Đây còn là mong muốn, nguyện vọng của CNVC, LĐ là chức năng số một của tổ chức công đoàn. Do vậy hàng năm, ngay từ đầu năm học công đoàn các cấp luôn tuyên truyền sâu rộng chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng và chăm lo đời sống cho giảng viên, người lao động để giảng viên, người lao động hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ để từ đó đã nhận thức đúng đắn về quyền, trách nhiệm của mình nhằm từng bước ổn định, cải thiện đời sống, nâng cao vị trí xã hội từ đó làm tốt nhiệm vụ chính trị của Ngành. Trong những năm qua, công đoàn làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, tổ chức cho đoàn viên công đoàn học tập pháp luật, Luật công đoàn và các chế độ chính sách, giám sát thi hành chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên công đoàn và người lao động.
1. Công tác tuyên truyền giáo dục đội ngũ CNVCLĐ
- Công đoàn thực hiện nghiêm túc công tác tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục thông qua các buổi sinh hoạt công đoàn tổ, tham gia góp ý, xây dựng cho quá trình hoạt động của Công đoàn cấp trên.
- Thực hiện nghiêm túc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nội quy, quy định của cơ quan, ý thức kỷ luật lao động tốt, có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
- Hàng năm, công đoàn luôn phối hợp với chuyên môn để tổ chức, tuyên truyền cho các đoàn viên học tập các nghị quyết của Đảng, của công đoàn, phổ biến chế độ chính sách của Nhà nước mới ban hành, các nội quy, quy chế của nhà trường, 100% đoàn viên của khoa đều tham gia.
Công đoàn phối hợp với chuyên môn, đoàn thanh niên của khoa để tổ chức tốt các cuộc thi tìm hiểu về Đảng, Bác Hồ, về truyền thống cách mạng của dân tộc, về giai cấp công nhân Việt Nam, tìm hiểu về kiến thức pháp luật... 100% giáo viên và SV của khoa đều tham gia.
- Xây dựng nếp sống văn hóa trong CNVC, trong gia đình CNVC, thực hiện tốt luật hôn nhân và gia đình; xây dựng ý thức, đạo đức tác phong nhà giáo trong sáng, lành mạnh, chống tiêu cực trong học tập và thi cử, luôn quan tâm những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, động viên các em để các em yên tâm học tập; xây dựng tác phong nếp sống văn hóa cơ quan, giao tiếp chuẩn mực, mô phạm; XD ý thức dân chủ đoàn kết thống nhất trong khoa, nâng cao tình đồng chí, đồng nghiệp, giúp đỡ lẫn nhau những lúc khó khăn, thăm hỏi, hiếu hỷ, hỗ trợ nhau trong cuộc sống và trong công tác cùng nhau hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.
2. Tổ chức phong trào trong CBVCLĐ
- Tổ chức các phong trào thi đua gắn với các nhiệm vụ chuyên môn như: Thi đua dạy tốt, quản lý tốt, phục vụ tốt, học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, lao động sáng tạo, nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến, làm lợi, tiết kiệm cho nhà trường.
- Tổ chức tốt các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao, tham gia nhiệt tình phong trào của nhà trường như: Kết hợp xây dựng video, ảnh giới thiệu về nét đẹp của nữ cán bộ viên chức Trường Đại học Sao Đỏ đạt giải ba, tham gia câu lạc bộ khiêu vũ của nhà trường, tham gia đội bóng chuyền hơi của trường… XD cơ quan văn hóa, XD môi trường làm việc xanh sạch đẹp.
- Tổ chức các phong trào ủng hộ, từ thiện như: Quỹ vì người nghèo, đền ơn đáp nghĩa, Ủng hộ 1 ngày lương vào quỹ tiêm phòng covid 19, Ủng hộ 1 ngày lương cho Huyện Bắc Giang và Bắc Ninh, chăm sóc cây xanh ở CS2…
- Công Đoàn phối hợp thực hiện và làm tốt công tác tuyển sinh, giảng viên tích cực tham gia các hoạt động tư vấn tuyển sinh theo các đoàn, tư vấn tại chỗ, tích cực viết bài đăng trên webside nhằm phục vụ công tác tuyển sinh, tích cực duy trì trang fanpage, kết nối và đưa các hoạt động nhằm quảng bá hình ảnh của Nhà trường phục vụ công tác tuyển sinh.
- Tổ chức phong trào nữ công:
Trong nhiệm kỳ 2017- 2022, ngoài việc động viên chị em tham gia công tác tốt, tích cực học tập nâng cao trình độ, nữ công tổ chức tích cực tham gia hoạt động ngoại khóa thu hút 100% nữ CNVC và nữ sinh tham gia.
Hàng năm, có 100% các CBCNVCLĐ đều đạt danh hiệu phụ nữ đảm đang, giỏi việc nước, đảm việc nhà, nuôi con khỏe, dạy con ngoan.
- Công đoàn bộ phận luôn quan tâm, chủ động kết hợp với chuyên môn để tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống tinh thần cho GV, thăm hỏi khi ốm đau, hiếu, hỷ, sinh nhật, sinh con v.v. Các cháu là con của đoàn viên giảng viên khoa đều có quà trong dịp 1/6, Tết trung thu, có quà cho các gia đình nhân dịp Tết nguyên Đán, tổ chức được các chuyến tham quan du lịch cho cả gia đình nhân dịp hè, đầu xuân...
Những việc làm trên đã tạo lên bầu không khí phấn khởi, đoàn kết, đồng tâm trong mọi hoạt động của khoa.
3. Tham gia quản lý cùng với chuyên môn, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động
- Phối hợp với chuyên môn nhằm thực hiện tốt mục tiêu HNCBVC của đơn vị, nhà trường nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.
- Thực hiện nghiêm túc các kỷ luật lao động, quản lý theo ngày công bằng hình thức chấm công hàng ngày trên phần mềm, hiểu rõ các chính sách, chế độ của người lao động để tuyên truyền, giải thích khi người lao động có những thắc mắc có liên quan đến quyền lợi của người lao động.
- Tham gia xây dựng quy định hoạt động của đơn vị, quy chế quy định của cơ quan nội bộ… chăm sóc sức khỏe người lao động, điều kiện lao động, an toàn lao động…
- Tham gia cùng chuyên môn quản lý đơn vị, theo dõi nhắc nhở, chấn chỉnh nề nếp kỷ cương, thực hiên nội quy của nhà trường.
- Theo dõi đề đạt việc thực hiện quyền lợi chế độ cho người lao động ,thực hiện quyền dân chủ, tham gia góp ý sửa đổi các Quy chế nội bộ, giám sát, đề xuất công tác BHLĐ, VSMT điều kiện làm việc của người lao động.
4. Tồn tại, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm
* Ưu điểm:
- Khoa hoàn thành cơ bản khối lượng công việc đặt ra, hoàn thành đúng tiến độ giảng dạy, chất lượng giảng dạy đảm bảo theo yêu cầu chung của nhà trường.
- Việc chấp hành nề nếp, nội quy, quy chế của nhà trường của các giảng viên tương đối tốt. 100% giảng viên thực hiện nghiêm chỉnh quy chế hành chính giáo vụ.
- Việc sử dụng trang thiết bị đồ dùng dạy học thường xuyên, đã đi vào nề nếp phần nào nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Công tác nghiên cứu khoa học được các giảng viên nhận thức đúng đắn.
- Sinh hoạt khoa, bộ môn, công đoàn, nữ công đã trở thành nề nếp nhằm trao đổi kiến thức, kinh nghiệm phương pháp của các giảng viên, động viên, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.
- Có tinh thần đoàn kết nhất trí cao, đồng lòng trong mọi công việc chung của Khoa và Nhà trường.
- Các giảng viên có tinh thần trách nhiệm, thường xuyên giúp đỡ, động viên lẫn nhau để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
* Nhược điểm:
- Vệ sinh khu vực tự quản, các phòng làm việc vẫn chưa thường xuyên bị cán bộ khoa nhắc nhở, đôn đốc.
- Việc thăm hỏi khi ốm đau các công đoàn viên đôi khi còn chưa được kịp thời.
- Trao đổi tâm tư, nguyện vọng với giảng viên của cán bộ Công đoàn còn nóng nảy, cứng nhắc chưa khéo léo.
- Trong hoạt động phong trào đôi khi còn chưa tích cực, chủ động, còn để trưởng khoa nhắc nhở nhiều.
* Nguyên nhân:
- Trong năm các thầy cô vừa giảng dạy, vừa tham gia nhiều công việc khác nên việc tập trung vào chuyên môn và các hoạt động phong trào còn gặp nhiều khó khăn; nhiều đồng chí chồng công tác xa nên thời gian để tham gia các hoạt động còn nhiều hạn chế.
- Cán bộ Công đoàn khoa còn thụ động chưa có tính sáng tạo trong công việc
được giao.
* Bài học kinh nghiệm:
- Phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, ý thức trách nhiệm của các giảng viên trong khoa đối với các hoạt động đào tạo và hoạt động phong trào.
- Bám sát kế hoạch của nhà trường, của khoa, sự chỉ đạo của Công đoàn trường, Ban giám hiệu, của lãnh đạo khoa.
- Tổ trưởng công đoàn cần sát sao với các công việc, lập kế hoạch cụ thể về thời hạn hoàn thành và chất lượng công việc giao cho công đoàn viên và phải thống nhất từ đầu. Bên cạnh đó cần thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở công đoàn viên thực hiện nhiệm vụ đảm bảo đúng tiến độ.
- Kiên quyết xử lý những công đoàn viên chậm tiến, gây mất đoàn kết tập thể và chưa có ý thức cao, thiếu sự nhiệt tình trong các hoạt động chung của Khoa và của Nhà trường.
5. Giải pháp khuyến nghị
Một là: Công đoàn phải thường xuyên tìm hiểu, nắm bắt các chế độ, chính sách có liên quan đến quyền lợi của người lao động để kịp thời đề xuất với lãnh đạo nhà trường thực hiện đúng, đủ, kịp thời theo quy định.
Hai là: Xây dựng được quy chế, định mức chi các chế độ chính sách một cách rõ ràng, phù hợp với thực tế và khả năng tài chính của nhà trường. Quy chế này phải được đưa ra thảo luận rộng rãi, lấy ý kiến đóng góp của từng cán bộ, giáo viên trước khi thực hiện, tạo sự đồng thuận cao trong nội bộ đơn vị.
Ba là: Công đoàn phải quan tâm đến từng cán bộ giảng viên, kịp thời thăm hỏi động viên khi mỗi người bị ốm đau hoặc gặp khó khăn trong cuộc sống. Ngoài quan tâm về vật chất, Công đoàn cần phải quan tâm đến đời sống tinh thần của cán bộ giảng viên.
Bốn là: Công đoàn phải tổ chức các hoạt động văn thể, tham quan nghỉ mát, học tập kinh nghiệm sẽ đem lại hiệu quả khích lệ tinh thần của cán bộ giảng viên sau thời gian làm việc mệt mỏi, làm tăng hiệu suất lao động trong thời gian tiếp theo.
Năm là: Công đoàn phải luôn phối hợp chặt chẽ với chính quyền, thể hiện cho được chức năng đại diện quyền lợi hợp pháp, chính đáng của Nhà giáo và người lao động. Dám đấu tranh và đấu tranh đến cùng với những việc làm vi phạm đến chế độ, chính sách đối với Nhà giáo, xứng đáng là chỗ dựa tin cậy, vững chắc của VCLĐ.
Sáu là: Công đoàn kịp thời khen thưởng động viên đối với đoàn viên có thành tích, tìm kiếm và phát huy các nhân tố tích cực, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển, nhân rộng.