ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ MỚI TRONG QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN XUẤT

Thứ tư - 31/05/2023 09:27
       Hiện nay, trên toàn lãnh thổ Việt Nam, số doanh nghiệp hoạt động trong ngành dệt may là cực kỳ lớn. Ngành may luôn là ngành sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao cho đất nước, đồng thời giải quyết nhu cầu việc làm lớn cho người lao động. Vốn là ngành hàng có sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường.
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ MỚI TRONG QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ  CHẤT LƯỢNG SẢN XUẤT
 
       Hiện nay, trên toàn lãnh thổ Việt Nam, số doanh nghiệp hoạt động trong ngành dệt may là cực kỳ lớn. Ngành may luôn là ngành sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao cho đất nước, đồng thời giải quyết nhu cầu việc làm lớn cho người lao động. Vốn là ngành hàng có sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, vì vậy, việc đổi mới, áp dụng công nghệ mới trong ngành may là cực kỳ quan trọng. Đây được xem là bước đi mang tính sống còn của mỗi doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời giảm sự lệ thuộc vào sự biến động của lực lượng lao động. Chất lượng đã và đang trở thành quốc sách của chúng ta trên con đường phát triển hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
       Một trong những thành tựu nổi bật của khoa học – công nghệ được nhắc đến rất nhiều trong vài năm qua đó là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đây được xem là cuộc cách mạng có quy mô lớn, tác động lên mọi ngành kinh tế, trong đó có ngành dệt may. Việc áp dụng công nghệ 4.0 trong ngành dệt may đang là vấn đề được các chủ đầu tư rất quan tâm. Là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực, dệt may đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế nước ta. Trước tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 và các xu hướng dịch chuyển sản xuất, đổi mới công nghệ là giải pháp mà các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần đẩy mạnh để nâng cao năng suất, chất lượng, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường.
1. Tầm quan trọng của công nghệ mới trong quá trình quản lý chất lượng trang phục
       Trong suốt lịch sử hiện đại, các mô hình, cách tiếp cận và thực hành chất lượng đã phát triển từ kiểm tra sang kiểm soát chất lượng, đảm bảo, quản lý và chất lượng theo thiết kế. Quản lý Chất lượng Toàn diện, Six Sigma, Lean Sigma và Chất lượng theo Thiết kế là những ví dụ về các sáng kiến ​​chất lượng nổi tiếng đã được triển khai trên khắp thế giới. Các phong trào chất lượng này được dẫn dắt bởi các chuyên gia nổi tiếng như Shewhart, Deming, Juran, Taguchi và những người khác, những người đã đặt nền móng cho phương pháp tiếp cận chất lượng được sử dụng trong công nghiệp, kinh doanh và chính phủ. Tuy nhiên, có vẻ như kỷ luật chất lượng đã đi vào tình trạng trì trệ trong những năm gần đây, với rất ít mô hình chất lượng sáng tạo được đề xuất.
Sự cạnh tranh giữa các thương hiệu thời trang là vô cùng khốc liệt trong ngành thời trang. Nếu chất lượng của bạn không ngang bằng, bạn có nguy cơ không đáp ứng được kỳ vọng của ngành và khách hàng, lãng phí rất nhiều thời gian, tiền bạc và nguồn lực, và cuối cùng là tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh. Nhiều thương hiệu may mặc cũng chịu áp lực phải tăng sản lượng và tối đa hóa lợi nhuận, điều này gây ra các vấn đề với hệ thống quản lý chất lượng của họ.
Đảm bảo chất lượng đảm bảo rằng kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất là một sản phẩm chất lượng cao, đáng tin cậy. Nó bao gồm tất cả các hoạt động có kế hoạch và có hệ thống được thực hiện để tạo ra một sản phẩm đáp ứng thành công các yêu cầu của thương hiệu và khách hàng. Mức độ nhất quán và thống nhất sẽ không được duy trì trong các giai đoạn khác nhau của sản xuất dây chuyền mềm nếu các phương pháp đảm bảo chất lượng không được sử dụng.
Kiểm soát chất lượng là một thành phần của đảm bảo chất lượng xảy ra từ giai đoạn tìm nguồn nguyên liệu thô cho đến giai đoạn sản xuất cuối cùng. Nó liên quan đến sản phẩm, trong khi đảm bảo chất lượng liên quan đến quy trình. Nó đòi hỏi phải đưa ra một tập hợp các hoạt động để xác định và sửa chữa bất kỳ khiếm khuyết nào trong các sản phẩm cuối cùng thực tế được sản xuất trước khi chúng được tung ra thị trường.
       Theo truyền thống, kiểm tra chất lượng được thực hiện vào cuối chu kỳ sản xuất, hoặc cách khác, sau khi hoàn thành hoạt động may. Điều này dẫn đến chi phí bổ sung vì lỗi chỉ được giải quyết sau khi chúng xảy ra và có thể khó xác định máy trạm hoặc quy trình nào trên dây chuyền lắp ráp chịu trách nhiệm về lỗi ở giai đoạn này.
Hơn nữa, nhiều cuộc kiểm tra kiểm soát chất lượng truyền thống được thực hiện thủ công bằng cách sử dụng danh sách kiểm tra và kết quả kiểm tra chỉ được nhập vào hệ thống quản lý dữ liệu sau khi tất cả các cuộc kiểm tra chất lượng đã được hoàn thành.
        Các phương thức quản lý chất lượng đang thay đổi do số hóa và đây là lúc Q.4.0 (Chất lượng 4.0) có thể gia tăng giá trị.
        Kiểm soát chất lượng dựa trên dữ liệu là một giải pháp thay thế cho kiểm tra chất lượng truyền thống, bao gồm việc tiến hành nhiều thử nghiệm riêng lẻ trên từng sản phẩm sau khi sản xuất. Nó đòi hỏi phải thu thập và phân tích có hệ thống dữ liệu và dữ liệu chất lượng lịch sử và thời gian thực từ các sản phẩm và máy móc trên sàn nhà máy. Thông tin này được sử dụng để tạo hồ sơ và mô hình chất lượng, có thể hỗ trợ các nhà máy cải thiện chất lượng sản phẩm và giảm tỷ lệ sửa chữa và từ chối. Điều này có thể giảm cả chi phí hoạt động chất lượng cao và chi phí chất lượng kém.
2. Ứng dụng của công nghệ mới trong quản lý chất lượng trang phục
       Theo truyền thống, kiểm tra chất lượng được thực hiện vào cuối chu kỳ sản xuất, hoặc cách khác, sau khi hoàn thành hoạt động may. Điều này dẫn đến chi phí bổ sung vì lỗi chỉ được giải quyết sau khi chúng xảy ra và có thể khó xác định máy trạm hoặc quy trình nào trên dây chuyền lắp ráp chịu trách nhiệm về lỗi ở giai đoạn này. Hơn nữa, nhiều cuộc kiểm tra kiểm soát chất lượng truyền thống được thực hiện thủ công bằng cách sử dụng danh sách kiểm tra và kết quả kiểm tra chỉ được nhập vào hệ thống quản lý dữ liệu sau khi tất cả các cuộc kiểm tra chất lượng đã được hoàn thành.
       Các công nghệ mới ứng dụng trong quản lý chất lượng ngành may:
       + Sử dụng phần mềm để quản lý sản xuất và chất lượng:
       - Giải pháp phần mềm trong quản lý toàn bộ chuỗi sản xuất hàng may mặc là yếu tố được đề cập và quan tâm đầu tiên, hầu hết tất cả các hãng thiết bị đều đã chuẩn bị sẵn cơ sở hạ tầng kết nối với các hệ thống quản trị thông minh. Trong khi các hãng công nghệ cũng đã phát triển nhiều công cụ phần mềm để điều hành và kiểm soát quá trình sản xuất. Nguyên lý chính của nội dung này chính là sự kết hợp giữa hệ thống phần mềm với phần cứng, cho phép theo dõi thời gian thực và giám sát toàn bộ quá trình sản xuất. Thiết bị may trên chuyền được liên kết với nhau để cung cấp dữ liệu về tất cả các khía cạnh của sản xuất. Với dữ liệu này, nhà máy có thể thấy ngay những vị trí đang giữ đúng tiến độ, những vị trí hoạt động kém năng suất, những vấn đề xảy ra thường xuyên... để có thể cải tiến quy trình và ra quyết định nhanh chóng dựa trên các dữ liệu này. Nói một cách khác, công nghệ kết nối có thể đáp ứng các thách thức về giảm thời gian sản xuất, tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm với chi phí thấp hơn.
       - Ví dụ điển hình về các giải pháp này chính là Hệ thống JaNets của Juki (Juki Advanced Network Systems). Một trong những lợi thế chính của JaNets là khi nó được sử dụng kết hợp với may kỹ thuật số Juki. Việc sử dụng song song hai công nghệ mới này cho phép cập nhật nhanh hơn và chính xác hơn các thông số của quá trình sản xuất. Juki sử dụng các thiết bị đầu cuối được định vị tại mỗi vị trí làm việc trên chuyền, nhằm theo dõi và báo cáo toàn bộ các khâu của hoạt động sản xuất. Giúp cải thiện đáng kể việc cân bằng chuyền, cung ứng bán thành phẩm đúng lúc, đúng chỗ và giảm thời gian chu kỳ sản xuất. Những thiết bị đầu cuối này cho phép toàn bộ nhà máy có thể giao tiếp nhanh chóng và hiệu quả, giải quyết tức thời các vấn đề phát sinh.
 
p1
Hình 1: Khả năng kết nối dữ liệu tại tất cả các khâu của JaNets
 
p2
Hình 2: Các thiết bị đầu cuối lắp tại vị trí làm việc để kiểm soát quá trình may
       - Một trong những thành tựu khác của CMCN 4.0, đó chính là công nghệ nhận dạng bằng sóng vô tuyến RFID. Công nghệ này hiện đã được một số doanh nghiệp may tại Việt Nam sử dụng, tuy nhiên mới chỉ dừng ở việc gắn vào sản phẩm cuối cùng theo yêu cầu kiểm soát của bên đặt hàng. Tại triển lãm ngành dệt may (ITMA) năm 2019, Shenzhen Cloud Textile Link Technology Co.Ltd đã giới thiệu ứng dụng của RFID trong hầu hết các công đoạn của sản xuất may, nhằm kiểm soát số lượng và chất lượng sản phẩm. Công nghệ của Shenzhen hình thành nên mô hình nhà máy may với sự tích hợp giữa điều khiển kỹ thuật số (kết nối giữa con người, máy móc thiết bị và nguyên vật liệu) và công nghệ 5G. Trong đó RFID được sử dụng trong quản lý nguyên vật liệu, kiểm soát quá trình cắt và kiểm soát sản phẩm sau hoàn tất. Còn việc thu thập dữ liệu giữa các máy được thực hiện thông qua các thiết bị đầu cuối có thể điều khiển bằng giọng nói hoặc máy tính bảng.
p3
Hình 3: Mô hình nhà máy may kỹ thuật số sử dụng công nghệ RFID
      + Kiểm soát chất lượng bằng robot: Để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, sản phẩm cuối cùng phải đáp ứng các tiêu chí chất lượng nhất định được xác định trước trước khi giao cho khách hàng. Các tiêu chuẩn chất lượng này bao gồm các tiêu chí như độ chính xác của số đo cơ thể của sản phẩm, chất lượng vải và hoạt động sản xuất. Ngày nay, việc kiểm soát chất lượng được thực hiện bởi con người, nhưng điều này đôi khi gây ra kết quả không chính xác. Trong bối cảnh của Trang phục 4.0, các hệ thống kiểm soát chất lượng có sự hỗ trợ của máy tính đã được thiết lập để đẩy nhanh quá trình kiểm soát chất lượng, tăng khả năng thành công và thường xuyên thu thập dữ liệu liên quan đến sản xuất. Các phương pháp xử lý hình ảnh nâng cao và phương pháp học máy cung cấp khả năng dễ dàng báo cáo các vấn đề về chất lượng của sản phẩm cuối cùng.
3. Thực trạng và giải pháp giảng dạy học phần Quản lý chất lượng trang phục trong thời kỳ công nghệ 4.0
      Từ lâu, việc ứng dụng thành tựu công nghệ trong dạy học đã được thực hiện ở rất nhiều nước phát triển trên thế giới. Nay là ở Việt Nam, tuy khoảng thời gian ứng dụng công nghệ trong giảng dạy tại các trường học còn khá ngắn, nhưng những lợi ích của điều đó đã được thể hiện rõ nét. Đứng trước yêu cầu của sự tác động mạnh mẽ, sâu rộng của cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi chất lượng giáo viên phải được nâng cao, các phương pháp giảng dạy phải được thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn.
       Xu hướng phát triển của ngành may thế giới trong giai đoạn này tập trung chủ yếu vào các nội dung:
      + Số hóa thiết bị: Sử dụng cảm biến thu thập dữ liệu tại tất cả các khâu để xử lý các thông số vận hành của thiết bị, thông số công nghệ của sản phẩm, thông số về chất lượng sản phẩm, thông số về năng suất của thiết bị...;
       + Phát triển phần mềm quản lý toàn bộ nhà máy để tiến tới hình thành nhà máy thông minh hoàn chỉnh trong tương lai; sử dụng bar code, QR code, RFID trong việc kết nối và quản lý tại tất cả các công đoạn.
        + Tiết kiệm năng lượng; sản xuất xanh, sạch và bền vững.
             Thực trạng giảng dạy học phần quản lý chất lượng trong thời đại công nghệ mới: Quá trình giảng dạy học phần Quản lý chất lượng trang phục tại khoa đã cập nhật những nội dung mới của công nghệ 4.0 vào trong quá trình giảng dạy, tuy nhiên giảng viên chỉ dừng lại ở việc giới thiệu nên sinh viên chưa hiểu được sâu về công nghệ mới trong kiểm tra chất lượng, sinh viên chưa có kiến thức về các công nghệ mới trong lĩnh vực quản lý chất lượng.
           Giải pháp:
- Nội dung học phần quản lý chất lượng cần cập nhật thường xuyên các kiến thức mới, công nghệ mới trong quản lý chất lượng trang phục.
- Tham khảo giáo trình, học liệu nước ngoài một cách linh hoạt để mở mang sự hiểu biết cho người dạy và người học, nội dung giảng dạy phải gắn chặt và phù hợp với yêu cầu thực tiễn của ngành.
4. Kết luận
           Kiểm soát chất lượng dựa trên dữ liệu cho phép tích hợp nhiều nguồn dữ liệu liên quan đến chất lượng bên ngoài theo thời gian thực. Một nhà máy có thể kết hợp phản hồi của khách hàng theo thời gian thực hoặc báo cáo về các lỗi mà khách hàng gặp phải. Khách hàng có thể tham gia vào các quy trình chất lượng của nhà máy, cho phép nhà máy giải quyết các vấn đề sản xuất nhanh hơn. Khách hàng sẽ cảm thấy rằng các đề xuất và phản hồi của họ đang được xem xét, tác động tích cực đến trải nghiệm chung của khách hàng.
Chất lượng 4.0 không chỉ là về công nghệ. Đó là một cách mới để quản lý chất lượng bằng cách sử dụng các công cụ kỹ thuật số ngày nay và tìm ra cách đạt được sự xuất sắc thông qua chất lượng. Các chuyên gia chất lượng có thể nâng vai trò của họ từ người thực thi thành người điều hướng, hướng dẫn thành công các tổ chức vượt qua sự gián đoạn kỹ thuật số và hướng tới sự xuất sắc bằng cách nói ngôn ngữ kỹ thuật số và đưa ra trường hợp về chất lượng trong sự gián đoạn
Để đáp ứng nhu cầu nhân lực trong ngành dệt, may cho xã hội, tạo được việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp, cần phải được xác định được những nhu cầu đòi hỏi của xã hội theo từng thời kỳ. Từ đó, đổi mới chương trình, giáo trình và phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Quá trình đạo tạo cần có chương trình đào tạo gắn liền với sự phát triển của công nghệ trong quá trình sản xuất và hoạt động khoa học công nghệ trong thực tiễn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Https://apparelscience.com/quality-4-0-technology-and-data-driven-quality  management/
[2]. Http://hict.edu.vn/doi-moi-sang-tao-trong-nganh-cong-nghiep-may-mac-the-gioi.htm
[3]. Https://textilelearner.net/industry-4-0-for-textile-and-apparel-industry/

Tác giả bài viết: Bùi Thị Loan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Nghiên cứu khoa học
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập28
  • Hôm nay1,263
  • Tháng hiện tại29,808
  • Tổng lượt truy cập7,627,388
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây