Vì tính chất mềm mại và khả năng bắt màu của sợi vải và nó thể hiện tính muốn gần gũi với thiên nhiên của con người. Thế nhưng yếu điểm của thuốc nhuộm vải (dễ bay màu, thời gian sản xuất lâu) phần nào làm giảm đi sự đa dạng về màu sắc kiểu dáng hoa văn, họa tiết có thể áp dụng lên tấm vải. Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, nhu cầu đó của con người không hề giảm bớt mà ngày càng tăng cao. Càng ngày con người ta đòi hỏi những tấm vải phải có nhiều màu sắc hơn, đẹp hơn, bền màu hơn và ứng dụng nhiều hơn.
Để khắc phục những hạn chế của phương pháp nhuộm vải, người ta đã phát triển ra phương pháp in trên vải để tạo ra những hoa văn, họa tiết phong phú và bắt mắt hơn. Trải qua các thời kỳ, khoa học kỹ thuật phát triển, cho đến ngày nay đang tồn tại 3 phương pháp in trên vải chủ yếu là công nghệ in lụa, công nghệ in chuyển nhiệt và công nghệ in kỹ thuật số.
Cả 3 công nghệ trên đều được ứng dụng rộng rãi trong ngành sản xuất may công nghiệp. Tuy nhiên mỗi công nghệ lại có đặc điểm, tính chất và những hạn chế riêng.
1. Công nghệ in lưới
In lưới là một kỹ thuật được dùng trong in ấn, tên của kỹ thuật in này xuất phát từ khi thay đổi bản lưới của khuôn in bằng tơ lưới. Phương pháp in lưới hoạt động dựa trên nguyên lý mực thấm qua lưới hình ảnh mẫu và in trên bề mặt vải.
Đây là công nghệ in đã có từ lâu đời, người thợ sẽ sử dụng một khung gỗ có căng một tấm lụa mỏng hoặc lưới kim loại để làm nguyên liệu. Sau đó sẽ dùng mực in đổ lên tấm lưới in. Hình in sẽ đọng lại và khô cứng trên bề mặt vải.
Với công nghệ in lưới, người thợ sẽ có 03 cách thực hiện đó là: làm thủ công, bán thủ công hoặc thực hiện bằng máy kỹ thuật in lưới. Tuy nhiên, dù tiến hành theo bất kỳ cách nào thì cũng đều phải trải qua các công đoạn chính là: làm khuôn, làm bàn in, dao gạt; pha chế mực, hồ in và tiến hành in.
Về mặt nguyên lý:
In lụa là phương pháp in xuyên, khuôn in có cấu tạo là một tấm lưới (polyester hoặc kim loại) căng trên một khung chữ nhật làm bằng gỗ hoặc hợp kim nhôm.
Khi in, người ta cho mực vào lòng khung, gạt qua bằng một lưỡi dao cao su. Dưới áp lực của dao gạt, mực sẽ xuyên qua các ô lưới và truyền (dính lên) bề mặt vật liệu bên dưới, tạo nên hình ảnh in.
Đây là hình mô tả nguyên lý in lụa
Như ta thấy, nguyên tắc của việc chụp bàn lụa là làm thế nào đó che hết tất cả những ô không in trên bề mặt lưới (vùng màu xanh), mực chỉ xuyên qua các vùng có hình ảnh in (vùng màu trắng trong hình trên) để in xuống vật liệu bên dưới.
Người thợ đang tiến hành in hình bằng công nghệ in lưới
2. Công nghệ in chuyển nhiệt
Ở nước ta thời trang sử dụng công nghệ in chuyển nhiệt mới bắt đầu lên ngôi từ năm 2010 với những nét đổi mới hiện đại của công nghệ.
Với những kĩ thuật in lụa bình thường được áp dụng từ xưa tới nay thì kĩ thuật in chuyển nhiệt lên áo được coi là một bước kĩ thuật tiên tiến và vô cùng hiệu quả, tạo ra những sản phẩm vô cùng mới lại, hấp dẫn và bắt mắt người tiêu dùng.
Sự ra đời của công nghệ in chuyển nhiệt đã đánh dấu bước phát triển mới cho ngành công nghiệp in ấn ngày nay. Những bước tiến trong kỹ thuật in ấn đã mang đến những sản phẩm độc đáo và mới lạ với nhiều mẫu mã đa dạng cho đời sống con người. Trong đó, ngành may đồng phục là một trong những ngành thay đổi tích cực nhờ công nghệ in chuyển nhiệt.
Việc in các họa tiết có độ phức tạp cao, nhiều màu sắc từ vải đến giấy, nhựa, trên các sản phẩm thời trang như áo thun, áo nhóm cho đến quà tặng không còn là điều quá khó khăn. Các sản phẩm ứng dụng công nghệ in chuyển nhiệt này ngày càng trở nên quen thuộc và đón nhận được nhiều sự yêu thích từ phía người tiêu dùng.
Giấy in chuyển nhiệt là một loại giấy thấm tẩm hóa chất nhạy nhiệt. Khi giấy được tiếp xúc với nhiệt, hóa chất sẽ thay đổi màu (thường là màu đen), và sẽ cho ra một hình ảnh. Bề mặt của giấy được bao phủ một hỗn hợp rắn của một loại thuốc nhuộm và một bề mặt thích hợp, ví dụ như sự kết hợp của một LEUCO fluoran thuốc nhuộm và acid octadecylphosphonic.
Khi bề mặt được làm nóng ở trên điểm nóng chảy của nó, thuốc nhuộm sẽ phản ứng với axit, chuyển màu giấy in nhiệt, và các hình thức thay đổi sau đó được bảo tồn trong một trạng thái siêu bền khi bề mặt giấy trở về nhiệt độ thường.
Thiết bị in chuyển nhiệt
Nguyên lý in chuyển nhiệt:
In chuyển nhiệt là công nghệ sử dụng nhiệt độ cao và thuốc nhuộm rắn để tạo ra hình ảnh chất lượng cao. Khi In các yếu tố nhiệt độ bốc hơi mực lên tấm giấy được tráng phủ đặc biệt. Khi mực nguội đi nó lại cứng lại trên giấy. Cường độ màu được điều khiển bởi cảm biến chính xác về nhiệt độ. Máy in nhiệt in màu xuống với màu sắc liên tục tại một thời điểm, thay vì chấm mực. Bởi vì màu sắc được hấp thu vào giấy dễ hơn là phủ lên trên bề mặt vải. Do vậy ảnh in ra sẽ trung thực hơn, bền màu hơn so với các công nghệ mực in khác
In chuyển nhiệt sử dụng một loại mực in đặc biệt được gọi là mực in chuyển nhiệt. Loại mực in đặc biệt này sẽ được in lên giấy in chuyển nhiệt hay còn gọi là giấy in nhiệt.
Sau đó sử dụng một thiết bị ép nhiệt (Còn gọi là máy ép nhiệt) để giúp những hình ảnh từ giấy chuyển nhiệt vừa in ra bám chặt vào vật liệu cần in. Đây là những loại vật tư dùng để in chuyển nhiệt cơ bản nhất vì vậy trước khi thực hiện quá trình in chuyển nhiệt cần phải chuẩn bị thật đầy đủ.
Sản phẩm sử dụng công nghệ in chuyển nhiệt:
3. So sánh công nghệ in chuyển nhiệt và công nghệ in lưới
a.Về khái niệm
In lưới hay còn gọi là in lụa là một dạng kỹ thuật in dựa trên nguyên lý mực thấm qua lưới hình ảnh sẽ được in lên bề mặt vật liệu bởi trước đó một số mắt lưới in đã được bịt kín bằng hóa chất.
In chuyển nhiệt là công nghệ in ép nhiệt thường được dùng để in lên các sản phẩm áo thun khi họa tiết in có độ phức tạp cao, nhiều màu sắc, sử dụng phổ biến trong các loại áo thun quảng cáo hoặc các sản phẩm thời trang.
b. Chất liệu in
In lưới: dùng chất liệu chủ yếu là in mực cao su. In mực cao su lên áo sẽ có độ đàn hồi cao, hình in bóng và có độ nổi. Độ dày và bóng của hình in phụ thuộc vào số lớp in và chất liệu mực.
In chuyển nhiệt: mực nhiệt sẽ thấm trực tiếp vào từng sợi vải nên độ bền màu cao, màu sắc trung thực, hình ảnh rõ nét, thích hợp in áo đôi, áo có số lượng ít và màu sắc nhiều hay màu chuyển.
c. Kỹ thuật in
In lưới: Quá trình thực hiện in có thể thủ công hoặc bằng máy nhưng cho dù theo phương pháp nào thì yêu cầu quan trọng nhất đối với bàn in là phẳng, chắc và có độ đàn hồi nhất định để khuôn in có thể tiếp xúc đều với mặt sản phẩm in.
In chuyển nhiệt: Hình in được in trực tiếp từ phần mềm adobe illustator hoặc corel lên giấy in chuyển ( trung gian ), sau đó mới đặt tờ giấy này lên áo và dùng hơi nóng của máy ép nhiệt để chuyển hình in từ giấy sang áo.
d. Sản phẩm in
- Chi phí thấp.
- Có thể in lên nhiều loại vật liệu khác nhau.
- Có thể chủ động về màu sắc.
- Hạn chế về số lượng màu sắc khi in
- Các họa tiết phải vẽ, sao đó tách màu để chế tạo lưới in.
In chuyển nhiệt:
- Có thể in hình, hoa văn, hoạ tiết có màu sắc phức tạp lên vải, sản phẩm một cách dễ dàng như in trên giấy in ảnh.
- Có thể ủi trực tiếp lên vải, không bị phai màu khi giặt, ngay cả khi giặt với thuốc tẩy.
- Được in trực tiếp từ file thiết kế đồ họa hay từ ảnh.
- In bất kỳ vùng nào trên áo, linh động trong thiết kế cho từng hình trên áo.
- In lên được nhiều chất liệu khác nhau: vải, gỗ, thủy tinh, gạch men…
- Lớp mực in thấm trực tiếp vào áo nên không bị bí khi mặc.
- Chi phí đầu tư thấp.
d. Hạn chế
In chuyển nhiệt:
- Được in trên các màu vải sáng (trắng, hồng phấn, xanh da trời…), đôi khi hình bị vỡ mặt khi kéo giãn áo quá mức.
- Không in được trên vải có thành phần cotton cao.
- Chỉ cần in 1 lần là được 1 họa tiết với nhiều màu sắc.
In lưới: Thời gian gia công chậm, chất lượng không đều màu, in với số lượng ít, chất lượng chưa thực sự tốt.
- Thời gian chuẩn bị để in lưới khá dài, chất lượng in không được sắc nét như in chuyển nhiệt.
- In chồng nhiều màu thì phải làm nhiều khuôn in và in nhiều lần mới được 1 họa tiết.
- Mất nhiều diện tích khi in.
4. Phương pháp in Kỹ thuật số:
Công nghệ này mới xuất hiện trong thời gian gần đây. Tuy nhiên với nhiều ưu điểm, đặc biệt là chất lượng in đẹp nên đang được sử dụng để in hàng thời trang tại Việt Nam. Theo công nghệ này máy có thể in trực tiếp lên quần áo, không phải qua các giai đoạn trung gian nào. Máy có thể in cùng một lúc với tốc độ nhanh, chất lượng tốt, màu sắc đẹp (có thể lên đến 630 điểm ảnh), không phải qua công đoạn làm khuôn.
Các máy in loại này thường phải sử dụng hệ thống mực in độc quyền của chính hãng.
Ngày nay, trước sức ép của tiêu chuẩn về môi trường nên các Nhà sản xuất đều phải cung cấp các loại mực in không gây ảnh hưởng sức khỏe người sử dụng sản phẩm và thân thiện với môi trường nên giá thành mực cao. Hệ thống cấp mực trên máy tự động pha màu và cho ra hình ảnh in có độ chính xác cao, vượt trội so với các công nghệ in khác.
Sản phẩm sử dụng công nghệ in kỹ thuật số:
Ưu điểm: nhanh chóng, độ chính xác cao hơn. Sản phẩm in trên vải có độ bền, màu sắc trung thực, in được trên mọi chất liệu vải & màu của vải, đặc biệt hiệu quả cao khi in trên vải màu trắng, sáng.
Hạn chế: Chi phí đầu tư lớn, phải dùng mực chuyên dụng, chính hãng; in với số lượng ít , yêu cầu in bằng file gốc (file có độ nét cao); giá thành cao đầu tư cao.