Phương pháp tạo mẫu trong may công nghiệp
Thứ hai - 20/12/2021 10:09
Tạo mẫu là một trong những khâu quan trọng nhất trong quy trình sản xuất hàng may mặc, tạo mẫu đòi hỏi độ chính xác cao về mặt kỹ thuật, “độ nhạy” trong các chi tiết thiết kế và kiến thức thực tế trong ngành dệt may. Chức năng của tạo mẫu là cầu nối giữa thiết kế và sản phẩm.
Tạo mẫu là bước hết sức quan trọng quy trình thiết kế, cắt - may.
Tạo mẫu đóng vai trò quyết định đến quá trình tạo ra sản phẩm đạt chất lượng, đáp ứng yêu cầu của khách hàng vì vậy khi tiến hành tạo mẫu cần đảm bảo tính chính xác về thông số, phom dáng, kết cấu.
Có 3 phương pháp tạo mẫu chính:
Phương pháp phác thảo mẫu
Kỹ thuật tạo rập 3D
Kỹ thuật tạo rập 2D
Phương pháp phác thảo mẫu
Chủ yếu dựa trên các phép đo thực hiện trên người thật, trang phục hoặc Manơcanh. Để hoàn thành mẫu bằng phương pháp phác thảo, các phép đo được thực hiện trên vai, eo, hông… sau đó được đánh dấu và vẽ trên giấy. Phác thảo được sử dụng để tạo ra các mẫu rập cơ bản (các chi tiết thiết kế có số lượng tối thiểu và đơn giản nhưng vẫn đảm bảo được các thông số kích thước cơ bản của trang phục).
Tạo mẫu rập bằng phương pháp phác thảo
Kỹ thuật tạo rập 3D
Một số mẫu thiết kế không thể thực hiện tạo mẫu rập 2D (thiết kế rập phẳng) mà phải cần sử dụng đến kỹ thuật 3D để thực hiện.
Tạo mẫu rập bằng kỹ thuật 3D.
Tạo mẫu rập 3D là phương pháp thiết kế mẫu bằng việc ốp vải mộc và ghim trên manơcanh. Với phương pháp này, mẫu trang phục sẽ được định hình 3D để nắm bắt kích thước, tỷ lệ và các chi tiết một cách chính xác. Phương pháp tạo rập 3D cũng giúp các nhà thiết kế tự do sáng tạo hơn.
Phương pháp này giúp tính được độ cứng hay rủ của vải, các chi tiết nếp gấp… làm nên kiểu dáng hoàn chỉnh nhất của sản phẩm.
Kỹ thuật tạo rập 2D
Phương pháp mẫu rập phẳng là kỹ thuật phát triển các kiểu mẫu rập theo phong cách đa dạng khác nhau bằng cách tạo các thay đổi trên mẫu rập cơ bản như khớp rập, xoay rập…