Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu thời gian thực hiện thao tác đưa chi tiết ra ngoài bằng hai tay tại một số công đoạn may sản phẩm Polo-Shirt từ vải dệt kim tại công ty TNHH Một Thành Viên Hà Nam – Hanosimex. Dựa trên cơ sở phương pháp phân tích thời gian chuẩn MTM và hệ thống thời gian định trước GSD, tác giả đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng đồng thời của các yếu tố về tổ chức lao động như khoảng cách đặt bán thành phẩm, kích thước bán thành phẩm và số lượng chi tiết may đồng thời đếm thời gian thực hiện hiện code AS2H. Trong nghiên cứu đã sử dụng phương pháp qui hoạch thực nghiệm, xử lý và phân tích kết quả thực nghiệm. Kết quả của bài báo góp phần vào mục tiêu chung nghiên cứu tiêu chuẩn hóa thời gian may sản phẩm dệt may cụ thể làm sản phẩm từ vải dệt kim.
Độ giãn vải tại đường may là sự thay đổi kích thước vải tại vị trí đường may lớn hơn kích thước ban đầu. Độ giãn vải tại đường may phụ thuộc vào các yếu tố: Chiều cao thanh răng, độ vi sai, lực ép chân vịt, mật độ mũi may....
Tạo mẫu là một trong những khâu quan trọng nhất trong quy trình sản xuất hàng may mặc, tạo mẫu đòi hỏi độ chính xác cao về mặt kỹ thuật, “độ nhạy” trong các chi tiết thiết kế và kiến thức thực tế trong ngành dệt may. Chức năng của tạo mẫu là cầu nối giữa thiết kế và sản phẩm.
DXF (viết tắt của tiếng Anh: Drawing Exchange Format) là một định dạng dữ liệu được phát triển bởi Autodesk dùng cho việc chuyển đổi dữ liệu giữa các phần mềm hỗ trợ thiết kế khác nhau.
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng độc lập của các yếu tố thao tác chuẩn bị may sản phẩm Polo-Shirt tại Công ty TNHH MTV Hanosimex. Căn cứ vào phương trình hồi quy thực nghiệm ảnh hưởng đồng thời của các yếu tố thao tác chuẩn bị may sản phẩm Polo-Shirt, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng độc lập của các yếu tố về tổ chức nơi làm việc như khoảng cách đặt chi tiết may A (cm), kích thước của chi tiết may B (cm) và số lớp chi tiết tham gia liên kết may C (cm) đến thời gian thực hiện thao tác chuẩn bị may.
Độ trượt khi may là khoảng chênh lệch giữa hai lớp vải sau khi may xong. Độ trượt giữa hai lớp vải khi may ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đường may và sản phẩm may. Độ trượt phụ thuộc vào các yếu tố: Mật độ sợi, kiểu dệt, chi số sợi, chất liệu vải, mật độ mũi may, lực ép chân vịt, chiều cao thanh răng….
Độ biến dạng được xác định là sự thay đổi kích thước trên vải tại vị trí đường may trước và sau khi may. Nếu sau khi may mà kích thước lớn hơn trước khi may thì đường may bị giãn, nếu kích thước nhỏ hơn trước khi may thì đường may bị co. Độ biến dạng đường may là sự thay đổi kích thước theo chiều dài đường may của mẫu may so với đường may quy định.
Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ được xác định là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Vì vậy, từ nhiều năm qua, Trường Đại học Sao Đỏ luôn đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và đạt nhiều thành tựu xuất sắc, tạo ra những bước chuyển mình mang tính đột phá
Đối với việc thiết kế may mặc, các xơ nhớ hình dạng luôn cung cấp nguồn cảm hứng để tạo ra loại vải thông minh với một cấu trúc tự điều tiết và thực hiện phản ứng với nhiệt độ môi trường, các loại vải làm bằng sợi dệt thông minh có thể phù hợp với những người mặc đẹp và mang lại một cảm giác thoải mái cho những người sử dụng, kết quả này từ do việc biến đổi hình dạng tốt và duy trì các đặc tính của xơ thông minh.
Độ nhăn đường may là một trong các tiêu chí quan trọng nhất trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm trong ngành sản xuất may công nghiệp. Hiện tượng suất hiện nếp nhăn trên đường may là một khuyết tật đã từ lâu được quan tâm bởi các nhà công nghệ. Tìm kiếm phương pháp khắc phục chúng đòi hỏi phải nghiên cứu toàn diện tìm nguyên nhân từ tính chất của nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra cũng như các thông số của quá trình công nghệ sản xuất gây lên.
Vải một mặt phải ứng dụng rất nhiều trong sản xuất quần áo mặc hàng ngày như: Áo T – Shirt nam và nữ, quần áo thể thao, quần áo trẻ em…..Vải một mặt phải có nhiều tính chất đặc trưng như: Tính co giãn, đàn hồi, tính tuột vòng và tính quăn mép. Các tính chất của vải ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và năng xuất của quá trình sản xuất may công nghiệp. Bài báo đưa ra một số giải pháp khắc phục hiện tượng quăn mép vải một mặt phải trong sản xuất may công nghiệp.
Hiện Bắt đầu từ năm 2004, có nhiều dự án nghiên cứu trên thế giới được tiến hành để khám phá tính ứng dụng của máy quét 3 chiều trong lĩnh vực thương mại thời trang. Có nhiều hệ thống máy quét 3 chiều đã được lắp đặt ở nhiều trung tâm nghiên cứu của các công ty thời trang lớn, trung tâm thương mại và cửa hàng thời trang cao cấp trên toàn cầu, các hệ thống máy này liên kết với nhau và sẵn sàng phối hợp để phục vụ nhu cầu may mặc thiết yếu của khách hàng đa quốc gia theo tiêu chuẩn quốc tế của dự án Image Twin. Các phần mềm tự động có độ tin cậy cao như tự động đo và trích xuất số đo, mô phỏng vải trong thiết kế trang phục 3D, mô phỏng sự vừa vặn của quần áo trong thiết kế 3D. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một giải pháp hoàn chỉnh được vận hành thành công trong thị truờng may mặc
Vải thun da cá (hay vải vảy cá hoặc vải Terry) là một loại vải dệt kim có mặt ngoài vải mềm mịn, trơn nhẵn và lớp trong mặt vải có hình như vảy cá. Mặt trong hình vảy cá đó hình thành do sự đan chéo chồng các vòng sợi lên nhau, điều đó làm nên đặc trưng và ưu điểm của chất liệu này. Nó thường được làm từ 100% cotton hoặc pha trộn giữa sợi bông với một tỷ lệ nhỏ rayon, polyester, lycra hoặc spandex. Vào những năm đầu thế kỉ 19, vải thun da cá được bắt đầu sử dụng tại Pháp.