Ảnh hưởng của một số đặc tính cơ lý của vải tới độ nhăn đường may

Thứ hai - 11/12/2017 14:55
Hiện tượng nhăn đường may là một nguyên nhân làm giảm chất lượng đường may. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến nhăn đường may. Các yếu tố về vải: cấu trúc vải (kiểu dệt, mật độ sợi, khối lượng g/m2, độ chứa đầy, chi số sợi), tính chất cơ lý, nguồn gốc và thành phần nguyên liệu… Ảnh hưởng của các đặc tính cơ lý của vải thường chiếm khoảng từ 10-25% trong các nguyên nhân gây nhăn đường may.
a) Độ dày vải
            Vải có kiểu dệt khác nhau sẽ có độ dày khác nhau. Kiểu dệt thể hiện vị trí tương đối của sợi dọc và sợi ngang với nhau trong vải. Tùy theo kiểu dệt, sợi trong vải có khả năng sắp xếp khác nhau, một sợi dọc khi có thể nằm trên một số sợi ngang này, khi thì nằm dưới một số sợi ngang khác. Đối với kiểu dệt vân điểm sợi đan liên tiếp lên nhau như vậy sợi bị uốn liên tiếp và hạn chế các sợi đặt xít nhau vải mỏng hơn. Đối với các kiểu dệt dẫn xuất, sợi đan trên nhiều sợi khác, nên sợi có thể sắp xếp chặt hơn vải dày hơn. Đường may sẽ ít nhăn hơn khi may trên vải có kiểu dệt vân điểm.
            Vải có thể được dệt từ nhiều loại sợi có độ dày khác nhau, tạo cho vải có độ dày mỏng khác nhau. Độ dày của vải bị ảnh hưởng do thay đổi độ uốn của sợi. Độ uốn của sợi phụ thuộc vào tỷ số đường kính của sợi. Sợi càng dày (chi số thấp) độ uốn càng nhỏ. Ngược lại, sợi càng mảnh (chi số cao) độ uốn càng lớn.Vải được dệt từ sợi có chi số thấp thì dày hơn vải được dệt từ sợi có chi số cao.
            Mặt khác, độ dày của vải còn bị ảnh hưởng bởi mật độ sợi dệt. Mật độ của vải là số sợi sắp xếp trên một đơn vị dài của vải.Vải có mật độ sợi dệt cao, các sợi sắp xếp xít nhau hơn, vải càng dày. Vải có mật độ sợi dệt càng thấp, các sợi sắp xếp xa nhau hơn, vải càng mỏng. Thông thường vải được dệt có mật độ sợi dọc lớn hơn mật độ sợi ngang. Vì vậy, khi may theo chiều sợi dọc, vải bị nhăn nhiều hơn khi may theo chiều sợi ngang. Trong quá trình may, chỉ may được uốn cong liên tục qua các lớp vải. Vải dày thì có độ cứng uốn cao, có khả năng chống lại các tác động co rút của chỉ, hạn chế hiện tượng nhăn do lực căng chỉ.
            Khi kim đâm xuyên qua các lớp nguyên liệu, nếu các sợi vải sắp xếp xa nhau, tăng khả năng đâm xuyên của kim, do kim có thể đâm vào khoảng trống giữa hai hệ sợi, làm giảm nguy cơ nhăn do kim may. Hơn nữa khi chỉ được luồn qua các lớp vải, các sợi vải sẽ bị xô lệch ít hơn, hạn chế nhăn do ép chặt cấu trúc.
  
sd
 Các sợi vải bị xô lệch khi kim đâm xuyên qua

            Biểu đồ đường cong áp lực cho thấy sợi dọc và sợi ngang của vải có độ giãn khác nhau dưới cùng một áp lực.
   Vải dệt thoi được cấu tạo từ hai hệ sợi: sợi dọc và sợi ngang. Trong quá trình dệt vải, mật độ sợi dọc thường lớn hơn mật độ sợi ngang, sợi dọc bị kéo căng hơn sợi ngang, nên vải thường bị giãn theo chiều ngang nhiều hơn. Vì vậy, khi may theo chiều sợi dọc, đường may thường bị nhăn nhiều hơn khi may theo chiều sợi ngang.         
 
qw
 Biểu đồ giãn của sợi vải
 
            Vải có thể bị giãn do độ ẩm nếu vải được dệt từ những loại xơ có khả năng hút ẩm. Tuy nhiên, với vải có độ giãn lớn. Trong quá trình may, do lực nén của chân vịt và thanh răng, làm cho vải giãn nhiều hơn. Lượng vải dịch chuyển không phù hợp với quá trình tạo mũi may, gây ra sự xô lệch giữa hai lớp vải, nguy cơ nhăn nhiều hơn. Khi may các mẫu vải có độ giãn khác nhau, nên để mẫu vải có độ giãn thấp hơn đối mặt với chân vịt, để hạn chế việc dồn vải về một phía.

c) Độ co của vải
            Với những loại sợi có thành phần khác nhau, sợi có tính đàn hồi khác nhau, gây co khác nhau. Với những loại sợi có thành phần khác nhau, sợi có tính đàn hồi khác nhau, gây co khác nhau. Trong quá trình dệt vải, do các sợi dọc và sợi ngang đan lên nhau nên sợi bị uốn gây ra hiện tượng co.Với các kiểu dệt khác nhau, độ uốn của sợi dọc và sợi ngang khác nhau. Số lần uốn sợi dọc sẽ phụ thuộc vào mật độ sợi ngang và ngược lại số lần uốn sợi ngang phụ thuộc vào mật độ sợi dọc. Vì vải có mật độ sợi dọc lớn hơn sợi ngang nên vải co dọc nhiều hơn co ngang.

Nguồn tin: Lại Hông Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Nghiên cứu khoa học
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập84
  • Hôm nay2,195
  • Tháng hiện tại19,615
  • Tổng lượt truy cập8,072,809
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây