Ảnh hưởng của các đặc trưng cơ học đến sản phẩm may

Chủ nhật - 20/01/2019 03:19
Trong quá trình gia công, sử dụng cũng như bảo quản, vải và sản phẩm may từ vải chịu nhiều tác động cơ học khác nhau. Lực tác động lên vải có thể theo nhiều hướng, diễn biến trong khoảng thời gian với cường độ và số lần tác dụng khác nhau nên xảy ra nhiều kiểu biến dạng như biến dạng uốn, biến dạng nén, biến dạng trượt… làm cho vải bị giảm độ bền hoặc phá huỷ mẫu. Khả năng chống lại những tác động này của vải được thể hiện thông qua các đặc trưng cơ học. Trong bài viết này, tác giả trình bày về ảnh hưởng của các đặc trưng cơ học đến các sản phẩm may
  • Các đặc trưng cơ học của vải:
         Các đặc trưng kéo giãn vải thường được xác định với phép thử nửa chu trình, một chu trình và nhiều chu trình. Các đặc trưng uốn, nhàu, nén, rủ, xoắn của vải được xác định với các thực nghiệm nửa chu trình hoặc một chu trình.
ĐẶC TRƯNG KÝ HIỆU CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ
Độ giãn EM Độ giãn %
LT Độ bền %
WT Công kéo giãn cN. cm/cm2
RT Biến dạng đàn hồi %
Độ trượt G Độ cứng trượt gf/ cm.deg
2HG Độ trễ của lực trượt tại góc 0.5o g/cm
2HG5 Độ trễ của lực tại góc 5o g/cm
Độ uốn B Độ cứng uốn G.cm2/cm
2HB Độ trễ của mô men uốn G.cm/cm2
Độ nén LC Độ nén %
WC Công nén g.cm/cm2
RC Biến dạng đàn hồi nén %
Tính chất bề mặt MIU Hệ số ma sát %
MMD Độ lệch trung bình của hệ số ma sát %
SMD Độ nhám (gồ ghề) hình học µm
Cấu trúc vải W Khối lượng vải g/cm
To Độ dày với lực nén Po = 0.5gf/cm mm
TM Độ dày với lực nén Pmax = 50gf/cm2 mm
 
  • Ảnh hưởng của các đặc trưng cơ học đến sản phẩm may
          So với xơ, sợi, vải có cấu trúc phức tạp hơn khi phải qua nhiều quá trình gia công để trở thành những sản phẩm đa dạng. Các đặc trưng cơ học vải ảnh hưởng nhiều đến độ tạo dáng, khả năng giữ hình dạng hay chất lượng sản phẩm may.
         Khi bị gấp hoặc bị vò, sản phẩm may chịu tác động của lực kéo, nén kết hợp với uốn. Các thành phần biến dạng phục hồi chậm hay không phục hồi trong vải sẽ để lại những nếp nhăn làm cho vải bị nhàu.
           Độ nhàu làm giảm tính thẩm mỹ của bề mặt vải, làm cho sản phẩm may  nhanh chóng bị hao mòn do ma sát tại các nếp nhăn, giảm giá trị sử sụng cũng như tính thẩm mỹ của sản phẩm. Hay trong quá trình giặt giũ, ngoài tác dụng của chất tẩy rửa sản phẩm may còn phải chịu tác dụng của lực cơ học khi vò giũ, cọ sát dẫn đến độ bền giảm, màu sắc giảm dần vẻ tươi sáng, ảnh hưởng đến dáng vẻ bề ngoài của sản phẩm.
           Hoặc các đặc trưng cơ học của vải cũng ảnh hưởng đến một trong những yếu tố làm giảm chất lượng sản phẩm may đó là nhăn đường may. Nhăn đường may là một lỗi rất thường gặp, đặc biệt là khi may với vải nhẹ. Các nghiên cứu đã xác định rõ rằng nếu loại trừ các yếu tố gây nhăn do thiết bị, các thông số công nghệ may thì nhăn đường may là do tương tác giữa chỉ may và vải. Vải với các đặc tính khác nhau sẽ ứng xử khác nhau dưới tác động trong và sau quá trình hình thành đường may, vì vậy nhăn đường may gây ra bởi các đặc tính của vải cũng khác nhau.
           Điều kiện kiểm soát sự xuất hiện hay không xuất hiện của nhăn đường may phụ thuộc vào tương quan độ lớn của các đặc trưng uốn của vải và chỉ. Trong mỗi mũi may, sức căng của chỉ tác động lên vải làm uốn và nén vải. Nếu vải chịu nén các sợi chỉ có thể co lại mà không gây nhăn.
         Nếu vải bị ép chặt cấu trúc, tính cứng của vải và chỉ sẽ kiểm soát sự xuất hiện của nhăn. Đánh giá được ảnh hưởng của các đặc tính vải lên nhăn đường may thì có thể dự báo được ứng xử của vải khi hình thành các đường may trên sản phẩm. Từ đó cho phép lựa chọn các loại vải thích hợp với yêu cầu đường may. Hơn nữa xác định tương quan giữa nhăn đường may và các đặc trưng của vải là rất quan trọng để hiểu rõ hơn về các nguyên nhân gây nhăn.
        Như vậy để nghiên cứu kỹ tính chất cơ học từ đó có chế độ gia công và sử dụng hợp lý thì cần nhiều đặc trưng cơ học hơn với nhiều phương pháp thực hiện tác dụng cơ học: phép thử nửa chu trình, một chu trình và nhiều chu trình. Tuy nhiên, kết quả nhận được từ mẫu bị phá huỷ hay không bị phá huỷ, điều đó đã không đánh giá đúng các tính chất sử dụng của vải. Hơn nữa, số lượng các đặc trưng cơ học cần thử nghiệm là khá nhiều làm cho quá trình thử nghiệm phức tạp với chi phí tương đối cao.

Nguồn tin: Lại Hông Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Nghiên cứu khoa học
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập200
  • Hôm nay4,720
  • Tháng hiện tại125,277
  • Tổng lượt truy cập8,033,524
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây