Vải đũi - Thời trang nổi bật

Thứ hai - 26/08/2019 21:40
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại vải may mặc khác nhau như: vải ren, vải cotton, vải thô, vải bố, vải kaki, … Các loại vải này đều được áp dụng phổ biến trong may mặc. Vào mùa hè, người tiêu dùng lại chọn ra những loại vải có nguồn gốc thiên nhiên mang đến cảm giác mát mẻ, thoáng khí thích hợp để may quần áo cho gia đình. Một trong những loại vải được người tiêu dùng yêu thích nhất trong năm nay đó là vải đũi.
31
Vải đũi
 
 Vải đũi là một loại vải rất xốp, nhẹ và mát, có khả năng hút ẩm tốt, được dệt từ sợi đũi. Sợi đũi đó chính là phế liệu của quá trình ươm tơ tằm để dệt lụa tơ tằm. Phế liệu của cả một quá trình nuôi tằm ươm tơ có tỉ lệ rất cao, vì người ta chỉ lấy được 40% là phục vụ cho sản xuất lụa tơ tằm, còn lại 60% là phế liệu. Do đó sợi đũi chính là sản phẩm tận dụng phế liệu từ tơ tằm.
Như vậy bạn có thể hiểu vải đũi và vải lụa là họ hàng của nhau nhưng chỉ khác về cách dệt, cách chọn loại tơ và cách xử lý sợi mà thôi.
Vải đũi tự nhiên, mộc mạc với nhiều ưu điểm nên được rất nhiều người ưa dùng, đặc biệt đó là “đũi mặc nưa”, loại đũi được nhuộm bằng vỏ cây và trái mặc nưa, được sử dụng rất rộng rãi hiện nay. 
Đặc điểm của vải đũi
Ưu điểm 
- Vải đũi rất xốp và nhẹ, không bám dính mồ hôi gây khó chịu nên người dùng sẽ cảm thấy rất thoải mái khi mặc sản phẩm từ vải đũi.
- Vải đũi được cấu tạo từ các thành phần sợi tự nhiên nên rất an toàn, thân thiện, không gây hại cho sức khỏe và có tác dụng làm mát cực tốt. Các trang phục, quần áo được làm từ vải đũi cực kì mát, đây chính là sản phẩm lựa chọn hàng đầu cho một mùa hè nóng bức.
- Vải đũi không tích điện và không có cảm giác thô ráp như các chất liệu vải thô, vải bố.
- Vải đũi dễ giặt và phơi, càng được giặt nhiều càng trở nên mềm mại hơn mà không bị biến đổi cấu trúc, tính chất vải và chúng  rất nhanh khô. Một đặc trưng nữa của loại vải này sau khi khô đó là những nếp nhăn trở nên nhỏ và đều hơn, tạo hiệu ứng vải rất thú vị.
  Vải đũi được cấu tạo từ các thành phần sợi tự nhiên, không gây hại cho sức khỏe
Nhược điểm
Và cũng vì làm từ các sợi tự nhiên nên vải đũi rất dễ bị gấp nếp và bị nhăn nhiều hơn các loại vải khác. Đây chính là một điểm trừ của vải đũi.
 

 Thời trang vải đũi
 
32
  Thời trang sành điệu với vải đũi
 
            Với tất cả những ưu điểm kể trên của vải đũi thì nó được ứng dụng vào thời trang rất nhiều, nhất là vào mùa hè. Mỏng, mềm mại nhưng lại vô cùng lịch thiệp và dễ dàng mix cùng nhiều phong cách và chất liệu khác nhau.
 Áo sơ mi
           
33
Áo sơ mi vải đũi
Áo sơ mi chất liệu đũi có nét đẹp duyên một cách rất đặc biệt mộc mạc mà cũng không kém phần cá tính với những thiết kế trơn màu tối giản mọi chi tiết. Đó là nét đẹp đơn thuần đến mộc mạc của chất vải đũi, chẳng cần đến bất kỳ chi tiết cầu kỳ nào. Được biết bao cô nàng thi nhau diện vào mùa hè.
Váy liền
34

Váy liền vải đũi                            Váy đũi sang trọng
 
Chân váy 
Dịu dàng, thanh lịch, lạ mắt nhưng đồng thời vẫn nữ tính, yêu kiều, duyên dáng. Chân váy bằng vải đũi vô cùng dễ mặc, dễ phối và có vô vàn các kiểu từ đơn giản, điệu đà đến cá tính,độc đáo cho các bạn thỏa sức chọn lựa. 
 
35
Chân váy vải đũi
 
Quần baggy 
Quần baggy với chất liệu đũi vô cùng cuốn hút và cá tính. Kể cả quần cạp chun hay quần có khóa thì nó vẫn giữ vẻ duyên dáng cho người mặc. Bạn có thể diện nó tới bất cứ đâu bạn muốn, từ nhà cho đến trường học hay những nơi công sở, hội hè.
36
 Quần nữ baggy vải đũi
 
Quần short
 Với chất vải mộc mạc nhẹ nhàng này thì bạn cũng không thể bỏ qua kiểu quần short sành điệu được. Chỉ cần thêm chi tiết dây thắt nơ hay chiếc thắt lưng cho phần cạp quần thôi, bạn trông sẽ rất tuyệt vời.
 
37
    Quần short cá tính vải đũi
 
Quy trình sản xuất vải đũi
 Bước 1: Nấu sợi đũi
Vải đũi được dệt trực tiếp từ phế liệu đũi tằm, còn được gọi là lụa thô, chính là kén tằm. Kém tằm ngâm vào nước ba tiếng sau đó được nấu kỹ sao cho sợi kén mềm ra.
 Bước 2: Kéo thành sợi
Công đoạn kéo sợi đũi là công đoạn quan trọng nhất trong quy trình sản xuất vải đũi. Người thợ phải nhúng hai tay vào chậu ngâm nước đũi để kéo sợi.
Bước 3: Phơi sợi đũi
Sau khi kéo xong sợi, sợi đũi to và thô được phơi lên sào. Mỗi con sợi tương đương 100g.
Bước 4: Dệt vải đũi
Sau khi phơi, thợ dệt dùng vun đũi để dệt thành vải đũi. Từ vải đũi chế tạo thành những chiếc khăn hoặc các sản phẩm từ đũi rất được ưa chuộng trên thị trường.
* Cách sử dụng và bảo quản vải đũi
            Trang phục bằng vải đũi khi mới mua về, bạn nên giặt qua 1 lần. Việc làm này nhằm mục đích để vải co hết cỡ rồi mới sử dụng. Vì hầu hết tất cả các loại vải đều có độ co khi là (ủi) hoặc giặt và vải đũi thì bị co khi giặt. Lưu ý vải đũi co theo thớ dọc, khi mua bạn nên mua đồ dài hơn số đo 1 chút để khi mang về giặt nó co lên là sẽ vừa vặn với thông số của bạn. 
- Bạn nên sử dụng nước lạnh để giặt, không nên ngâm vải đũi trong nước nóng hay nước tẩy vải mạnh.
- Vải đũi không nên giặt bằng máy vì sẽ dễ làm hư vải. Nếu không thể giặt bằng tay mà buộc phải giặt bằng máy thì bạn nên để trong túi lưới trước khi cho vào máy giặt.
- Khi phơi quần áo vải đũi, không nên phơi dưới trời nắng trực tiếp, đặc biệt là nắng quá gắt trên 40 độ C.
- Không nên sử dụng bàn là ủi ở nhiệt độ quá nóng cho vải đũi.

Nguồn tin: Đỗ Thị Thu Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Nghiên cứu khoa học
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập33
  • Hôm nay5,227
  • Tháng hiện tại179,037
  • Tổng lượt truy cập6,062,057
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây