Giải pháp khắc phục hiện tượng quăn mép vải 1 mặt phải trong sản xuất may công nghiệp

Thứ bảy - 04/01/2020 11:42
Vải một mặt phải ứng dụng rất nhiều trong sản xuất quần áo mặc hàng ngày như: Áo T – Shirt nam và nữ, quần áo thể thao, quần áo trẻ em…..Vải một mặt phải có nhiều tính chất đặc trưng như: Tính co giãn, đàn hồi, tính tuột vòng và tính quăn mép. Các tính chất của vải ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và năng xuất của quá trình sản xuất may công nghiệp. Bài báo đưa ra một số giải pháp khắc phục hiện tượng quăn mép vải một mặt phải trong sản xuất may công nghiệp.
Hiện tượng quăn mép vải xảy ra khi cắt vải ra khỏi tấm hoặc cuộn ngay lập tức các mép vải bị quăn lại. Mép dọc quăn về mặt trái của vải mép ngang quăn về mặt phải của vải
3
 Vải quăn mép
 
   Hiện tượng quăn mép vải ảnh hưởng lớn đến năng xuất và chất lượng sản phẩm trong sản xuất may công nghiệp. Tính quăn mép ảnh hưởng đến hấu hết các khâu từ chuẩn bị sản xuất đến khi kết thúc quá trình sản xuất.
  • Trước khi trải vải: Phải tở vải để trạng thái tự do, nhiệt độ phòng trong khoảng thời gian 12 giờ để vải ổn định kích thước
a
Vải tở ra khỏi cuộn
  • Trải vải: Sử dụng lớp giấy mỏng lót ở dưới cùng sau đó định vị lớp đầu tiên bằng băng dính với mục đích trong quá trình cắt lớp cuối mép vải sẽ không quăn.
s
   Trải vải
 
+ Trường hợp hai biên vải không quăn , mép cắt đầu bàn quăn, khi đó khi trải hết một lớp sẽ dung thanh đầu bàn ép chặt xuống
+ Trường hợp hai biên quăn khi trải hết một cây vải lại gấp mép vào 2cm.
  • Khi cắt vải:
+ Trường hợp vải không quăn biên dùng kẹp để kẹp chặt các lớp vải lại tránh sô lệch rồi tiến hành cắt.
+ Trường hợp hai biên vải quăn khi cắt gọt biên lần 1 rồi móc những lớp bị gấp mép ra. Gọt lại lần nữa đến khi biên hết xoăn mới cắt. khi cắt cần cắt nhanh dứt khoát nếu để lâu vải bị co lại chi tiết sẽ mất góc đường may.
 
re
Cắt vải 
 Khi thiết kế và chỉnh sử rập:
Trong quá trình thiết kế và chỉnh rập đối với vải dệt kim một mặt phảitính kích thước bán thành phẩm gồm kích thước thành phẩm cộng độ co- giãn và cộng thêm độ quăn để khi may độ quăn vải sẽ được cắt đi.
 
f
Thiết kế và chỉnh rập
  • Khi giác sơ đồ
  • Đối với trường hợp quăn mép cắt đầu bàn cần tiến hành giác sao cho chiều dài của sơ đồ giác hụt hơn chiều dài bàn vải trải là 4cm.

+ Đối với trường hợp quăn mép tại biên khi giác khổ của sơ đồ sẽ nhỏ hơn khổ của vải mỗi bên 2 đến 4 cm. Khi giác tránh giác các chi tiết nhỏ gần nhau vìkhi cắt chi tiết nhỏ sẽ quăn hết khó cắt
 
fg
 Giác sơ đồ
 Khi may: Để quá trình may đảm bảo năng xuất và chất lượng trong quá trình may đối với vải một mặt phải có tính quăn mép khắc phục như sau:
+ Phương pháp 1: Dùng hồ quét vào các mép vải, dung dịch hồ có tác dụng làm mép vải cứng lại không còn hiện tượng quăn mép. Ngoài ra dung dịch hồ sẽ mất đi sau quá trình giặt sản phẩm. Nhưng khi sử dụng phương pháp này có rất nhiều nhược điểm: Tốn một lượng hồ tương đối lớn, cần phải có thêm công nhân phụ để thực hiện công việc ngoài ra sẽ tốn nhiều thời gian. Chi phí cho phương pháp này tương đối cao, tính hiệu quả thấp.
 
gf
Quét hồ  
  
fs
Cữ tở mép vải

Nguồn tin: Nguyễn Thị Hiền

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1.5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Nghiên cứu khoa học
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập53
  • Hôm nay3,719
  • Tháng hiện tại45,198
  • Tổng lượt truy cập5,780,342
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây