Nâng cao chất lượng giảng dạy lý thuyết gắn liền với thực tế, thực nghiệm

Thứ năm - 15/11/2018 21:17
Đào tạo gắn liền với thực tiễn xã hội là một trong những yếu tố then chốt quyết định tới sự tồn tại và phát triển của Nhà trường. Trong những năm vừa qua, bên cạnh việc đổi mới nội dung chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
        Nhà trường đặc biệt quan tâm tới công tác thực hành, thực tập nhằm gắn kết chặt chẽ giữa lý thuyết và thực tiễn công việc. Để đẩy mạnh hơn nữa công tác này Nhà trường đã triển khai kế hoạch tới các khoa nhằm giảng dạy các môn học lý thuyết theo hướng tích hợp giữa lý thuyết với thực hành, chuyển đổi hình thức thi theo hướng năng lực thực hiện và tạo ra mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà trường với các doanh nghiệp – nơi đã, đang và sẽ sử dụng sản phẩm đào tạo của nhà trường.
          Năm học 2017 – 2018 khoa đã đăng ký biên soạn 4/13 học phần theo hướng năng lực thực hiện và tổ chức thi sinh viên giỏi có sự tham gia, đánh giá của các chuyên gia của Doanh nghiệp.
         Năm học 2018 – 2019, khoa đã triển khai cho các giảng viên đăng ký tiết giảng tích hợp với số lượng 5 học phần của hệ Đại học và hệ Cao đẳng.Qua các tiết học đó nhằm nâng cao kỹ năng thực hành cho sinh viên.
                                                                                        
1
Sinh viên lớp DK7 – M thực hành môn Thiết kế trang phục 2
  
22
SV lớp CK12 – M thực hành môn Nguyên tăc thiết kế thời trang
 
        Tổ chức cho sinh viên đi thăm quan học tập tại các công ty may Regina Miracle International (Vietnam). Nhằm giúp cho sinh viên có một góc nhìn đầy đủ về môi trường làm việc, phương pháp quản lý, triển khai sản xuất tại doanh nghiệp.
 
  
vdf
SV khoa May & khoa Cơ khí thăm quan công ty may Regina Miracle International (Vietnam)
 
        Để nâng cao chất lượng giảng dạy lý thuyết gắn liền với nhu cầu thực tiễn, nhiệm vụ quan trọng mà khoa và Nhà trường cần phải làm đó là:
 1 - Cần đổi mới tư duy, nhận thức của toàn thể CBVC trong nhà trường nói chung và khoa nói riêng về hoạt động thực tập gắn với thực tiễn nhu cầu xã hội. Cần am hiểu hơn nữa về doanh nghiệp, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin các doanh nghiệp và cơ sở thực tập, xác định rõ các nội dung chuyên môn cụ thể mà các doanh nghiệp đang cần, có kế hoạch cụ thể hợp tác với các cơ sở thực tiễn, các doanh nghiệp.
2 - Khoa tiến hành quán triệt đến toàn thể CBVC và HSSV về vai trò của hoạt động thực tập gắn với thực tiễn nhu cầu xã hội, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm đào tạo của nhà trường và là điều kiện sống còn để nhà trường tồn tại và phát triển.
3 - Điều chỉnh khối kiến thức giảng dạy trong các chương trình đào tạo theo hướng tăng cường đáp ứng các yêu cầu chuyên môn trong thực tế, giảm bớt các kiến thức lý thuyết. Mời các doanh nghiệp tham gia góp ý chương trình đào tạo và tham gia xây dựng các chương trình thực tập, thực hành, đầu tư trang thiết bị công nghệ trong đào tạo.
4 - Điều chỉnh bố cục và thời lượng hợp lý các đợt thực tập, thực hành cho sinh viên, đảm bảo cho sinh viên có đủ thời gian nắm bắt, rèn luyện, cọ sát chuyên môn, bổ sung kỹ năng trong môi trường thực tế.
5 - Hàng năm, giảng viên phải đi bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp thực tế tại các doanh nghiệp, các cơ sở thực tiễn, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng để cập nhật kiến thức, gắn kết chuyên môn của mình với yêu cầu thực tế

Nguồn tin: Phạm Thị Kim Phúc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Nghiên cứu khoa học
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập29
  • Hôm nay1,163
  • Tháng hiện tại29,708
  • Tổng lượt truy cập7,627,288
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây