Yêu cầu trong thiết kế trang phục công sở

Thứ sáu - 20/12/2019 14:59
Thời trang công sở là trang phục được mặc khi đi làm, nơi văn phòng hay trong một môi trường làm việc nhất định nào đó, phù hợp với ngành nghề và đặc thù của từng công việc. Thông thường nó yêu cầu toát lên sự chuyên nghiệp, trang trọng cho người mặc. Yếu tố đầu tiên khi lựa chọn trang phục là gọn gàng, lịch sự.
          Do đó trang phục công sở ngày càng trở nên quan trọng trong cuộc sống, xã hội hiện nay. Trang phục công sở được sử dụng nhằm mục đích phục vụ cho công việc, thể hiện tính lịch sự, tôn trọng người đối diện như trong phòng họp, khi tiếp khách hàng, gặp đối tác...; thể hiện gu thẩm mỹ nhất định, biểu tả được vẻ đẹp, phong cách của người mặc.
1. Yêu cầu về kiểu dáng
Tỷ lệ của trang phục công sở phải phù hợp cơ thể và có được sự tương ứng như sau: váy không dài dưới mắt cá chân, hoặc không quá ngắn. Bởi quá ngắn sẽ gây phản cảm, làm tập trung sự chú ý của mọi người, còn quá dài sẽ làm cho việc đi lại và chuyển động khó khăn, gây bất tiện và không thoải mái cho người sử dụng.
Mục đích của trang phục công sở là xây dựng hình tượng đứng đắn, chuyên nghiệp, lịch sự. Đặc biệt là vừa sử dụng nơi công sở nhưng vẫn có thể mặc đẹp khi đi ra đường. Lẽ đó, trang phục công sở đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện nay.
Nhìn chung, yêu cầu của trang phục công sở phải có kết cấu đơn giản, màu sắc nền nã, nhưng vấn toát lên được sự duyên dáng, thanh lịch phù hợp với đặc thù nghề nghiệp. Cũng như thể hiện được sự chuyên nghiệp, tạo dấu ấn cá nhân cho người mặc.
Ngoài ra khi thiết kế cho một số vóc dáng cần lưu ý một số điểm sau:
            - Vóc dáng hình quả táo.
Đặc điểm cơ thể: Phần thân trên rộng hơn thân dưới, hông nhỏ trong khi vai lại khá rộng. Phần eo trên và phía sau thường là phần dễ phình ra nhất.
            Thiết kế nên che giấu khuyết điểm ở vùng eo lớn, mục đích là kéo dài phần thân, khoe đôi chân và che đi phần eo to, vai rộng.
 
p1

                        - Vóc dáng hình quả lê
            Đặc điểm cơ thể: Phần cơ thể phía dưới to hơn phía trên, phần hông rộng hơn phần vai. Phần hông và mông khá tròn, và thắt lại ở vùng eo, ngực và bụng bằng phẳng.
            Thiết kế nên chú ý đến những trang phục sao cho khoe phần cánh tay, phần thân trên nhỏ gọn và che bớt phần hông rộng.
 
p2

            - Vóc dáng hình đồng hồ cát
Đặc điểm cơ thể: Phần thân trên và thân dưới phình rộng, nhỏ gọn ở phần eo. Trọng lượng cơ thể thường dồn vào phần hông, đùi và ngực.
            Mục đích hướng tới là trang phục phải khoe được các đường cong quyến rũ, tạo vẻ cân bằng trong dáng dấp. Vì thế nhà thiết kế nên tìm cách khoe các đường cong quyến rũ của cơ thể như những chiếc váy vừa sát  cơ thể người
 
p3

            - Vóc dáng hình chữ nhật
            Đặc điểm cơ thể: Eo, hông và vai có độ rộng tương đương nhau, thường là khá nhỏ gọn.
            Mẫu trang phục cần chú ý tạo nên những đường cong cho cơ thể, khoe đôi chân và cánh tay thon thả.
 
p4

2. Màu sắc trong trang phục công sở
Màu sắc đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên hình ảnh chuyên nghiệp. Bởi màu sắc là một trong những yếu tố quan trọng trong sáng tác thời trang. Màu sắc tác động trực tiếp đến thị giác, thông qua màu sắc con người sẽ cảm nhận nó ở hiệu quả tâm lý cho cả người nhìn và người sử dụng. Đôi khi màu sắc là ý tưởng chính để làm điểm nhấn cho trang phục hoặc sự cân bằng về sắc độ và hài hòa về gam màu.
Đối với nhóm người làm việc trong môi trường căng thẳng và cần sự tập trung: nên thiết kế những trang phục có màu xanh lá cây, màu xanh da trời, màu hồng, màu vàng.
 Đối với nhóm người làm việc trong mội trường năng động, sôi nổi và cần ý tưởng đột phá hay cảm xúc thăng hoa: màu cam, màu đỏ, màu xanh dương, màu tím là những màu sắc đem lại cho họ cảm giác tốt nhất và hiệu quả công việc cao.
 
3. Chất liệu trong trang phục công sở
Như chúng ta biết, chất liệu đóng vai trò không nhỏ trong trang phục công sở. Chất liệu đôi khi là chất xúc tác, là nguồn cảm hứng để các nhà thiết kế sáng tạo. Chất liệu có thể bằng phẳng, nhẵn nhụi, thô xốp, hay nhám hoặc lấp lánh. Trong trang phục công sở thì chất liệu vải là phương tiện tạo hình của hình khối. Chất liệu vải trong trang phục công sở cần thể hiện thông qua các nhóm chỉ tiêu sau:
 Tính thẩm mỹ
Thẩm mỹ là đặc tính quan trọng ngày càng được đề cao khi đánh giá về chất lượng sản phẩm trong trang phục công sở. Hiệu quả thẩm mỹ chung của chất liệu trong trang phục công sở phụ thuộc vào độ đục, độ trong của vải, độ bóng, độ mờ, hình in, cấu trúc, màu sắc trên vải. Phù hợp với các yếu tố về độ bền của chất liệu như: độ bền màu, độ vón hạt trên bề mặt của vải, độ lão hóa, khả năng giữ dáng của sản phẩm trong quá trình sử dụng, độ chống nhàu, cảm giác của vải khi sờ tay, tính động của vải... Như vậy, yêu cầu về thẩm mỹ của chất liệu vải trong trang phục công sở phải được xem xét cả hai mặt: thẩm mỹ về nội dung và thẩm mỹ về hình thức. Yêu cầu về thẩm mỹ của chất liệu trở thành phương tiện để truyền tải toàn bộ giá trị của sản phẩm. 
Độ bền
Trên thực tế chất lượng của vải trong trang phục công sở phải được lựa chọn theo chức năng và công dụng của trang phục. Tính công năng của trang phục thường được biểu thị bằng các thông số kỹ thuật đặc trưng hay giá trị sử dụng của vải như: tính cơ lý, thành phần hóa học, tính vệ sinh.
Ngoài ra, chất liệu trong thiết kế thời trang công sở còn có một số tính chất như: độ hấp thụ nước, mao dẫn, chống thấm nước, tích điện, độ giữ nhiệt, thẩm thấu, thông khí, thông gió, thông hơi... (đối với sản phẩm may mặc chỉ quan tâm nhất đến tính nhiễm điện và tính cách điện). Và chất liệu may mặc còn được đánh giá theo cảm giác tiện nghi của hệ thần kinh, tiêu chí này được thể hiện bởi các tính chất sau của chất liệu vải như: độ gây kích ứng da (gây bỏng rát, đỏ da khi mặc), đặc trưng nhiệt (khi mặc cho cảm giác nóng, lạnh).

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Nghiên cứu khoa học
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập23
  • Hôm nay1,938
  • Tháng hiện tại175,748
  • Tổng lượt truy cập6,058,768
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây