Cấu trúc và đặc trưng cơ lí của chỉ sử dụng trong y học

Thứ hai - 17/06/2019 21:00
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp Dệt – May Việt Nam đã và đang phát triển nhanh, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế. Các lĩnh vực sử dụng sản phẩm dệt may càng ngày càng được mở rộng như: dân dụng, kỹ thuật, y tế…Trong lĩnh vực y tế, vật liệu dệt được sử dụng rộng rãi làm quần áo bác sỹ, bông băng và đặc biệt là chỉ phẫu thuật.
      Chỉ phẫu thuật có 3 dạng cấu trúc chính: Monofilament, Monofilament Braidedvà Braided.
Cấu trúc monofilament: Chỉ khâu có cấu tạo dải đơn với ưu điểm dễ dàng khâu qua các mô ngoài ra không chứa các sinh vật gây nhiễm trùng. Nhược điểm kho khăn khi buộc. Phải xử lý cẩn thận trong quá trình khâu có thể gây suy yếu sợi
9
Cấu trúc của chỉ
 
        Cấu trúc Braided: đây là cấu trúc dạng bện được tạo ra từ nhiều sợi monofilament trở lên nhỏ đan lại với nhau với ưu điểm dễ dàng xử lý buộc hơn monofilament, có tính uốn và bền hơn monofilament. Nhược điểm có xu hướng hấp thụ các chất lỏng, dẫn đến dễ nhiễm trùng
 
       Cấu trúc Monofilament Braided: Monofilamented Braided chỉ khâu được chuẩn bị bằng cách bện một số lượng nhỏ sợi monofilament  Với ưu điểm kết hợp ưu điểm của monofilament và khâu bện. Nhược điểm loại chỉ này có thể dẫn đến nhiễm trùng. Mỗi loại chỉ có các dạng cấu trúc khác nhau
 
8
Cấu trúc của  một số loại chỉ
 
        Các đặc trưng cơ lý của chỉ khác nhau và dựa vào tiêu chuẩn của Việt Nam hay thế giới để xác định.Chỉ phẫu thuật được sản xuất theo nhiều kích cỡ khác nhau phù hợp với từng mục đích sử dụng. Kích cỡ chỉ (đường kính) tuân theo tiêu chuẩn của dược điển Mỹ (USP) hoặc theo dược điển Châu Âu (EP) tính theo đơn vị metric (1/10mm).Chỉ phẫu thuật sợi tròn, đường kính đồng đều suốt chiều dài, không có gợn cục, bề mặt không có xơ tua, mối nối.
                               
                                         Bảng
kích cỡ chỉ không tiêu  theo tiêu chuẩn TCVN 5646:1999
10
 
Bảng kích cỡ chỉ theo tiêu chuẩn USP và tiêu chuẩn EP
11
 
           Kích thước chỉ phẫu thuật theo tiêu chuẩn của Việt Nam hay tiêu chuẩn của USP, nhận thấy chỉ phẫu thuật được thể hiện bằng những số 0, càng nhiều số 0, kích thước sợi chỉ càng nhỏ.
           Độ bền của chỉ phẫu thuật thể hiện chỉ khâu còn đủ chắc để nâng đỡ vết thương, có khả năng duy trì cho đến khi vết thương tái lập đủ lực giữ và dính chặt với nhau. Độ bền của chỉ phẫu thuật được xác định bởi lực gắn giữa kim và chỉ, lực kéo đứt chỉ và lực kéo đứt chỉ khi thắt nút bằng cách đo trên máy có cặp ngàm, trong đó ngàm trên đi lên với tốc độ không đổi.
          Độ bền kéo đứt của chỉ phẫu thuật là sức căng lớn nhất làm cho chỉ phẫu thuật bị phá hủy (đứt). Sức căng này có thể thay đổi tùy thuộc vào các điều kiện lúc chỉ phẫu thuật đứt như: độ ẩm, nhiệt độ, tốc độ kéo và chiều dài sợi chỉ.
         Độ giãn đứt giữa kim và chỉ; độ giãn đứt của chỉ; độ giãn đứt của chỉ khi thắt nút: Chiều dài mà sợi chỉ được kéo giãn đến điểm đứt được tính bằng phần trăm so với chiều dài ban đầu.
         Độ đàn hồi của chỉ: Tính chất của chỉ có khuynh hướng hồi lại chiều dài ban đầu sau khi bị kéo giãn ở một mức độ nào đó.
         Cấu trúc chỉ cũng ảnh hưởng đến độ bền cũng như tính kháng khuẩn chỉ. Chính vì vậy các loại vết thương khác nhau thì lựa chọn chỉ có cấu trúc phù hợp để đảm bảo vết thương không nhiễm trùng, mau lành. Trong quá trình phẫu thuật khâu vết thương chỉ chịu nhiều tác động của ngoại lực, do đó chỉ phải đảm bảo độ bền kéo, độ giãn đứt và độ đàn hồi.

Nguồn tin: Nguyễn Thị Hiền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Nghiên cứu khoa học
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập86
  • Hôm nay3,552
  • Tháng hiện tại124,109
  • Tổng lượt truy cập8,032,356
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây