Thiết bị thử độ bền và độ giãn đứt trong thí nghiệm vật liệu dệt may ( máy Tensilon)

Thứ sáu - 20/09/2019 15:35
Thiết bị thí nghiệm Tensilon của Nhật Bản có chức năng thí nghiệm kéo mẫu đến trạng thái phá hủy (kéo đứt) để xác định độ bền đứt và độ giãn đứt của vật liệu dệt như: Vải, chỉ, sợi…
          Đây là loại máy kéo với tốc độ không đổi, trên máy có thiết kế hai hàm kẹp trên và dưới để mắc mẫu, có thang lực và thước đo độ giãn của mẫu. Mẫu được mắc trong kẹp trên và kẹp dưới với khoảng cách theo tiêu chuẩn định sẵn theo các phương án thí nghiệm. Đặt tải trọng ban đầu cho mẫu để mẫu đạt độ căng xác định. Sau đó tiến hành kéo đứt mẫu. Tại thời điểm mẫu bị đứt đọc độ bền đứt và độ giãn đứt trên thiết bị đo.
        
2
        Thiết bị thử độ bền và độ giãn đứt Tensilon - Nhật Bản
 
3
Màn hình hiển thị kết quả đo độ bền và độ giãn đứt Tensilon - Nhật Bản
 
     Phép thử xác định độ bền kéo đứt và độ giãn của chỉ được tiến hành như sau:
  • Đặt khoảng cách giữa hai miệng kẹp của máy kéo đứt theo phương án thí nghiệm theo quy hoạch thực nghiệm. Ví dụ : 116,6, 120, 125, 130, 133,4 [mm];
  • Chọn thang đo lực trên máy kéo đứt sao cho giá trị đo được nằm trong phạm vi từ 20% ÷ 80% giá trị thang đo;
  • Tùy tường loại vật liệu sử dụng tốc độ của ngàm khác nhau cho phù hợp.Với các loại chỉ có độ giãn đứt tương đối đến 80% thường sử dụng tốc độ kẹp của máy kéo đứt là 100mm/phút, chỉnh tốc độ của ngàm đi lên sao cho thời gian kể từ khi bắt đầu đến khi chỉ đứt là 20 ± 2 giây. Với các loại vải có độ giãn đứt tương đối đến 85% thường sử dụng tốc độ kẹp của máy kéo đứt là 100mm/phút đến 120mm/phút, chỉnh tốc độ của ngàm đi lên sao cho thời gian kể từ khi bắt đầu đến khi chỉ đứt là 20 ± 2 giây
  • Hãm cố định hàm cặp trên của máy, chỉnh màn hình điện tử hiển thị lực và độ giãn về 0. Đưa mẫu chỉ vào ngàm cặp trên sao cho chỉ nằm ở chính giữa hàm cặp. Cho đầu chỉ còn lại vào ngàm cặp dưới, tạo lực căng ban đầu theo quy định rồi vặn chặt ngàm cặp lại. Sau đó bấm nút Start cho máy làm việc.
  • Khi vật liệu đứt máy tự dừng, lúc này trên màn hình hiển thị kết quả độ bền kéo đứt và độ giãn đứt của chỉ.
Độ bền kéo đứt của mẫu thí nghiệm là trung bình cộng độ bền kéo đứt của các mẫu thử. Độ giãn đứt của mẫu thí nghiệm là trung bình cộng các kết quả độ giãn ở thời điểm đứt của các mẫu thí nghiệm.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Nghiên cứu khoa học
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập31
  • Hôm nay1,685
  • Tháng hiện tại43,164
  • Tổng lượt truy cập5,778,308
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây