Vải Simili được sản xuất bằng cách kết hợp polyvinylclorua với chất ổn định (để bảo vệ), chất làm dẻo (để làm mềm) và chất bôi trơn (để làm linh hoạt), sau đó phun, phủ lên lớp nền. Các vật liệu cơ bản thường là polyester, cotton, nylon hoặc rayon.. Các nhà sản xuất còn sử dụng công nghệ tạo vân, họa tiết để da simili có bề mặt gần giống với da thật.
Vải simili mặc nhẹ, dễ ứng dụng với các kiểu trang phục thời trang khác nhau. Giá thành dẻ, phù hợp với nhiều đối tượng. Bề mặt vải bóng. Vải không thể giặt được, nhưng ít xốp hơn da thuộc, do đó không thấm nước và dễ lau chùi. Các vết tràn thường có thể được lau sạch bằng khăn ẩm.
Nhưng có nhược điểm chất liệu vải không thoáng khí và có thể gây đổ mồ hôi khi trời nóng. Vân nhân tạo không tự nhiên, tinh tế. Có mùi hóa chất khi mặc. Dễ bị nổ da. Da tổng hợp không hủy hoại sinh học và công việc sản xuất ra chất độc hại.
Da giả là sự thay thế trực tiếp da tự nhiên, do đó, nó được sử dụng cho các ứng dụng tương tự như da thật. Vải được làm sản phẩm bọc trên ô tô như: Vô lăng, ghế ô tô.
Trong thiết kế nội thất, đặc biệt là nội thất giá rẻ. Da tổng hợp cũng thường được ưa chuộng để làm ghế ngồi ở những khu vực thường xuyên sử dụng như khu vực chờ trong khách sạn, nhà hàng.
Trong thiết kế túi và vali, có rất nhiều
túi giá rẻ được làm bằng da nhân tạo. Nhưng cũng ở phân khúc chất lượng cao nhất có da nhân tạo, loại da này cũng cực kỳ chắc chắn. Trong những chiếc túi của Louis Vuitton, những mảng lớn với logo bên ngoài và bên trong vali được làm bằng chất liệu giả da.
Trong thiết kế quần áo, vải thường được biêt đến ở các loại áo khoác ngoài, váy và quần, với nhiều màu sắc và kiểu dáng khác nhau.
Vải Simili ra đời là bước ngoặt quan trọng trong việc bảo vệ động vật đặc biệt là các loài động vật quý hiếm. Vải dần thay thế một phần vải da tự nhiên trong các lĩnh vực khác nhau.