu năm 2021, ngành dệt may đã có nhiều tín hiệu khởi sắc, đặc biệt, trong 5 tháng đầu năm 2021,ngành sản xuất trang phục tăng 9,1. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc ước đạt 12,2 tỉ USD, tăng 15% so với cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu xơ, sợi dệt các loại tăng 60,1%; kim ngạch xuất khẩu vải mành, vải kỹ thuật khác tăng 66,2%. [1]
Tuy đứng trước những thành tự đó ngành vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn và thách thức do đặc điểm nổi bật của ngành may so với nhiều ngành công nghiệp khác là năng suất lao động của người công nhân quyết định năng suất của doanh nghiệp, của ngành. Để cạnh tranh, để tồn tại và phát triển bền vững trong môi trường ngày nay, doanh nghiệp ngành may không còn lựa chọn nào khác ngoài việc nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập cho người công nhân. Để làm được điều này, các doanh nghiệp may phải nghiên cứu cải thiện thời gian thao tác và tốc độ làm việc của người công nhân may.
Trên thế giới và trong nước đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này. Tác giả Mst. Murshida Khatun [2] đã tiến hành khảo sát thời gian thao tác chính và thời gian thao tác thực hiện các công việc phụ nhằm tiến hành cải tiến thao tác và xác định hệ số kỹ thuật để xác định thời gian tiêu chuẩn. Thời gian thao tác thực hiện các công việc phụ là thời gian cho các việc như: bố trí thiết bị, chuẩn bị, di chuyển bán thành phẩm, thay chỉ… chiếm khoảng 15% thao tác chính. Để nâng cao năng suất lao động cần phải xác định thời gian định mức chính xác, nghiên cứu thao tác là yếu tố quyết định đến thời gian định mức công việc. Tác giả Đinh Mai Hương, Phan Thanh Thảo [3] đi sâu nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố khoảng cách lấy bán thành phẩm và kích thước bán thành phẩm đến thời gian thực hiện thao tác phụ của công nhân may sản phẩm dệt kim.
Trong phạm vi bài báo này, tác giả đi vào khảo sát thời gian thực hiện thao tác đưa chi tiết ra ngoài tại một số công đoạn may sản phẩm Polo- Shirt từ vải dệt kim tại Công ty TNHH MTV Hà Nam Hanosimex. Nghiên cứu ảnh hưởng đồng thời của ba yếu tố tổ chức nơi làm việc gồm: khoảng cách đặt chi tiết may, kích thước của chi tiết may và số lớp chi tiết tham gia liên kết may đến thời gian thực hiện thao tác phụ code AS2H.

2. NGHIÊNCỨU THỰC NGHIỆM

2.1. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu thực nghiệm xây dựng qui luật ảnh hưởng đồng thời, độc lập của các yếu tố tổ chức nơi làm việc gồm: khoảng cách đặt chi tiết may, kích thước của chi tiết may và số lớp chi tiết tham gia liên kết may đến thời gian thực hiện thao tác đưa chi tiết sang hai bên tại các công đoạn: dán nẹp vào dưỡng, mở dưỡng lấy bán thành phẩm ra, may đường vòng nách, may đường chần gấu.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
- Sản phẩm khảo sát: Áo Polo - Shirt nam mã hàng PE19-024/OCKS0021, cổ cài kín không chân, nẹp lệch, bản cổ bằng băng vải dệt, gấu áo và gấu tay được chần hai đường song song. Vải sử dụng may là vải single với thành phầnnguyên liệu: 55% cotton pha 45%/polyester, khối lượng: 180 g/m2, mật độ ngang: 130 (cột vòng/100 mm), mật độ dọc: 210 (hàng vòng/100 mm), độ dày vải: 0,15 (mm), chi số sợi: Ne = 18 (m/g)

Hình 1. Hình ảnh mô tả sản phẩm áo Polo-Shirt nam mã hàng PE19-024/OCKS0021
- Dây chuyền sản xuất: Tiến hành khảo sát tại 5 dây chuyền may thuộc Công ty TNHH MTV Hà Nam thuộc Tổng Công ty CP Dệt may Hà Nội Hanosimex, khu CN Đồng Văn 2, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Tập trung nghiên cứu quy trình và thời gian thực hiện thao tác may một số cụm chi tiết và đường liên kết của sản phẩm áo Polo-Shirt.
- Thời gian thao tác kéo chi tiết ra ngoài bằng 2 tay.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp phân tích qui trình thao tác và xác định thời gian thao tác bằng phương pháp MTM và hệ thống thời gian định trước GSD [5]
Vì trong quá trình lao động nói chung và quá trình lao động may nói riêng, các hoạt động lao động của công nhân được phân chia thành các thao tác, động tác và cử động rất nhỏ nên nhóm tác giả sử dụng phương pháp phân tích thời gian MTM và hệ thống thời gian định trước GSD để tiến hành phân tích quy trình thao tác may sản phẩm áo Polo-shirt thành các cử động cơ bản theo các mã code, thao tác được qui định trước giá trị thời gian
Trong phương pháp MTM và hệ thống thời gian định trước GSD các hoạt động chuẩn bị và phục vụ được chi thành 7 lớp hoạt động gồm 39 code. Ngoài ra còn lớp thứ 8 cho các hoạt động may trên máy. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của bài bảo này tác giả đi vào nghiên cứu thời gian thực hiện code AS2H (thao tác đưa chi tiết ra ngoài bằng 2 tay). Lý do tác giả lựa chọn cdeo này vì nó có tần số lặp lại rất nghiều trong quá trìn may tất cả các loại sản phẩm dệt may và cụ thể là sản phẩm áo Polo- Shirt.
2.3.2. Phương pháp quy hoạch thực nghiệm và tối ưu hóa
Với sự trợ giúp của phần mềm Design Expert 6.0 để xử lý dữ liệu và thiết lập hồi quy thực nghiệm cùng phương pháp thiết lập kế hoạch thực nghiệm trực tiếp giao diện đa biến để nghiên cứu ảnh hưởng đồng thời của 3 yếu tố bao gồm: khoảng cách các chi tiết, kích thước chi tiết và số lớp chi tiết tham gia liên kết may đên thời gian thực hiện thao tác đưa chi tiết ra ngoài.
Số thí nghiệm: N= 2k + no +2k = 23 + 3 + 2x3 (với no=3) ta có N = 17 thí nghiệm. Trong đó có 8 thí nghiệm cơ bản, 3 thí nghiệm tại tâm và 6 thí nghiệm xung quanh tâm. Mỗi phương án thí nghiệm lặp lại 3 lần. Tổng số mẫu thí nghiệm thực hiện: 17 x 3 = 51. Sự thay đổi giá trị của các biến nghiên cứu mang tính qui luật và được xác định trên cơ sở thực tế sản xuất sản phẩm áo Polo-Shirt. Khoảng biến thiên của các yếu tố khoảng cách đặt chi tiết may, kích thước của chi tiết may và số lớp chi tiết tham gia liên kết may được trình bày trong bảng 1.
 
Bảng 1. Khoảng biến thiên (biến thực và biến mã hoá) của các biến nghiên cứu
STT Yếu tố công nghệ Giá trị mã hóa
-1,68 -1 0 +1 +1,68
1 Khoảng cách đặt chi tiết may X1 (cm) 4,8 15 30 45 55,2
2 Kích thước của chi tiết may X2 (cm) Cỡ S
70,0
Cỡ S
70,0
Cỡ M
74,0
Cỡ L
78,0
Cỡ L
78,0
3 Số lớp chi tiết tham gia liên kết may X3 (lớp) 1 1 2 3 3
 
 
2.3.3. Phương pháp thực nghiệm xác định thời gian chuẩn bi may và thời gian công nghệ may
Sử dụng phương pháp quay phim chụp ảnh để ghi nhận các hình ảnh, thời gian, quy trình thao tác của người công nhân may. Sử dụng phương pháp bấm giờ nhằm xác định tiêu hao thời gian thực hiện thao tác thực tế bằng cách quan sát, đo và ghi thời gian tiêu hao của các thao tác lặp đi lặp lại khi may sản phẩm.
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi tiết hành thực nghiệm, số liệu sẽ được thu thập và xử lý trên phần mềm Excel 2010 và Design Exper 6.0.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng đồng thời của các yếu tố tổ chức nơi làm việc đến thời gian thực hiện thao tác chuẩn bị may của công nhân

Sau quá trình khảo sát thực nghiệm, tác giả thu được các kết quả sau:
 
Bảng 2. Bảng kết quả xác định giá trị thời gian code AS2H trong thao tác may dán nẹp vào dưỡng
A011 Số TT x1 x2 x3 X1 X2 X3 TỔ 1
Y (TMU)
TỔ 2
Y (TMU)
TỔ 3
Y (TMU)
TỔ 4
Y (TMU)
TỔ 5
Y (TMU)
TB
Y TB (TMU)
Thí nghiệm cơ bản 1 -1 -1  -1 15 70 1 40.5 40.5 40.0 41.1 40.7 40.6
2 +1 -1 -1 45 70 1 54.4 53.6 54.7 54.9 55.4 54.6
3 -1 +1 -1 15 78 1 54.2 53.5 54.9 53.6 53.9 54.0
4 +1 +1 -1 45 78 1 56.7 56.6 54.4 56.2 55.9 56.0
5 -1 -1 +1 15 70 3 83.1 84.4 82.6 82.1 82.3 82.9
6 +1 -1 +1 45 70 3 106.2 105.7 103.8 107.0 106.0 105.7
7 -1 +1 +1 15 78 3 109.2 107.6 109.8 109.5 109.0 109.0
8 +1 +1 +1 45 78 3 107.9 108.1 108.5 106.2 106.7 107.5
Thí nghiệm tại tâm 9 0 0 0 30 74 2 167.2 165.1 167.0 165.5 165.1 166.0
10 0 0 0 30 74 2 164.8 165.7 166.2 165.3 165.4 165.5
11 0 0 0 30 74 2 160.3 164.2 159.7 160.3 159.1 160.7
Thí nghiệm xung quanh tâm 12 -1.68 0 0 5 74 2 106.3 105.8 107.8 105.0 104.7 105.9
13 +1.68 0 0 55 74 2 183.0 182.8 183.6 182.0 182.8 182.8
14 0 -1.68 0 30 70 2 153.4 153.6 155.2 154.8 152.1 153.8
15 0 +1.68 0 30 78 2 171.5 172.3 171.0 172.4 173.3 172.1
16 0 0 -1.68 30 74 1 85.2 87.0 84.9 84.9 85.8 85.6
17 0 0 +1.68 30 74 3 232.9 234.3 234.6 235.0 233.6 234.1
Bảng 3. Bảng kết quả xác định giá trị thời gian code AS2H trong thao tác may mở dưỡng lấy bán thành phẩm ra.
A018 Số TT x1 x2 x3 X1 X2 X3 TỔ 1
Y (TMU)
TỔ 2
Y (TMU)
TỔ 3
Y (TMU)
TỔ 4
Y (TMU)
TỔ 5
Y (TMU)
TB
Y TB (TMU)
Thí nghiệm cơ bản 1 -1 -1  -1 15 70 1 42.0 43.1 44.1 41.5 43 42.7
2 +1 -1 -1 45 70 1 53.4 53.9 54.0 54.2 52.6 53.6
3 -1 +1 -1 15 78 1 53.8 54.5 53.9 55.9 54.3 54.5
4 +1 +1 -1 45 78 1 57.2 56.6 56.2 57.4 57.0 56.9
5 -1 -1 +1 15 70 3 84.3 84.5 83.8 85.3 84.2 84.4
6 +1 -1 +1 45 70 3 100.6 103.3 103.5 100.1 104.8 102.4
7 -1 +1 +1 15 78 3 108.7 108.0 107.5 105.6 109.0 107.8
8 +1 +1 +1 45 78 3 112.0 113.6 115.0 113.3 80.6 106.9
Thí nghiệm tại tâm 9 0 0 0 30 74 2 156.7 155.5 155.8 157.9 157.7 156.7
10 0 0 0 30 74 2 160.3 159.9 159.6 158.2 159.6 159.5
11 0 0 0 30 74 2 161.0 161.0 161.6 160.9 161.0 161.1
Thí nghiệm xung quanh tâm 12 - 0 0 5 74 2 104.7 103.7 105.5 104.4 104.8 104.6
13 + 0 0 55 74 2 190.9 192.8 195.2 190.6 187.8 191.5
14 0 - 0 30 70 2 153.0 158.8 152.3 152.6 153.0 153.9
15 0 + 0 30 78 2 166.3 166.6 166.1 165.9 166.5 166.3
16 0 0 - 30 74 1 82.5 82.2 84.9 82.3 82.4 82.8
17 0 0 + 30 74 3 243.0 245.1 243.6 243.4 243.1 243.7
Bảng 4.  Bảng kết quả xác định giá trị thời gian code AS2H trong thao tác may đường vòng nách
LR1011 Số TT x1 x2 x3 X1 X2 X3 TỔ 1 TỔ 2 TỔ 3 TỔ 4 TỔ 5 TB
Thí nghiệm cơ bản 1 -1 -1  -1 15 70 1 40.5 40.2 40.6 43.2 40.9 41.1
2 +1 -1 -1 45 70 1 56.4 56.5 55.4 56.0 55.2 55.9
3 -1 +1 -1 15 78 1 51.9 52.5 51.4 51.6 53.5 52.2
4 +1 +1 -1 45 78 1 53.6 53.5 53.8 54.2 54.0 53.8
5 -1 -1 +1 15 70 3 80.2 80.5 80.6 79.5 81.0 80.4
6 +1 -1 +1 45 70 3 109.6 109.6 109.9 109.7 110.3 109.8
7 -1 +1 +1 15 78 3 110.7 110.8 110.7 111.9 110.8 111.0
8 +1 +1 +1 45 78 3 104.6 104.7 104.0 104.6 105.9 104.8
Thí nghiệm tại tâm 9 0 0 0 30 74 2 179.0 177.7 178.9 178.5 177.7 178.3
10 0 0 0 30 74 2 171.7 170.7 172.8 170.5 171.4 171.4
11 0 0 0 30 74 2 161.4 160.9 161.5 160.7 163.3 161.6
Thí nghiệm xung quanh tâm 12 - 0 0 5 74 2 108.5 108.4 108.5 108.4 108.6 108.5
13 + 0 0 55 74 2 181.6 180.6 181.1 180.9 182.7 181.4
14 0 - 0 30 70 2 156.4 156.1 156.5 156.2 154.5 155.9
15 0 + 0 30 78 2 175.9 175.4 176.1 176.1 176.8 176.1
16 0 0 - 30 74 1 87.3 87.4 87.7 87.1 88.0 87.5
17 0 0 + 30 74 3 226.6 225.4 226.5 226.8 225.9 226.2
Bảng 5.  Bảng kết quả xác định giá trị thời gian code AS2H trong thao tác, may đường chần gấu.
LR1243 Số TT x1 x2 x3 X1 X2 X3 TỔ 1 TỔ 2 TỔ 3 TỔ 4 TỔ 5 TB
Thí nghiệm cơ bản 1 -1 -1  -1 15 70 1 43.5 43.3 44 43.8 43.1 43.5
2 +1 -1 -1 45 70 1 56.1 56.0 57.5 55.7 56.6 56.4
3 -1 +1 -1 15 78 1 57.1 57.1 57.3 54.9 55.8 56.4
4 +1 +1 -1 45 78 1 54.0 53.5 53.7 54.2 53.1 53.7
5 -1 -1 +1 15 70 3 84.6 84.8 83.1 83.9 84.0 84.1
6 +1 -1 +1 45 70 3 110.4 110.0 110.1 110.7 110.3 110.3
7 -1 +1 +1 15 78 3 106.9 106.5 107.4 107.0 106.5 106.9
8 +1 +1 +1 45 78 3 104.6 103.0 104.2 103.8 105.6 104.2
Thí nghiệm tại tâm 9 0 0 0 30 74 2 179.4 179.4 177.1 179.7 179.9 179.1
10 0 0 0 30 74 2 171.5 174.3 171.6 171.6 173.4 172.5
11 0 0 0 30 74 2 161.3 160.8 159.8 161.5 161.2 160.9
Thí nghiệm xung quanh tâm 12 - 0 0 5 74 2 111.7 112.3 111.3 111.6 111.3 111.6
13 + 0 0 55 74 2 174.5 173.6 173.1 174.9 173.3 173.9
14 0 - 0 30 70 2 152.2 152.4 154.2 151.5 151.2 152.3
15 0 + 0 30 78 2 173.6 173.8 173.0 174.2 173.2 173.6
16 0 0 - 30 74 1 92.8 92.9 93.9 91.7 91.9 92.6
17 0 0 + 30 74 3 225.9 226.0 225.9 226.2 226.5 226.1
 

3.2. Kết quả phương trình hồi quy thực nghiệm biểu thị ảnh hưởng đồng thời của 3 yếu tố đến thời gian thực hiện code AS2H

 

Từ quá trình thự nghiệm thông qua xử lý số liệu bằng phần mềm Desing Expert 6.0 tác giả thu được các phương trình thể hiện sự ảnh hưởng của 3 yếu tố đến thời gian Y. Phương trình thu được là phương trình bậc nhất có dạng Y= bo +b1X1 + b2 X2+ b3 X3

Trong đó  bo là hệ số tự do, b1, b2, b3 lần lượt là các  hệ số bậc nhất

 
Thao tác đưa chi tiết ra ngoài bằng 2 tay trong công đoạn may dán nẹp vào dưỡng Thao tác đưa chi tiết ra ngoài bằng 2 tay trong công đoạn mở dưỡng lấy btp ra.
YTN= +117.39 + 12.20 X1+ 5.38 X2 + 32.92 X3
R2= 0.85
YTN= +116.97 +12.93 X1 +4.68 X2 +34.00 X3
R2= 0.83
 
 
 
Thao tác  đưa chi tiết ra ngoài bằng 2 tay trong công đoạn may  đường vòng nách Thao tác đưa chi tiết ra ngoài bằng 2 tay trong công đoạn may đường chần gấu
YTN = +118.45 +11.88 X1+ 5.02 X2 +31.94 X3
R2= 0.84
YTN= +118.61 +10.14 X1 + 4.59 X1 + 30.76 X1
R2=0.83
   
   
 
 
Nhận xét: Hệ số tương quan R2 thể hiện mối tương quan giữa hàm YTN và ba biến X1, X2 và X3. Giá trị hệ số tương quan R2 của các hàm mục tiêu mã hóa theo các code nghiên cứu với ba biến X1, X2 và X3 nằm trong khoảng từ 0,83 – 0,85 thể hiện mối tương quan cao giữa mô hình thực nghiệm và mô hình lý thuyết.
Như vậy có thể kết luận, tồn tại chặt chẽ mối quan hệ giữa thời gian thực hiện thao tác chuẩn bị may AS2H với ba biến X1, X2 và X3.
 

3.3. Kết quả so sánh thời gian thực hiện thao tác đưa chi tiết ra ngoài tại các công đoạn.

Bảng 6. Bảng kết quả trung bình của thời gian thực hiện thao tác đưa hai chi tiết sang bên tại một số công đoạn

STT Giá trị thời gian code AS2H trong thao tác may dán nẹp vào dưỡng Giá trị thời gian code AS2H trong thao tác may mở dưỡng lấy btp ra. Giá trị thời gian code AS2H trong thao tác  may đường vòng nách Giá trị thời gian code AS2H trong thao tác may đường chần gấu. GSD [4]
1 40.6 42.7 41.1 43.5 42
2 54.6 53.6 55.9 56.4 42
3 54 54.5 52.2 56.4 42
4 56 56.9 53.8 53.7 42
5 82.9 84.4 80.4 84.1 42
6 105.7 102.4 109.8 110.3 42
7 109 107.8 111 106.9 42
8 107.5 106.9 104.8 104.2 42
9 166 156.7 178.3 179.1 42
10 165.5 159.5 171.4 172.5 42
11 160.7 161.1 161.6 160.9 42
12 105.9 104.6 108.5 111.6 42
13 182.8 191.5 181.4 173.9 42
14 153.8 153.9 155.9 152.3 42
15 172.1 166.3 176.1 173.6 42
16 85.6 82.8 87.5 92.6 42
17 234.1 243.7 226.2 226.1 42
 
Từ bảng kết quả trung bình thực hiện code AS2H tại bốn công đoạn, sau khi xử lý số liệu trên phần mềm Excell 2010 ta thu được biểu đồ thể hiện mức độ chênh lệch về thời gian tại một số công đoạn.     
 
 

Nhận xét:

Từ biểu đồ trên ta nhận thấy thời gian thực hiện thao tác đưa chi tiết ra ngoài bằng 2 tay có sự chênh lệch giữa các thí nghiệm. Tuy nhiên sự chênh lệch đó không đáng kể. Do đó ta vẫn có thể đồng nhất hóa giá trị thời gian thực hiện Code AS2H bằng một giá trị trung bình. Và giá trị têu chuẩn này có thể áp dụng cho nhiều công đoạn.
Bên cạnh đó ta cũng thấy sự chênh lệch giữa thời gian lý thuyết của GSD chưa thực sát với thời gian may thực tế tại doanh nghiệp. Bởi vì trong hệ thống GSD giá trị này đang được đồng nhất hóa khi may các chủng loại sản phẩm, lớp vật liệu , khoảng cách khác nhau.

4. KẾTLUẬN

- Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy các yếu tố tổ chức nơi làm việc gồm: khoảng cách đặt chi tiết may (X1), kích thước của chi tiết may (X2), số lớp tham gia liên kết may (X3) có ảnh hưởng rõ rệt đến thời gian thực hiện thao tác thao tác phụ trong khi sản phẩm Polo-Shirt từ vải single. Ảnh hưởng đồng thời của 3 yếu tố này tuân theo qui luật hàm số ba biến bậc nhất. Bởi hệ số tương quan R2tương đối lớn thể hiện một điều là phương trình có độ tin cậy cao. Khi một trong các yếu tố bị thay đổi thì thời gian thực hiện thao tác phụ đưa chi tiết ra ngoài cũng thay đổi. Thêm vào đó ta cũng thấy giá trị của các hệ số bj trong phương trình hồi quy bậc nhất đều mang dấu dương tức giá trị Y và các biến có mối quan hệđồng biết. Khi các yếu tố tang thì giá trị Y cũng tăng.

- Ở mục 3.3 cũng đã so sánh các thời gian thực hiện thao tác phụ đưa chi tiết ra ngoài bằng 2 tay trên nhiều công đoạn khác nhau. Và kết quả cho thấy các giá trị này chênh lệch không đáng kể. Vì thế ta có thở đồng nhất giá trị thực hiện thao tác này tại các công đoạn là như nhau.

- Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để xác định chính xác giá trị thời gian thực hiện thao tác phụ khi may sản phẩm Polo-Shirt, khắc phục được độ kém chính xác khi sử dụng giá trị thời gian của các thao tác may trong hệ thống thời gian định trước GSD, là tiền đề để đưa ra các giá trị thời gian tiêu chuẩn cho các thao tác may, góp phần vào mục tiêu nghiên cứu thời gian tiêu chuẩn trong ngành may cụ thể là trong môi trường công nghiệp may tại Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Vũ Long; Xuất khẩu dệt may dự báo khởi sắc hơn trong 6 tháng cuối năm 2021: báo Lao Động số ra ngày 26/06/2021 | 15:43
[2] Mst. Murshida Khatun (2011); Effect of time and motion study on productivity in garment sector; International Journal of Scientific & Engineering Research, Volume 5, Issue 5; 2011.
  • 3] Đinh Mai Hương, Phan Thanh Thảo (2018) Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố về điều kiện may đến thời gian thực hiện thao tác phụ của công nhân may sản phẩm dệt kim bằng phương pháp MTM và hệ thống thời gian  định trước GSD; Hội nghị Khoa học và Công nghệ toàn quốc về Cơ khí lần thứ 5; NXB Khoa học và Kỹ thuật; ISBN:978-604-67-1103-2, tháng 10/2018; trang 1492-1499.
[4] GSD (Corporate) Limited, 2002, “General Sewing Data”.

 

Nguồn tin: Nguyễn Quang Thoại

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây