Giao tiếp trong môi trường Đại học

Thứ sáu - 30/12/2022 21:55
Việc hình thành nhân cách của con người phải được thực hiện từ lúc còn bé đến khi trưởng thành, đồng thời có vai trò quan trọng của giảng viên, gia đình và xã hội, trong đó vai trò của giảng viên trong thực hiện quy tắc về văn hóa ứng xử là rất quan trọng, việc ứng xử của giảng viên viên có thể dẫn đến thái độ học tập của sinh viên tốt hơn, tạo môi trường thân thiện trong học tập và NCKH.
Giao tiếp trong môi trường Đại học
        Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, khoa học công nghệ, đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã tạo sự thay đổi lớn trong cuộc sống con người nói chung cũng nư giáo dục nói riêng. Quan hệ giữa giảng viên và sinh viên trong các trường đại học cũng đã có thay đổi nhiều so với trước đây. Giải quyết tốt mối quan hệ này để phù hợp với xã hội hiện đại nhưng vẫn giữ được truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc.                Trong môi trường đại học, mối quan hệ giữa giảng viên và sinh viên được coi là mối quan hệ tập trung nhất, xuyên suốt trong quá trình dạy và học. Nhận thức được vai trò quan trọng của giảng viên trong quá trình hình thành và góp phần đào tạo sinh viên một cách toàn diện. Tập thể sư phạm trường Đại học Sao Đỏ rất quan tâm xây dựng môi trường giáo dục, văn hóa, chuẩn mực đạo đức cho từng cán bộ giảng viên trong trường cụ thể:
Giảng viên cần thể hiện sự gương mẫu và đúng mực trong quá trình giao tiếp với sinh viên, làm việc và giảng dạy trên lớp cũng như ngoài lớp học. Đón tiếp sinh viên thật sự tận tình, chu đáo, thể hiện sự lịch sự của nhà giáo, sẵn sàng đón tiếp khi sinh viên yêu cầu và đúng với quy định.

 
s1
        Đối với sự giao tiếp trên lớp học, giảng viên cần thể hiện thái độ quan tâm sinh viên, chào sinh viên khi sinh viên chào hỏi mình, thể hiện sự nhiệt tình và chu đáo trong giảng dạy, cung cấp đầy đủ, rõ ràng tất cả các thông tin cho sinh viên nắm và hiểu về những nội dung trong quá trình học. Tạo môi trường học tập thân thiện, cởi mở, nhẹ nhàng, không áp lực cho sinh viên để họ cảm thấy lớp học là nơi sinh viên sẵn sàng thể hiện bản thân, thể hiện ý kiến của mình, có thể giao tiếp với các bạn trong và ngoài lớp học. Trong lớp học giảng viên không nên áp đặt các suy nghĩ phong cách quản lý bảo thủ của mình, sẵn sàng lắng nghe và tôn trọng tất cả các ý kiến, quan điểm của sinh viên trong quá trình học.
       Trong quá trình giảng dạy giảng viên và nhà trường tạo mọi điều kiện tốt nhất cho người học, lấy người học làm trung tâm của quá trình giảng dạy và học tập. Sử dụng hiệu quả, linh hoạt các phương pháp giảng dạy tiên tiến, phù hợp cho từng đối tượng học như sinh viên chính quy, hệ vừa làm vừa học, hệ cao học. Đối với các hệ, các đối tượng khác nhau cần tìm hiểu quan điểm, nhu cầu, mục tiêu học của từng sinh viên để có cách ứng xử phù hợp và linh hoạt giúp người học tin tưởng học tập hiệu quả hơn.
       Trong giao tiếp, nên thể hiện sự nhã nhặn, nhỏ nhẹ, tận tình, gần gũi, không hống hách, phách lối, tự cao ta đây, sử dụng các từ ngữ đúng mực.
 
s2

Đối với sự giao tiếp ngoài trường, giảng viên có những quy tắc riêng để không làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của chính giảng viên và Nhà trường, không nên thẳng thắn từ chối bất cứ cuộc gặp nào với sinh viên bên ngoài lớp, ngoài trường mà cần tìm hiểu kỹ mục tiêu, nội dung của cuộc hẹn ngoài. Giao tiếp đúng mực, giữ gìn đúng tư cách, chuẩn mực của người giảng viên. Tuyệt đối không vì danh lợi, một chút vật chất nhỏ nhoi mà làm những hành vi hoặc có những ứng xử không văn hóa, không vì lợi ích vật chất mà cư xử lệch lạc, thiên vị trên lớp học.
       
s3

       Học tập là một hoạt động tự giác, tự lập của sinh viên nhưng đối với sinh viên thì cần phải có hướng dẫn, giúp đỡ của giảng viên để việc học trở thành một thói quen, một nhu cầu của người học. Mỗi giảng viên phải là người giác ngộ tinh thần của sinh viên và sinh viên phải thấy sự cần thiết của việc học. Vai trò quyết định thành công hay thất bại của quá trình học tập là vai trò của người học, nhưng vai trò của người dạy không phải là không quan trọng. Vì thế mà mối quan hệ giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên trong quá trình học tập là vô cùng quan trọng và cần thiết. Làm tốt điều này giúp sinh viên học tập tốt hơn, phát triển toàn diện hơn.

Tác giả bài viết: Đỗ Thị Làn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Nghiên cứu khoa học
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập11
  • Hôm nay1,499
  • Tháng hiện tại85,286
  • Tổng lượt truy cập7,993,533
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây