Ma-nơ-canh là những vật mô phỏng cho cơ thể người hay còn gọi là người giả và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như y học, điêu khắc và hội họa, thể dục thể thao,... Trong sản xuất công nghiệp may và thiết kế thời trang, ma-nơ-canh là công cụ thiết kế quan trọng và cần thiết, đáp ứng nhu cầu sử dụng quần áo may sẵn của người tiêu dùng
Hiện nay, 100% ma-nơ-canh dùng trong ngành công nghiệp may Việt Nam được nhập từ nước ngoài như Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản… nên không tương thích với cấu trúc, hình thái cơ thể người Việt Nam. Vấn đề này đặt ra nhu cầu cấp thiết phải chế tạo các bộ ma-nơ-canh chuẩn mô phỏng chính xác đặc điểm cấu trúc, hình thái và kích thước cơ thể cho từng dạng cơ thể người Việt Nam theo lứa tuổi và giới tính, làm cơ sở để xây dựng mẫu thiết kế trang phục trong sản xuất công nghiệp. Dưới đây xin trình bày quy trình cơ bản để sản xuất khuôn dương ma-nơ-canh công nghiệp.
1.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Khi lựa chọn được nguyên liệu là gỗ để gia công ta tiến hành chuẩn bị phôi gỗ, để tính kích thước khối gỗ bán thành phẩm để gia công phải dựa vào kích thước của mẫu ma-nơ-canh 3 D
- Kích thước phôi gỗ được tính như sau
A (Chiều cao gỗ) = Số đo khoảng cách giữa hai mặt phẳng thiếp xúc với phần nhô cao nhất của thân sau và phần nhô cao nhất của thân + 5 mm
B (Chiều rộng gỗ) = Số đo rộng vai + 5 mm
C (Chiều dài gỗ) = Số đo chiều dài thân + 50 mm
Kích thước khối gỗ
* Đánh giá theo phương pháp so sánh kích thước các vòng
+ Kết quả đo trên mô hình manocanh ảo (đo trên phần mềm rapidform)
Mặt cắt một số diểm trên mô hình
(Trong đó: 1 là mặt cắt vòng ngưc; 2 là mặt cắt vòng eo; 3 là mặt cắt vòng mông)
Đánh giá theo phương pháp so sánh kết quả đo trước và sau khi xử lý dữ liệu quét. Trong phạm vi đề tài ta lựa chọn những số đo: Vòng ngực, vòng eo, vòng mông làm cơ sở so sánh.
So sánh kết quả đo trước và sau khi xử lý dữ liệu quét
TT |
Phương pháp đo |
Vn |
Veo |
Vm |
Ghi chú |
1 |
Dữ liệu thô |
698.3 |
606.17 |
716.4 |
- Chiều cao đo Vn = 923 mm
- Chiều cao đo Veo = 770 mm
- Chiều cao đo Vm = 625 mm |
2 |
Dữ liệu đã qua xử lý |
700.94 |
608.5 |
714.0 |
Sai số % |
0.1% |
0.1% |
0.14% |
* Đánh giá sai số bề mặt sau quá trình thiết kế xử lý dữ liệu:
(Bảng màu sắc xác định dung sai bề mặt trong khoảng ± 1)
So sánh giữa mô hình CAD thiêt kế lại với dữ liệu số hoá - đám mây điểm, ta sử dụng công cụ trong XOR đó là Accuracy Analyzer(TM). Công cụ này sẽ đối chiếu mô hình CAD đã thiết kế với mô hình đám mây điểm cơ sở để đưa ra sai số cụ thể cho chi tiết ở từng điểm, từng bề mặt, góc cạnh. Sai số này được thể hiện trực tiếp bằng mầu sắc trên mô hình CAD đã thiết kế với dung sai ngưòi thiết kế lựa chọn. Người sử dụng có thể thấy được những phần, những vùng nào có sai số không nằm trong vùng sai số cho phép để điều chỉnh thiết kế lại, sửa lại trên mô hình CAD.
Sau quá trình kiểm tra, đánh giá chất lượng trên bộ ma-nơ-canh ảo 3D đạt dung sai cho phép ± 0,1 được đưa vào quá trình lập trình gia công để gia công trên máy phay CN
3. Lập trình chuẩn bị gia công
Nguyên công lập trình trên máy phay CNC là nguyên công rất quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của khuôn dương ma-nơ-canh. Để tiến hành lập trình cần thực hiện qua các bước cơ bản sau:
Bước 1: Xây dựng mô hình khối gỗ trên phầm mềm Solidworks
- Từ dữ liệu quét ma-nơ-canh 3D ta nhập khẩu vào phần mềm Solidworks để mở ma-nơ-canh 3 D
- Tạo phôi : Sử dụng lệnh Boss Extrude trong phần mềm Solidwworks để tạo phôi để phay thân sau
- Tạo phôi hoàn chỉnh trên phầm mềm Solidwworks:
- Tạo gá để gá phôi lên máy CNC để gia công:
Bước 2: Lập trình trình để gia công
- Nhập khẩu dữ liệu khối gỗ chuẩn bị từ bước 1 trong phần mềm Solidwworks vào phần mềm CATIA để lập trình gia công CNC.