Sự lan rộng của vi khuẩn tiếp diễn trên cơ thể người mọi lúc, bất kể mùa nào trong năm. Tuy nhiên loại vi khuẩn sẽ khác nhau giữa các mùa. Một số nấm mốc và vi khuẩn thường có trên da kể cả là da sạch gây ra những vấn đề về sức khoẻ. Ngoài ra vi khuẩn cũng tấn công lên các chất phụ gia được sử dụng trong quá trình gia công sản phẩm dệt gây nên hiện tượng phai màu, giảm co dãn và giảm độ bền sản phẩm.
Ngày nay nhu cầu về trang phục được xử lý kháng khuẩn đang tăng nhanh khi người tiêu dùng càng ý thức hơn về vấn đề vệ sinh và hiểu biết về những ảnh hưởng tiềm tàng nguy hiểm của các vi sinh vật gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người.
Các tác nhân kháng khuẩn trong trang phục đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc ngăn ngừa tâm lý không thoải mái, khó chịu bởi các mùi do vi khuẩn tạo ra và góp phần làm giảm những bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, nấm mốc gây ra. Đối với những loại sản phẩm là áo sơ mi, hàng dệt kim, áo cánh và quần áo lót đã nhanh chóng thúc đẩy nhu cầu về xử lý kháng khuẩn trên quần áo bởi tính chất truyền ẩm của các xơ tổng hợp và các hỗn hợp của xơ tổng hợp có khuynh hướng gây ra hiện tượng “ mồ hôi ướt”.
Rõ ràng sự phá hoại của vi khuẩn không thể loại trừ bằng các biện pháp giặt thông thường, ngoài ra giặt trong nước sôi có thể không thích hợp với một số sản phẩm dệt. Trong một số bệnh viện người ta dùng biện pháp sau khi giặt các sản phẩm được tẩy trùng thông thường chỉ có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn và hiệu quả này không giữ được lâu trong quá trình sử dụng sản phẩm. Hơn nữa phương pháp này thường dùng hoá chất có khả năng làm hỏng sản phẩm dệt, hơn nữa nước thải của quá trình này gây ô nhiễm môi trường. Chính các lý do trên hiện nay đã có nhiều biện pháp xử lý kháng khuẩn cho sản phẩm dệt được tiến hành ngay trong quá trình sản xuất.
Các phương pháp xử lý kháng khuẩn và sự thay đổi ngày nay đã được đặt trong vấn đề độ ổn định và độ an toàn về sức khoẻ. Điều này có nghĩa là các chất hoạt tính cần phải không bị giặt trôi đi cũng như nó cần bền vững với các chất giặt tẩy. Vì vậy về cơ bản có ba phương pháp chính được công bố.
Phương pháp 1: Tạo cho xơ có tính kháng khuẩn: Cho hoạt tính trực tiếp vào trong dung dịch kéo sợi, biến tính xơ, sợi để xơ, sợi có tính kháng khuẩn, kỹ thuật nang siêu nhỏ.
Phương pháp 2: Gắn chất kháng khuẩn lên vật liệu: bằng kỹ thuật ngấm ép và kỹ thuật tận trích.
Phương pháp 3: Tạo màng bảo vệ cho vải: Chất hoạt tính được quét lên bề mặt sợi, thí dụ như với sự trợ giúp của các phân tử không gian, kỹ thuật tráng phủ trực tiếp dùng dao gạt, kỹ thuật tráng phủ gián tiếp dùng dao gạt, kỹ thuật tráng phủ dạng phun sương.
Từ những phương pháp xử lý kháng khuẩn trên tạo ra những vật liệu dệt ngày nay càng mịn hơn và mềm mại hơn, có tác dụng ngăn ngừa mùi hôi và phát triển của vi khuẩn.