ỨNG DỤNG PHẦN MỀM OPTITEX TRONG THIẾT KẾ THỜI TRANG

Thứ hai - 13/11/2023 22:06
Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, để thay đổi căn bản cách thức thực hiện, tối giản hóa thời gian và thao tác, ngành Công nghiệp May & Thời trang đang tích cực áp dụng chuyển đổi kỹ thuật số. Từ đó cung cấp những sản phẩm giá trị mới cho xã hội.
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM OPTITEX TRONG THIẾT KẾ THỜI TRANG
           Việc triển khai phát triển mẫu trên phần mềm Optitex cho phép trực quan hóa sản phẩm bằng không gian 3 chiều một cách dễ dàng, chứ không chỉ minh họa bằng 2D, tối ưu hóa quy trình tạo ra sản phẩm và cải thiện thời gian làm việc, đồng thời thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới công nghệ thời kỳ công nghiệp 4.0.
          Quy trình mô hình hóa từ 2D sang 3D được thực hiện theo các bước sau:
          Bước 1. Thiết kế mẫu 2D trên phần mềm Optitex.
          Bước 2. Chọn manocanh.
          Bước 3. Sắp xếp các chi tiết theo hướng mặc trên cơ thể.
          Bước 4. Gán nguyên phụ liệu.
          Bước 5. Tạo đường may.
          Bước 6. Mô phỏng trên người mặc.
          Bước 7. Kiểm tra mẫu, chỉnh mẫu trên người mặc.
          Dưới đây là một số hình ảnh minh họa được áp dụng phần mềm Optitex trong thiết kế để tạo ra sản phẩm của thời đại công nghiệp 4.0.
18
Hình 1. Thiết kế trên Optitex
          Trong công nghiệp quy trình sản xuất trang phục truyền thống, người dùng cần phải may một số lượng lớn các mẫu trang phục để đánh giá về phom dáng của sản phẩm. Với Optitex, người thiết kế có thể nhìn thấy hình dạng sản phẩm đã hoàn thiện ở dạng 3D mà không cần phải cắt và may thử sản phẩm trên bất kỳ loại vải nào. Điều đó giúp cho việc chỉnh sửa, thay đổi kích thước và kiểm tra độ vừa vặn của sản phẩm một cách thuận tiện, hoặc áp dụng thay đổi mầu sắc cũng như kiểu vải theo mong muốn của người tiêu dùng một cách nhanh nhất.
19
Hình 2. Thử ảo trên Optitex
 
22
Hình 3. Kiểm tra độ vừa vặn và thay đổi màu sắc
23

Hình 4. Trình diễn mẫu
      Tính mới của thời trang kỹ thuật số chính là giúp rút ngắn thời gian đưa “sản phẩm” ra thị trường, giảm thiểu các chi phí gia công trong việc may thử sản phẩm.
     Trong những năm gần đây, khoa May & Thời trang cũng đã không ngừng cải tiến chương trình đào tạo, nội dung giảng dạy và công nghệ số phù hợp với Cách mạng công nghiệp 4.0. Trong đó, công nghệ thiết kế trang phục và thử ảo ba chiều trên phần mềm Optitex đã được đưa vào áp dụng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng thiết kế của sinh viên. Một số đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên những năm qua đã tiến hành nghiên cứu, ứng dụng phần mềm Optitex trong thiết kế trang phục đã giúp cho sinh viên hiểu rõ hơn về quá trình ứng dụng phần mềm trong sản xuất thực tế ngoài doanh nghiệp.

Tác giả bài viết: Phạm Thị Kim Phúc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Nghiên cứu khoa học
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập11
  • Hôm nay258
  • Tháng hiện tại86,033
  • Tổng lượt truy cập7,537,299
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây