Hiện tượng nhăn đường may & các biện pháp khắc phục độ nhăn đường may

Thứ bảy - 11/11/2017 11:20
Độ nhăn đường may là một trong các tiêu chí quan trọng nhất trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm trong ngành sản xuất may công nghiệp. Hiện tượng xuất hiện nếp nhăn trên đường may là một khuyết tật đã từ lâu được quan tâm bởi các nhà công nghệ. Tìm kiếm phương pháp khắc phục chúng đòi hỏi phải nghiên cứu toàn diện tìm nguyên nhân từ tính chất của nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra cũng như các thông số của quá trình công nghệ sản xuất gây lên.
1. Khái niệm nhăn đường may
            Trên quan điểm các chỉ tiêu chất lượng đường may, gắn giữa tâm lý nhận biết sự biến dạng của vải trên đường may với lý thuyết sức bền vật liệu, có thể định nghĩa nhăn đường may như sau:
“Nhăn đường may là hiện tượng vải bị biến dạng uốn và co bởi đường may tạo nên những sóng nhăn liên tục của một hay nhiều lớp vải tham gia liên kết may từ mũi may này sang mũi may khác dọc theo đường may”.
Hiện tượng nhăn đường may xảy ra sau khi may trên nhiều loại vải khi nối ghép hai hay nhiều tấm vải với nhau hoặc trong quá trình giặt cũng như trong quá trình sử dụng sản phẩm.
              Liên kết các chi tiết tạo sản phẩm may là một trong những công đoạn cuối cùng, có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Dệt – May mà trong đó từ các chi tiết đơn giản, riêng lẻ với kích thước hai chiều của vật liệu được chuyển thành kích thước ba chiều của sản phẩm.
            Đa số các nguyên công nối ghép các chi tiết của sản phẩm may được thực hiện bằng phương pháp gia công bằng chỉ trên các máy may trong đó chỉ may đóng vai trò là vật liệu liên kết các chi tiết của sản phẩm may. Mối liên kết các chi tiết may được hình thành từ những mắt xích đơn giản là những mũi may.
To minimize seam puckering caused by uneven ply feeding, do the following:2. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ nhăn đường may
* Chỉ may
            Các đặc tính cơ học và lý học của chỉ ảnh hưởng đến độ nhăn đường may bao gồm: Đặc tính co giãn, độ mảnh, độ bền ma sát, sự đồng đều và ổn định kích thước…
Nếu sức căng của chỉ được đặt quá cao trong khi may, độ giãn của chỉ tăng, thành phần độ giãn đàn hồi của chỉ cũng tăng theo. Sau khi may xong sức căng của chỉ giảm xuống, độ giãn đàn hồi biến mất làm chỉ co mạnh, điều này gây nhăn đường may nhiều hơn.
            Trong quá trình may, với các loại chỉ có chi số thấp (chỉ thô), cần có một lực căng lớn để tạo mũi may. Như vậy, sẽ làm tăng nguy cơ nhăn đường may do sức căng. Vì vậy chỉ càng mảnh thì tạo đường may càng đẹp.
            Mặt khác với các loại vật liệu có cấu trúc chặt chẽ. Nếu chỉ có chi số thấp (chỉ thô), khi đâm xuyên qua vải, sẽ gây ra sự sự xô lệch của các sợi vải lớn, làm cho vải bị gợn sóng, gây ra hiện tượng nhăn tự nhiên.

Tại sao có hiện tượng đường may bị nhăn?

3
 
 *  Thiết bị may
Thiết bị may có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đường may là một yếu tố ảnh hưởng đến độ nhăn đường may.
Thiết bị may bao gồm: Cơ cấu dịch chuyển vải, tốc độ máy, kim máy
Kết quả phân tích lực tổng hợp xuất hiện trong vải may lớp trên và lớp dưới cho thấy rằng: Lớp vải dưới bị nén nên co lại còn lớp vải trên bị kéo căng nên dài ra. Lớp vải dưới vì vậy thường bị dồn lại so với lớp vải trên, lớp vải trên thường bị chuyển động không đều của vải và lực cản của chân vịt xuất hiện do ma sát giữa hai lớp vải trên với chân vịt. Lực ngăn cản lại sự xê dịch này là lực ma sát giữa 2 lớp vải trên và dưới.
Tốc độ máy cũng là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đường may, thực tế cho thấy ở tốc độ 5000 vòng/phút quá trình hình thành mũi may và hệ thống cấp vải có ảnh hưởng nhiều đến hình dạng đường may trên vải. Tốc độ may cao hơn yêu cầu lực nén chân vịt lớn hơn. Tốc độ hình thành mũi may ảnh hưởng đến giá trị sức căng chỉ kim đo được tại các đỉnh trên các vị trí đo khác nhau.
    
1

* Độ cứng uốn của vải
         Các sóng nhăn của vải thường xuất hiện ngẫu nhiên tại các điểm bất kỳ trên đường may và lan toả ra xung quanh theo hướng vuông góc với đường may. Trong thực tế do các lớp vải tại vị trí đường may thường dày hơn so với lân cận đường may nên biến dạng nhăn thường nhỏ hơn tại vị trí lân cận đường may.
         Như vậy biến dạng nhăn của vải trên đường may có liên quan chặt chẽ tới độ cứng uốn của vải và khả năng chống lại sự biến dạng của vải dưới tác dụng của lực nén ép của vòng chỉmay.
        Độ cứng uốn của vải được đặc trưng bởi mô đun đàn hồi E của vải khi uốn (glực/cm2) phụ thuộc vào độ cứng của xơ và sợi tạo nên vải, phụ thuộc vào cấu trúc vải. Khi vải có độ cứng lớn sẽ chống lại tính chất uốn. Khi tăng chiều dày vải độ cứng của vải sẽ tăng đáng kể. Với vải mềm, mỏng, mô đun đàn hồi khi uốn của vải nhỏ, và ngược lại với vải cứng dày, mô đun đàn hồi khi uốn của vải lớn. Một điểm lưu ý rằng, với các vải mềm, mô đun đàn hồi nhỏ dễ bị co dúm, hệ số nhăn của chúng không lớn. Với loại vải cứng, mô đun đàn hồi lớn sẽ không bị nén ép và co dúm bởi sức căng của chỉ tại mũi may, trong trường hợp này hệ số nhăn của chúng là lớn, vải ít bị nhăn .
        Cấu trúc và tính chất của vải có ảnh hưởng trực tiếp tới hiện tượng nhăn của vải bởi đường may. Một số loại vải sử dụng hiện nay có xu hướng co và nhăn tự nhiên, thường là các vải popolin (kiểu dệt vân điểm), vải lanh dệt thoi. Đặc điểm của loại nguyên liệu này là cấu trúc điểm nổi ngang thường bởi tỷ lệ sợi dọc/ngang là 2:1 hoặc do sử dụng sợi ngang với mật độ mau hơn.
2

            Các loại vải dệt thoi mịn, sợi thành phần quá mảnh hoặc các loại vải đã được xử lý tráng phủ nhựa dễ cơ dúm và nhăn bởi đường may do có cấu trúc chặt chẽ. Nếu vải được dệt dày gần tới mật độ tới hạn, vải dệt từ những sợi mảnh có thể không đủ chỗ để chứa thêm một sợi chỉ may, do đó chỉ may làm xô dạt các sợi đã được dệt. Vấn đề này càng trở nên nghiêm trọng nếu vải được dệt từ sợi được xe cứng hoặc vải được xử lý hoàn tất đặc biệt. Mũi may dọc theo một đường thẳng sẽ lệch và đẩy các sợi lệch sang bên cạnh hoặc các sợi gây ra lực kéo là nguyên nhân làm cho vải bị nhăn bởi đường may, đặc biệt hiện tượng này càng tăng lên khi may với tốc độ cao.
3. Biện pháp khắc phục độ nhăn đường may
- Lựa chọn chỉ phù hợp có nghĩa là: Chỉ to nhỏ vừa vặn hợp lý với vải. Độ co giãn ít.
- Lựa chọn kim phù hợp với  độ dày của vật liệu
            - Nên sử dụng máy có thiết bị đưa vải, hoặc gắn rulo đưa vải.
 - Điều chỉnh máy may cần kiểm tra:
+ Cường độ của chân vịt.
+ Độ cao của răng đưa vải.
+ Nên sử dụng loại chân vịt nhựa có tính dễ trượt.
+ Giảm tối đa độ căng của chỉ.
+ Cố gắng giảm vận tốc máy.
+ Sử dụng mặt nguyệt có đường kính lỗ kim nhỏ
- Giảm độ dày vải bằng cách cắt các loại vải thừa giữa các tấm.


 

Nguồn tin: Phạm Thị Kim Phúc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Nghiên cứu khoa học
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập198
  • Hôm nay4,718
  • Tháng hiện tại125,275
  • Tổng lượt truy cập8,033,522
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây