Độ bền đường may là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến độ bền và chất lượng sản phẩm. Bài báo trình bày một nghiên cứu thực nghiệm xác định sự ảnh hưởng của các yếu tố mật độ mũi may và chi số chỉ đến độ giãn đứt tương đối, độ bền kéo đứt của đường may 406 trên vải TC.
Trong ngành may mặc, hệ thống cỡ số trang phục là một thành phần quan trọng để sản xuất hàng
may mặc chất lượng cao. Hệ thống cỡ số áp dụng trong sản xuất may công nghiệp cần được cập nhật
thường xuyên để phù hợp với cơ thể người.
Trong ngành may mặc, hệ thống cỡ số trang phục là một thành phần quan trọng để sản xuất hàng may mặc chất lượng cao. Hệ thống cỡ số áp dụng trong sản xuất may công nghiệp cần được cập nhật thường xuyên để phù hợp với cơ thể người. Bài báo trình bày một nghiên cứu thực nghiệm số đo nhân trắc học sinh nam tiểu học trên địa bàn thành phố Chí Linh, xác định kích thước đo nhân trắc trẻ em nam, kích thước chủ đạo và xây dựng hệ thống cỡ số cơ thể trẻ em nam lứa tuổi tiểu học. Dữ liệu đo được xử lý bằng phần mềm SPSS để xây dựng hệ thống cỡ số cơ thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Kích thước chủ đạo trong phân cỡ số cơ thể học sinh là chiều cao cơ thể, vòng ngực và vòng mông; bước nhảy của chiều cao cơ thể là 6 cm, vòng ngực và vòng mông là 4 cm; đề xuất được 24 cỡ số cơ thể.
Khi may đường may 301, một số yếu tố công nghệ ảnh hưởng trực tiếp đến độ trượt giữa hai lớp vải. Vì vậy cần xác định miền giá trị phù hợp của các yếu tố công nghệ này để giảm mức độ trượt giữa hai lớp vải. Tác giả đã nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ mũi may (số mũi/cm), lực ép chân vịt (chiều cao ốc ren: mm), chiều cao thanh răng (mm) đến độ trượt giữa hai lớp vải.
Bài báo này trình bày nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ như: nhiệt độ và thời
gian trong quá trình in chuyển nhiệt đến độ rạn bề mặt in trên vải sản xuất từ sợi pha polyeste với
cotton thành phần 35% polyeste, 65% cotton
Độ giãn, độ bền kéo đứt của đường may có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến độ bền, tuổi
thọ của sản phẩm. Bài báo trình bày một nghiên cứu thực nghiệm, so sánh độ giãn đứt tương đối, độ
bền kéo đứt đường may 406 trên vải TC khi may chỉ 100% Polyester và chỉ có 65% Polyester pha với
35 % Cotton. Nghiên cứu được thực hiện trên máy may trần đè và máy kéo nén vạn năng, sử dụng
phần mềm Design Expert để xử lý và phân tích số liệu. Kết quả thu được phương trình hồi quy thực
nghiệm biểu thị quy luật ảnh hưởng của các yếu tố nghiên cứu đến độ giãn, độ kéo đứt đường may
406 khi may chỉ pha, các phương trình đều có hệ số xác định R2
trên 0,9. So sánh kết quả thu được
với độ giãn đứt tương đối, độ bền kéo đứt đường của chỉ 100% Polyester, cho thấy đường may 406
trên vải thực nghiệm với chỉ 100% polyester có độ giãn đứt tương đối và độ bền kéo đứt cao hơn khi
dùng chỉ pha 65% Polyester, 35% Cotton với cùng mật độ mũi may.
Tóm tắt
Vải len dệt kim có tính có giãn và đàn hồi lớn, dưới tác dụng của nhiệt độ, hơi nước khi là đã làm thay đổi kích thước vải và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Kích thước vải khi xì hơi nước chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: Nhiệt độ đế bàn là, áp suất nồi hơi, khoảng cách từ bề mặt vải đến mặt đế bàn là.
Trong bài báo này, tác giả nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đế bàn là (0C), áp suất nồi hơi (bar), khoảng cách từ bề mặt vải đến mặt đế bàn là (cm) đến độ ổn định kích thước của vải len theo hướng hàng vòng và cột vòng. Sử dụng phương pháp qui hoạch thực nghiệm tổ hợp quay trung tâm của Box – Willson và phần mềm Design Expert thiết kế các phương án thí nghiệm, xử lý và phân tích thực nghiệm. Kết quả xác định thông số tối ưu khi là hơi theo hướng hàng vòng và cột vòng với nhiệt độ 1520C, áp suất nồi hơi 3,4 bar và khoảng cách từ bề mặt vải đến mặt bàn là 1,3 cm.
Từ khóa: Nhiệt độ đế bàn là; áp suất nồi hơi; khoảng cách từ bề mặt vải đến mặt bàn là.
Công nghệ plasma cho thấy những ưu điểm khác biệt bởi nó thân thiện với môi trường trong xử lí hàng dệt nhằm đạt được các tính chất như khả năng ngấm ướt, tính kháng thấm chất lỏng, khả năng nhuộm và sự bám dính tráng phủ…
Nghiên cứu khoa học là một trong những công tác có vai trò rất quan trọng trong việc rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo, năng lực nghiên cứu và tạo phong cách làm việc khoa học cho người nghiên cứu.
Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu thời gian thực hiện thao tác đưa chi tiết ra ngoài bằng hai tay tại một số công đoạn may sản phẩm Polo-Shirt từ vải dệt kim tại công ty TNHH Một Thành Viên Hà Nam – Hanosimex. Dựa trên cơ sở phương pháp phân tích thời gian chuẩn MTM và hệ thống thời gian định trước GSD, tác giả đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng đồng thời của các yếu tố về tổ chức lao động như khoảng cách đặt bán thành phẩm, kích thước bán thành phẩm và số lượng chi tiết may đồng thời đếm thời gian thực hiện hiện code AS2H. Trong nghiên cứu đã sử dụng phương pháp qui hoạch thực nghiệm, xử lý và phân tích kết quả thực nghiệm. Kết quả của bài báo góp phần vào mục tiêu chung nghiên cứu tiêu chuẩn hóa thời gian may sản phẩm dệt may cụ thể làm sản phẩm từ vải dệt kim.
Độ giãn vải tại đường may là sự thay đổi kích thước vải tại vị trí đường may lớn hơn kích thước ban đầu. Độ giãn vải tại đường may phụ thuộc vào các yếu tố: Chiều cao thanh răng, độ vi sai, lực ép chân vịt, mật độ mũi may....
Tạo mẫu là một trong những khâu quan trọng nhất trong quy trình sản xuất hàng may mặc, tạo mẫu đòi hỏi độ chính xác cao về mặt kỹ thuật, “độ nhạy” trong các chi tiết thiết kế và kiến thức thực tế trong ngành dệt may. Chức năng của tạo mẫu là cầu nối giữa thiết kế và sản phẩm.
DXF (viết tắt của tiếng Anh: Drawing Exchange Format) là một định dạng dữ liệu được phát triển bởi Autodesk dùng cho việc chuyển đổi dữ liệu giữa các phần mềm hỗ trợ thiết kế khác nhau.
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng độc lập của các yếu tố thao tác chuẩn bị may sản phẩm Polo-Shirt tại Công ty TNHH MTV Hanosimex. Căn cứ vào phương trình hồi quy thực nghiệm ảnh hưởng đồng thời của các yếu tố thao tác chuẩn bị may sản phẩm Polo-Shirt, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng độc lập của các yếu tố về tổ chức nơi làm việc như khoảng cách đặt chi tiết may A (cm), kích thước của chi tiết may B (cm) và số lớp chi tiết tham gia liên kết may C (cm) đến thời gian thực hiện thao tác chuẩn bị may.
Độ trượt khi may là khoảng chênh lệch giữa hai lớp vải sau khi may xong. Độ trượt giữa hai lớp vải khi may ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đường may và sản phẩm may. Độ trượt phụ thuộc vào các yếu tố: Mật độ sợi, kiểu dệt, chi số sợi, chất liệu vải, mật độ mũi may, lực ép chân vịt, chiều cao thanh răng….