Nghiên cứu trình tự, công nghệ may áo dài truyền thống ứng dụng giảng dạy học phần kỹ thuật may sản phẩm cao cấp

Chủ nhật - 20/05/2018 23:34
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những văn hóa, nét đặc trưng của từng vùng miền và trang phục truyền thống riêng. Phụ nữ Nhật tự hào với Kimono, phụ nữ Hàn Quốc nổi tiếng với Hanbok, phụ nữ Ấn Độ để lại cho ta ấn tượng rất đặc biệt với bộ Sari... Còn phụ nữ Việt Nam, từ ngày xa xưa cho đến nay vẫn mãi mãi song hành với chiếc áo dài truyền thống duyên dáng và thướt tha. Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mĩ miều nhưng đằm thắm, là “Quốc phục” biểu tượng của dân tộc Việt Nam.
           Chiếc áo dài là niềm tự hào của dân tộc từ bao đời. Trải qua nhiều lần biến đổi mới, thành hình khá hoàn chỉnh, ổn định và được thừa nhận là trang phục truyền thống như hiện nay.
          Năm 2002, chiếc áo dài Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Chính sự kết hợp truyền thống lại vừa hiện đại, vừa kín đáo, chuẩn mực, lại vừa tôn lên dáng vẻ thướt tha, mềm mại của người phụ nữ đã làm chiếc áo dài Việt Nam có một sức hút đặc biệt. Áo dài đã trở thành trang phục không thể thay thế trong các dịp trọng đại, các sự kiện, nghi thức có tính trang nghiêm, chính thống.
          Áo dài truyền thống có nhiều công nghệ may khác nhau, để may được sản phẩm áo dài đẹp như ý cần phải kết hợp nhiều yếu tố như: Tay nghề, chất liệu cũng như con mắt thẩm mỹ về phối hợp màu trên thân áo, phối màu quần và áo dài…Sau đay là công nghệ may áo dài thông dụng dễ thực hiện và được nhiều người sử dụng nhất.
* Trình tự và kỹ thuật may


1. Chuẩn bị chi tiết bán thành phẩm
STT Tên chi tiết Số lượng Canh sợi Ghi chú
1 Thân trước 2 Dọc  
2 Thân sau 1 Dọc  
3 Tay áo 2 Dọc  
4 Cổ áo chính 4 Ngang  
5 Cổ áo lót 2 Thiên  
6 Mex cổ áo 2 Ngang  
           
        Các chi tiết bán thành phẩm phải đầy đủ, đúng canh sợi, không thủng rách, không lỗi sợi, không loang màu. (canh sợi của thân trước, than sau áo dài rất quan trọng, nếu TT hoặc TS áo dài không đúng canh sợi thì dẫn đến hiện tượng khi mặc áo dài tà áo không xuông thẳng mà xiên lệch về 1 bên, khiên người mặc có cảm giác lệch người, không tự tin trước đám động)

2. Vắt sổ các chi tiết áo dài
- Khi vắt sổ ngửa mặt phải của các chi tiết lên trên.
- Vắt sổ các đường vòng nách, sườn áo, đầu tay, bụng tay (không vắt sổ đường tà và gấu áo tránh bai dãn đường may).
- Các đường vắt sổ xong sát mép vải, phẳng, không căng chỉ, không bỏ mũi, sùi chỉ.
- Là phẳng đường vắt sổ.

3. Sang dấu
          Trong quá trình gia công lắp ráp sản phẩm có những chi tiết được may đối xứng nhau trên các thân sản phẩm, nhưng khi thiết kế đường kẻ phấn chỉ có trên một thân. Vì vậy, để có cơ sở may được các chi tiết cho đối xứng ta cần sang dấu bằng phấn các chi tiết cho thân bên dưới. Có nhiều phương pháp sang dấu, cần căn cứ căn cứ vào chất liệu vải để lựa chọn phương pháp sang dấu cho phù hợp sang dấu bằng phấn là thường được sử dụng vì khi may áo dài truyền thống thường sử dụng các loại vải mềm và mỏng. Sử dụng phương pháp sang dấu này không gây tổn thương cho bề mặt vải. Phương pháp sang dấu này chủ yếu dùng để sang dấu đường, ví dụ: đường may chiết ngực, chiết sườn, sang dấu đường may cổ, đường tra khóa giữa thân sau...
        - Cách sang dấu:
    + Dùng thước kẻ kề vào đường cần sang dấu, đưa phấn xuống dưới và kéo phấn sát vào thước. Phấn sẽ để lại dấu trên thân sản phẩm.

+ Sang dấu đường tra khóa giữa thân sau: Đường tra khóa giữa thân sau từ giữa cổ sau kẻ 1 đường vuông góc với các đường ngang xuống đến qua đường ngang eo khoảng 18- 20 cm. Sau đó lấy sang 2 bên đường thẳng đó ở vị trí giữa cổ 1 cm. Nối 2 điểm đó với cuối đường tra khóa đã xác định.
      * Chú ý: Khi sang dấu chiết phải đối xứng và đúng vị trí một cách tuyệt đối. Vì sản phẩm mặc sát thân nếu chiết lệch và không đúng vị trí sẽ giúp người đối diện dễ quan sát thấy

4. Kỹ thuật may chiết
      - Để tạo dáng cho áo dài, ngoài việc thiết kế áo dài từ các mảnh vải ráp lại, cần may thêm chiết như: Chiết eo, chiết ngực.
       - Khi may chiết áo dài hàng mỏng thì là lật về một phía, hàng dày thì là rẽ ống ra hai bên. Tuyệt đối không bổ chiết sẽ dẫn đến sơ sổ vải khi giặt.
       - Kỹ thuật may chiết: Chiết ngực thân trước, chiết eo thân trước và thân sau
       + Đối với đầu chiết khi may không lại mũi, may từ đầu chiết đến đuôi chiết rồi cắt chỉ dư khoảng 4 cm để buộc thắt nút chặt đầu và đuôi chiết tránh bị tuột chỉ.
        + Đường may chiết phải thon vút, không tù đầu để khi may xong không bị dúm đầu chiết.
         - Là chiết sườn lật lên phía vòng nách, là chiết ngực lật về phía sườn áo.
* Chú ý khi may chiết thì tay bai nhẹ cạnh dưới chiết tránh nhăn đường may.

5. Ráp thân và tay áo
       - Úp 2 mặt phải thân áo và tay áo với nhau, may chắp đều 1 đường 1cm, đường may chắp êm phẳng. (Khi may không kéo bai đường may tránh đường may bị bùng thừa vì 2 mép đường may giáp vào nhau đều là canh sợi thiên )
        
- Là lật đường may về phía tay áo

6. May cổ áo (Cổ tàu đứng)

a. Cắt chân cổ và dựng cổ
- BTP cổ chính cắt ngang vải
- Cổ lót cắt thiên đủ 45 độ
- Cắt dựng bằng mex cứng thành phẩm.

b. May viền cổ
- Đặt lá cổ ngoài lên trên, cổ lót xuống dưới, hai mặt phải úp vào nhau, lần dựng để dưới cùng, may cách đều mép dựng 0,3cm xung quanh cổ (trừ đường chân cổ)
- Lộn cổ lót, bọc sát dựng về phía mặt trong cổ. Sau đó may giữ viền cổ lọt sát đường may ráp viền.
c. May tra cổ
- May lá cổ ngoài (đã viền vành cổ) và lá cổ trong cặp lộn với vòng cổ thân áo
    - Cạo lật lá cổ về phía trên. Bể gấp đều mép vành cổ trong kề sát đường chỉ may giữ viền. Khâu vắt sống cổ trong vào vành cổ ngoài mật độ từ 3-4 mũi/1cm.

- Cổ may xong phải đúng mẫu và êm phẳng. Tra cổ không bị cầm hoặc bai vòng cổ. Viền cổ to đều, không tụt sổ. Vắt êm, đều không nhăn dúm.

7. May tra khóa giọt lệ
  -
Cắt đường giữa thân sau từ vòng cổ đến qua đường ngang eo 12-15cm.
  - May ghim đường tra khóa bằng chỉ thưa, xác định điểm chốt của khóa may chỉ dày vuốt đuôi chuột. Để dài đầu chỉ buộc chắt đuôi chiết lại.
  - Là rẽ đường may ghim.
  - May ghim biên khóa với cạnh đường may (sao cho giữa răng khóa nằm giữa đường may ghim, khi ghim vuốt phẳng đường may, kéo căng khóa).
  - Tra khóa bằng chân vịt chuyên dụng sang dấu đối xứng ngang cổ, khi tra khóa chú ý kéo phẳng đường may và phẳng khóa.
   - Là phẳng khóa, đường đường may.

8. Khâu tà, gấu

 - Gập tà áo 2 lần 0.6cm về mặt trái sản phẩm, lược 1 đường vào giữa bản gập tà áo (khi may không được bai dãn tà áo tránh tà áo khi may xong cong vênh.)
     - Khâu luồn tà áo mật độ mũi chỉ 0.5 cm. Không kéo chỉ quá căng và khâu lấy từ 1-2 sợi vải tránh nhăn dúm và lộ chỉ ở mặt phải tà áo.
 
- Gập gấu áo, gấu tay áo 2 lần, lần thứ nhất 1 cm, lần thứ 2 là 1,5 cm về mặt trái thân áo, lược 1 đường cách mép gập phía trong gấu áo là 0.3cm. Khâu luồn gấu áo, gấu tay mật độ mũi chỉ 0.5 cm. Không kéo chỉ quá căng và lấy từ 1-2 sợi vải  khi khâu luồn tránh nhăn dúm và lộ chỉ ở mặt phải gấu áo, gấu tay áo.
9. Vệ sinh sản phẩm
     - Cắt sát đầu chỉ, nhặt sạch sơ vải.
     - Tẩy sạch vết bẩn, dầu mỡ, phấn thiết kế trên sản phẩm.

10. Là sản phẩm
     - Là hoàn thiện là một công việc quan trọng trong quá trình gia công sản phẩm. Quá trình là hoàn thiện cần được thực hiện theo quy trình sau:
    - Phải kiểm tra nhiệt độ của bàn là sao cho phù hợp với chất liệu của sản phẩm đang là để sản phẩm không bị cháy hoặc co rút trong quá trình là.
     - Là mặt trong, là đường may, là mặt ngoài đường may.
      - Khi là xong sản phẩm phải được treo lên canh hoặc móc treo áo dài luôn giữ được phẳng, tránh nhàu nát, bụi bẩn.
 

Nguồn tin: Đỗ Thị Thu Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Nghiên cứu khoa học
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập30
  • Hôm nay6,894
  • Tháng hiện tại205,936
  • Tổng lượt truy cập6,088,956
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây