CÁC BƯỚC MÔ PHỎNG 3D TRÊN PHẦN MỀM OPTITEX

Thứ bảy - 15/06/2024 15:03

p5

p5
Công nghệ mô phỏng ảo 3D cho phép nhà thiết kế nghiên cứu chỉnh sửa mẫu cho phù hợp dựa trên nguyên lý phủ vải lên người mẫu trong không gian 3 chiều để xem xét sự phù hợp của quần áo đối với cơ thể người mặc mà không cần phải may sản phẩm thực tế trên vải.
       Hiện nay, sự cạnh tranh trong lĩnh vực may mặc ngày càng cao và đòi hỏi các nhà sản xuất phải nâng cao chất lượng sản phẩm. Năng suất chất lượng của doanh nghiệp bị ảnh hưởng khá lớn bởi quá trình thiết kế mẫu phục vụ sản xuất, nếu mẫu sản xuất không được đáp ứng kịp thời, không có sự sáng tạo, đặc biệt là không chính xác thì sản xuất sẽ bị ngưng trệ, sản phẩm bị sai hỏng làm cho nhà máy không đảm bảo được tiến độ sản xuất. Như vậy sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và doanh thu của doanh nghiệp.
        Công nghệ mô phỏng ảo 3D cho phép nhà thiết kế nghiên cứu chỉnh sửa mẫu cho phù hợp dựa trên nguyên lý phủ vải lên người mẫu trong không gian 3 chiều để xem xét sự phù hợp của quần áo đối với cơ thể người mặc mà không cần phải may sản phẩm thực tế trên vải. Mô phỏng ảo trong không gian 3 chiều có thể điều chỉnh mẫu trên Manocanh ảo một cách chính xác, phù hợp trước khi đưa ra sản xuất hàng loạt giúp rút ngắn quá trình thiết kế sản phẩm, tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian làm mẫu, tái sử dụng nguồn nguyên phụ liệu để bảo về môi trường.
Quy trình mô phỏng 3D được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Mở file thiết kế trên phần mềm Optitex
Nháy đúp lên vào biểu tượng PDS 15. Trên thanh menu lệnh chọn File ® chọn Open ® Chọn file lưu mẫu áo sơ mi.
Bước 2: Chọn manơcanh
Trên thanh menu lệnh chọn View  ® 3D Windows ® chọn Model.
Nháy vào Load Moder ® chọn Adam (giới tính nam) ® Chọn Size ® Chọn manơanh cỡ M (cỡ gốc của bộ mẫu 2D)
 
p1

Hình 1. Mở file và chọn manơcanh

Bước 3: Gán chi tiết
Trên thanh menu lệnh chọn View  ® 3D Windows ® chọn 3D Properties.
Nháy vào Load Moder ® chọn Adam (giới tính nam) ® Chọn Size ® Chọn manơanh cỡ M (cỡ gốc của bộ mẫu 2D)
* Gán chi tiết thân trước:
Chọn chi tiết ® vào ô Location ® chọn Front
Ô Shape ® chọn Cylinder
Ô 2D to 3D Orientation ® chọn Synchronize
* Gán chi tiết thân sau:
Chọn chi tiết ® vào ô Location ® chọn Back
Ô Shape ® chọn Cylinder
Ô 2D to 3D Orientation ® chọn Synchronize
* Gán chi tiết thân sau:
Chọn chi tiết ® vào ô Location ® chọn Right Arm
Ô Shape ® chọn Cylinder
Ô 2D to 3D Orientation ® chọn Synchronize
Bước 4: Sắp xếp các chi tiết theo hướng mặc trên cơ thể
Các chi tiết sau khi được gán cần được sắp xếp theo thứ tự phù hợp để thuận lợi trong quá trình may: Rotate → Chọn chi tiết cần di chuyển.
Chọn Place Cloth  → Sắp xếp các chi tiết cân đối trên manơcanh.
p2

Hình 2. Sắp xếp các chi tiết

Bước 5: May các chi tiết lại với nhau
Các chi tiết phải được may đúng trình tự, đúng mặt trái, mặt phải. Đường may phải chính xác để không bị rối chi tiết này với chi tiết khác.
Nhấn chuột chọn Stitch ® chọn các đoạn cần may với nhau.
Screenshot (30)

Hình 3. May các chi tiết

Bước 6: Mô phỏng trên người mặc
        Nhấn chuột chọn Simulate Draping. Sau khi mặc sản phẩm lên manơcanh, đánh giá được mức độ vừa vặn của sản phẩm.

 
p4

Hình 4. Mặc sản phẩm lên Manơcanh

Bước 7: Kiểm tra mẫu và chỉnh sửa mẫu trên 2D
Sau khi mô phỏng mẫu, kiểm tra lại mẫu để đánh giá độ vừa vặn của mẫu
 
p5
p5,

Hình 5. Mặt trước, mặt sau của sản phẩm sau khi mô phỏng
Bước 8: Mô phỏng lại mẫu đã sửa
Sau khi đánh giá mẫu, nếu mẫu chưa đạt cần chỉnh sửa lại mẫu và thực hiện mô phỏng lại mẫu sau khi chỉnh sửa
 
p6
Hình 6. Hình ảnh sản phẩm sau khi chỉnh sửa
Bước 9: Kiểm tra và hoàn thiện mẫu
8
p7

Hình 7. Mặt trước, mặt sau của sản phẩm sau khi chỉnh sửa thông số

        Với quy trình trên cho thấy việc ứng dụng công nghệ số vào quá trình phát triển mẫu cho ra hình ảnh sản phẩm 3D rất chân thực, mô phỏng được chất liệu, quy cách đường may, phom dáng sản phẩm giống như mẫu thật điều này giúp tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí. Bởi vậy, việc ứng dụng phần mềm chuyên ngành trong thiết kế thời trang là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay, nhất là việc ứng dụng này sẽ phù hợp với định hướng phát triển ngành dệt may giai đoạn 2020 - 2030 trong bối cảnh CMCN 4.0.

Tác giả bài viết: Phạm Thị Kim Phúc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Nghiên cứu khoa học
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập96
  • Hôm nay3,763
  • Tháng hiện tại124,320
  • Tổng lượt truy cập8,032,567
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây