Ứng dụng phần mềm Accurmark vào quá trình sản xuất tại Doanh nghiệp may

Thứ ba - 14/07/2020 11:48
Dệt may là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong quá trình sản xuất vẫn còn hạn chế. Các giải pháp công nghệ chủ yếu ứng dụng trong quá trình chuẩn bị sản xuất.
        Các phần mềm được sử dụng rộng rãi hiện nay như AccuMark, Lectra, Optitex… để giải quyết các công việc như thiết kế, nhảy mẫu, giác sơ đồ, trải sơ đồ và cắt sơ đồ. Hầu hết các doanh nghiệp may đều sử dụng các phần mềm hỗ trợ trong quá trình chuẩn bị sản xuất, tùy theo đặc thù của mỗi doanh nghiệp mà lãnh đạo doanh nghiệp quyết định áp dụng phần mềm nào vào quá trình chuẩn bị sản xuất. Phần mềm Accumark là một trong những phần mềm được sử dụng rộng rãi hiện này và được rất nhiều các công ty áp dụng và được giảng dạy trong các trường đại học trong đó có trường Đại học Sao Đỏ.
1. QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ SẢN XUẤT
            PDC là từ viết tắt của cụm từ Product Developer Centre – trung tâm phát triển sản phẩm công nghiệp. Ngoài tên gọi trên còn có tên gọi khác CMD (Computer Maker Departement). PDC là bộ phận thực hiện các công việc của quá trình chuẩn bị sản xuất. Quá trình chuẩn bị sản xuất cần thực hiện các công việc sau:
- Sample development- Phát triển mẫu: Đây là quá trình định đơn giá cho sản phẩm và chốt với khách hàng về đơn giá sản phẩm
- Test shrinkage process: Kiểm tra độ co giãn của sản phẩn nhằm phục vụ cho sản xuất mẫu đại trà (Bulk)
- Marker making for bulk PRD - Mẫu sản xuất: Quá trình này thực hiện các công việc chuẩn bị cho quá trình sản xuất thực tế trên để tạo ra sản phẩm cuối cùng như: Chỉnh sửa mẫu, nhảy mẫu và chuẩn bị các mẫu phụ trợ khác.
- Pattern & Marker -Thiết kế và giác sơ đồ
- Plotter & Cutter MC -Vẽ và cắt sơ đồ
- Thực hiện các thí nghiệm về vật liệu và thành phẩm để đánh giá có đạt các tiêu chuẩn của khách hàng trong quá trình sử dụng
2. ỨNG DỤNG ACCUMARK VÀO QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ SẢN XUẤT TẠI DOANH NGHIỆP MAY
            Phần mềm Accumark là một phần mềm hỗ trợ và rất quan trọng mà phòng PDC áp dụng để thực hiện các công việc cho mẫu phát triển, mẫu sản xuất và giác sơ đồ.
            a. Sample development – Phát triển mẫu
Phần mềm AccuMark giải quyết các vấn dề sau:
            - Từ mẫu cơ bản hoặc từ bảng thông số kích thức thành phẩn người kỹ thuật viên add độ co do nhà cung cấp vật liệu cung cấp, tiến hành giác sơ đồ theo yêu cầu của đơn hàng để tính định mức vải và phụ liệu, từ đó là cơ sở để định giá và đàm phán giáo của sản phẩm với khách hàng. Để add độ co sử dụng lệnh Scale trong phần mền thiết kế mẫu như hình 4.
            - Thực hiện chế thử mẫu hoặc gửi File mẫu 3D cho khách hàng để duyệt mẫu.
            - Sau khi đã chốt với khách hàng về mẫu phát triển người kỹ thuật viên sẽ gửi cho quá trình sản xuất mẫu sản xuất Bulk.
            b. Bulk Process:Xử lý mẫu sản xuất đại trà
Phần mềm AccuMark giải quyết các vấn dề sau:
- Từ mẫu phát triển tiến hành kiểm tra kích thước, add độ co: độ co được áp dụng không lấy từ thí nghiệm thực tế tại doanh nghiệp của các cây vải và quá trình gia công thực tế trên sản phẩm. Độ co sẽ không được áp dụng đồng đều cho các nơi ví dụ vị trí eo, gấu, ngang ngực có sự khác nhau ta cần phải điều chỉnh bằng cách may thử sản phẩm.
+ Test độ co của vải: tiến hành test 10% cây vải, kích thước test vải là 50x50 tiến hành cho mẫu vải thực hiện qua các công đoạn của quá trình sản xuất như: giặt, là, may.... Sau quá trình test độ co sẽ nhận được một số các thông tin như: co dọc, co ngang, độ chéo của vải.
h1
Kích thước mẫu vải test độ co giãn của vải
 
+ Test frist bed: tiến hành cắt 60 sản phẩm lấy 04 sản phẩm của cỡ nhỏ nhất, cỡ gốc, cỡ lớn nhất để tiến hành may thử để đánh giá về kiểu dáng, độ co giãn, tại các vị trí thực tế trên sản phẩm.
- Chỉnh sửa mẫu thành phẩm:
+ Chỉnh sửa mẫu gốc:
 
h2
 Các lệnh trong Menu Modify
 
Các lệnht thường dùng để chỉnh sửa mẫu gốc: Smooth, Point, Point/Line, Smooth/Line, Line, Parllel, Length, Adjust, Clip… trong Menu Modify
+ Chỉnh sửa mẫu khác:
 
h3
 Các lệnh trong Menu Modify
Các lệnh thường dùng trong chỉnh sửa các mẫu khác sau khi nhảy mẫu: Restack, Edit Delta, March Line, Parallet, Intersection, smooth, Add Grade Point, Copy, Flip… trong Menu Grade.
+ Đo kiểm tra kích thước sản phẩm: thường sử dụng các lệnh Line Length, Straight, Perimeter 2 Points, Between Noches… trong Menu Grade.
- Gia độ dư công nghệ (giá trị đường may, độ sơ vải, chém vải trong quá trình may)
h4
 Các lệnh trong Menu Advanced
            Các lệnh thường dùng để gia độ dư công nghệ: Define, Swap, các lệnh gia đường may góc Corners, Copy Piece..
c. Giác sơ đồ - Marker making
Để giác sơ đồ đúng ta cần phải có các dữ liệu đầu vào sau: Mẫu sản xuất Bulk, thông tin về vải, thông tin máy cắt, máy trải sơ đồyêu cầu của khách hàng
Để giác sơ đồ ta cần thực hiện qua các bước sau:
- Lập kế hoạch cắt: Cut Plan
- Lập bảng ghi chú – Annotation
- Lập bảng  tăng mẫu/ khoảng đệm: Block/Beffer
- Lập bảng quy định giác sơ đồ: Lay Limit
- Lập bảng quy tắc căn kẻ: Matching Ruler
- Lập bảng thống kê chi tiết mã hàng: Model
- Lập bảng tác nghiệp sơ đồ: Order
- Xử lý tác nghiệp: Process Order
- Giác sơ đồ bằng phần mềm Marker Making hoặc phần mềm giác sơ đồ tự động AccuNest.
Ghi chú: Đối với hàng kẻ: nếu chu kỳ kẻ dưới 1 inch thì độ dư mẫu bằng giá trị chu kỳ kẻ, đối với kẻ lớn hơn 1 inch thì độ dư mẫu bằn 1/2 giá trị chu kỳ kẻ.
 
h5
 Giao diện phần mềm Maker Marking
          
  d. Plot and Cutting - In và cắt sơ đồ

            In sơ đồ là một công đoạn bắt buộc của việc cắt vải bằng tay hay bằng máy. Khi cắt vải bằng máy cắt tự động sơ đồ được để lên lớp trên cùng tương đồng với vị trí cắt trên bàn vải để sau khi cắt xong phần giấy của sơ đồ sẽ là thông tin về chi tiết để người công nhân phối kiện và đánh số để chuẩn bị cho quá trình may trên chuyền.
            Để in sơ đồ cần thực hiện qua các bước sau:
            - Chuẩn bị giấy và máy vẽ (máy vẽ đã được kết nối với phần mềm máy tính)
            - Lập bảng P – Marker Plot
            - Xuất lệnh vẽ sơ đồ trực tiếp trên phần mềm AccuMark hoặc sơ đồ trong phần quản lý hệ thống AccuMark Explorer.
- In sơ đồ: sử dụng lệnh Process All Marker
 
h6
Giao diện cửa sổ vẽ sơ đồ
 
KẾT LUẬN
AccuMark là phần mền rất hữu ích để phục vụ quá trình gia công sản phẩm như: thực hiện mẫu phát triển, thực hiện mẫu sản xuất, giác sơ đồ, in và cắt sơ đồ. Phần mềm AccuMark tối ưu hóa quá trình chuẩn bị sản xuất làm tăng chất lượng, độ chính xác, tăng tính thẩm mỹ, dễ dàng điều chỉnh khi có bất cứ sự thay đổi trong quá trình sản xuất.

Nguồn tin: Đỗ Thị Thu Hà, Tạ Văn Hiển

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Nghiên cứu khoa học
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập53
  • Hôm nay5,027
  • Tháng hiện tại111,284
  • Tổng lượt truy cập5,846,428
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây