Yếu tố ảnh hưởng đến độ trượt giữa hai lớp vải

Thứ sáu - 29/05/2020 10:28
Độ trượt khi may là khoảng chênh lệch giữa hai lớp vải sau khi may xong. Độ trượt giữa hai lớp vải khi may ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đường may và sản phẩm may. Độ trượt phụ thuộc vào các yếu tố: Mật độ sợi, kiểu dệt, chi số sợi, chất liệu vải, mật độ mũi may, lực ép chân vịt, chiều cao thanh răng…
        Chất lượng sản phẩm may phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố trong đó chất lượng đường may đóng một vai trò hết sức quan trọng, có một số lỗi về đường may như: đường may bị nhăn, mũi may không đều, bỏ mũi, lỏng mũi may và độ trượt tương đối giữa hai lớp vải. Độ trượt tương đối giữa hai lớp vải xảy ra khi bề mặt tiếp xúc giữa hai lớp vải trơn nhẵn làm cho đường may một lớp bị giãn và một lớp bị giúm lại, độ trượt này xảy ra nhiều khi may các loại vải có bề mặt bóng cao như vải làm từ chất liệu Polyeste còn các chất liệu vải bề mặt không bóng thì ít xẩy ra hơn. Hiện tượng vải trượt tương đối với nhau khi may chịu tác động của nhiều yếu tố như: Mật độ sợi, kiểu dệt, chi số sợi, chất liệu vải, mật độ mũi may, lực ép chân vịt, chiều cao răng cưa, độ nhám bề mặt chân vịt tiếp xúc với vải, tay nghề của người công nhân…

 Ảnh hưởng của chất liệu vải đến độ trượt đường may
        Vải được dệt từ các nguyên liệu khác nhau sẽ có độ nhám bề mặt và ma sát khác nhau giữa các lớp vải. Đa phần vải làm từ chất liệu tự nhiên đều có hệ số ma sát cao như vải bông, len… do bề mặt vải có nhiều lông không trơn nhẵn vì vậy khi may vải ít bị trượt giữa hai lớp vải. Tuy nhiên vải tơ tằm có nguồn gốc từ tự nhiên nhưng lại có hệ số ma sát thấp vì nó được tạo ra từ việc con tằm nhả các sợi tơ mảnh dài, nhẵn chính vì vậy vải từ tơ tằm thường có độ nhẵn bề mặt cao dẫn đến khi may vải hay bị trượt.
        Vải hóa học được làm từ vật liệu do con người tổng hợp lên xơ nên bề mặt các xơ thường trơn nhẵn dẫn đến vải làm từ nguyên liệu hóa học trong quá trình may hay bị trượt do hệ số ma sát của vải thấp.
 
unnamed
                                                     Vải tơ tằm                                                   Vải tơ bông
 
Ảnh hưởng của cấu trúc vải đến độ trượt đường may
      Chi số sợi càng cao thì sợi càng nhỏ và ngược lại chi số sợi các nhỏ thì vải sợi càng to. Vải được dệt từ sợi có chi số sợi càng cao thì độ nhẵn bề mặt càng cao dẫn đến hệ số ma sát của vải thấp khi may hay bị trượt hơn vải được làm từ sợi có chi số nhỏ. Chính vì vậy những loại vải mỏng thường có độ trượt ngây nhăn đường may thường nhiều hơn so với những loại vải dày và ngược lại.
      Mật độ sợi là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới độ trượt đường may. Mật độ sợi dọc và sợi ngang càng cao thì độ chứa đầy bề mặt của vải càng cao làm cho bề mặt sợi nhẵn dẫn đến hệ số ma sát giảm làm cho quá trình trượt giữa hai lớp vải tăng lên và ngược lại.
 
dsd
Mật độ sợi
 
Ảnh hưởng của thiết bị đến độ trượt đường may
- Ảnh hưởng của sức căng chỉ may.
       Chỉ may dùng để liên kết các chi tiết từ vải dệt thoi, vải dệt kim, vải không dệt và các vật liệu khác.
       Trong quá trình may, đường may chịu kéo nhiều chu trình và chỉ may bị ma sát. Nếu sức căng chỉ may nhỏ khi may chỉ không được thắt chặt, chỉ của đường may có thể nhô lên khỏi bề mặt vật liệu và bị ma sát vào các vật xung quanh.  Nếu lực thắt chặt ở mũi may quá lớn, tải trọng tác dụng lên chỉ tăng lên, gây co rúm vải  trên đường may và làm giảm chất lượng sản phẩm.
        Vì vậy sức căng chỉ may ảnh hưởng tới độ trượt đường may. Ngoài ra may cần phải có cấu trúc và tính chất cơ lý phù hợp, chỉ phải trơn nhẵn và có mức độ đồng đều theo chiều dài, độ bền, độ đàn hồi, độ cân bằng theo hướng xoắn và bền nhiệt thì ít ảnh hưởng đến độ trượt đường may càng lớn
 - Độ nhẵn của bề mặt chân vịt :
        Mặt dưới chân vịt luôn tiếp xúc trực tiếp với lớp vải trên của vải hệ số ma sát của bề mặt tiếp xúc giữa chân vịt và vải phụ thuộc vào độ trơn nhẵn của bề mặt vải và chân vịt. Khi bề mặt càng nhẵn thì hệ số ma sát giữa chúng càng thấp dẫn dến lực cản của lớp vải thấp vải đi qua chân vịt dễ dàng làm cho vải ít vị dịch chuyển tương đối giữa hai lớp vải. Trong thực tế sản xuất quá trình sử dụng lâu ngày chân bề mặt dưới của chân vịt bị bào mòn bởi răng cưa dẫn đến chân vịt không còn trơn nhẵn nữa, hoặc quá trình oxy hóa làm cho bề mặt chân vịt bị han gỉ dẫn đến bề mặt chân vịt rỗ làm tăng hệ số ma sát khi đó hai lớp vải sẽ bị trượt lên nhau nhiều hơn. Để khắc phục điều này cần phải có chế độ bảo quản chân vịt tốt như sau mỗi ca cần kê chân vịt với một lớp vải, định kỳ thay chân vịt mới để đảm bảo chất lượng đường may được tối ưu giảm tối thiểu hiện tượng trượt giữa hai lớp vải ngây mất mỹ thuật của đường may.
- Tốc độ của máy:
        Khi tốc độ may tăng thì tốc độ dịch chuyển của thanh răng chân vịt biến đổi, khi may các lớp nguyên liệu được thanh răng đưa đi đúng bằng chiều dài mũi may, theo yêu cầu công nghệ vải được chân vịt ép lên tạo lực ép, do vậy khi tốc độ máy tăng thì lượng vải cần chạy qua chân vịt cũng tăng, tuy nhiên do yêu cầu lượng vải cần đưa vào trong một thời gian ngắn cũng gây hiện tượng dịch chuyển giữa hai lớp vải thay đổi
        Tóm lại tốc độ máy là một trong những nguyên nhân  gây ra hiện tượng dịch chuyển giữa hai lớp vải khác nhau. Việc điều chỉnh tốc độ cho phù hợp với các điều kiện khác là một vấn đề quan trọng góp phần vào việc giảm tối thiểu hiện tượng dịch chuyển giữa hai lớp vải trong sản xuất.

Ảnh hưởng yếu tố về con người.
     Tay nghề và ý thức của người công nhân cũng là một trong những yếu tố quan trọng làm cho đường may có chất lượng cao.
- Tay nghề công nhân sẽ được phản ánh trong từng sản phẩm. Nếu họ có kỹ thuật may thành thục và chuyên nghiệp thì họ biết cách may, cách điều chỉnh máy và cách đưa vải vào gia công, một cách hợp lý thì sẽ giảm được tối đa lỗi biến dạng đường may.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trượt giữa hai lớp vải và tính riêng lẻ của từng nguyên nhân ảnh khác nhau đến hiện tượng làm sai lệch kích thước sản phẩm nhưng kết hợp lại thì chúng có thể đưa đến kết quả nghiêm trọng. Ta cần phải chú ý tới những vấn đề sau để đảm bảo cho đường may đạt chất lượng cao và hạn chế làm hiện tượng trượt giữa hai lớp vải
- Chọn chỉ thích hợp. Chiều dài mũi may thích hợp
- Chọn kim, chỉ và mật độ mũi may phù hợp nhất.
- Kiểm tra các điều kiện và điều chỉnh các thành phần ảnh hưởng đến chỉ may.
- Chỉnh lực ép chân vịt và tốc độ sao cho phù hợp nhất với loại vải đang sử dụng.
- Khi may lực kéo hỗ trợ của người công nhân phù hợp đối với những loại vải dễ dẫn đến hiện tượng trượt giữa hai lớp vải

Nguồn tin: Nguyễn Thị Hiền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Nghiên cứu khoa học
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập18
  • Hôm nay1,598
  • Tháng hiện tại30,143
  • Tổng lượt truy cập7,627,723
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây