SỰ CẦN THIẾT CỦA CÔNG NGHỆ MỚI TRONG CÔNG ĐOẠN GIA CÔNG SẢN PHẨM TRONG NGÀNH MAY

Thứ sáu - 10/11/2023 22:12
Nằm trong xu thế chung của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đây là giai đoạn cách mạng hóa toàn bộ doanh nghiệp trong giai đoạn mới. Cuộc cách mạng công nghiệp chủ yếu tập trung vào kết nối, thiết bị hỗ trợ, tự động hóa, và dữ liệu trong thời gian thực hiện của doanh nghiệp đang vận hành và phát triển. Ngành Dệt may Việt Nam cũng chịu những tác động không nhỏ. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp ngành Dệt may phải tự thích ứng và đổi mới, bằng cách ứng dụng các thiết bị, công nghệ hiện đại ở tất cả khâu sản xuất. Nhờ đó, nhiều doanh nghiệp đã và đang từng bước bắt nhịp và phát triển với cuộc cách mạng lớn này.
SỰ CẦN THIẾT CỦA CÔNG NGHỆ MỚI TRONG CÔNG ĐOẠN GIA CÔNG SẢN PHẨM TRONG NGÀNH MAY
         Nằm trong xu thế chung của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đây là giai đoạn cách mạng hóa toàn bộ doanh nghiệp trong giai đoạn mới. Cuộc cách mạng công nghiệp chủ yếu tập trung vào kết nối, thiết bị hỗ trợ, tự động hóa, và dữ liệu trong thời gian thực hiện của doanh nghiệp đang vận hành và phát triển. Ngành Dệt may Việt Nam cũng chịu những tác động không nhỏ. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp ngành Dệt may phải tự thích ứng và đổi mới, bằng cách ứng dụng các thiết bị, công nghệ hiện đại ở tất cả khâu sản xuất. Nhờ đó, nhiều doanh nghiệp đã và đang từng bước bắt nhịp và phát triển với cuộc cách mạng lớn này.
         1. Những ảnh hưởng của công nghệ mới trong công đoạn gia công sản phẩm
Công nghệ mới là công nghệ ứng dụng các loại thiết bị cữ gá, các hệ thống điều khiển hiện đại như phần mềm, máy tính, robot công nghiệp, máy móc lập trình tự động để vận hành các thiết bị điện tử. Khi áp dụng tự động hóa, hệ thống sản xuất sẽ tự động vận hành và cần rất ít sức lực của con người. Các thiết bị tự động hay bán tự động dần thay thế sức lao động của con người trong từng công đoạn sản xuất của ngành dệt may đang được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhằm:
        - Nâng cao chất lượng sản phẩm: Sản phẩm đạt chất lượng đồng đều trong gia công thường phải dùng cữ gá và thiết bị tự động hay bán tự động.
       - Tạo ra khả năng linh hoạt trong quá trình sản xuất ở các đơn hàng nhỏ. Khuynh hướng hiện nay là chu kỳ thời trang rất ngắn, nên các đơn hàng nhỏ trước đây rất nhiều, do đó kéo theo thời gian thực hiện đơn hàng cũng rút ngắn, nếu ứng dụng cữ gá và thiết bị tự động hay bán tự động vào quá trình sản xuất thì sẽ rút ngắn được thời gian sản xuất do không mất thời gian làm quen sản phẩm và không mất thời gian tái chế các sản phẩm kém chất lượng. Tuy nhiên muốn có cữ gá sử dụng tốt và hiệu quả thì đòi hỏi người chế tạo cần phải được đào tạo chuyên sâu và có kinh nghiệm thực tế, phải có đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ, vật tư… phục vụ quá trình chế tạo cữ gá.
Trong công đoạn may thì khả năng thay thế công nghệ mới ở mức độ trung bình do có tính thời trang cao, nhu cầu phong phú, đa dạng về kiểu dáng, màu sắc, thị hiếu vùng miền. Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách của Bộ Công Thương[1], thời gian qua, tuy trình độ công nghệ trong lĩnh vực may đã có nhiều thay đổi, tuy nhiên vẫn còn ở mức thấp và chậm so với các nước khác trong khu vực và thế giới. Cụ thể, hiện tỷ lệ sử dụng thiết bị công nghệ có trình độ cao, đặc biệt là sử dụng phần mềm trong thiết kế sản phẩm, quản lý sản xuất chỉ chiếm khoảng 20%; 70% thiết bị có công nghệ trung bình, 10% là công nghệ thấp.
         Cách mạng công nghiệp 4.0 đem đến nhiều lợi ích nhưng đồng thời cũng mang lại không ít áp lực cho ngành Dệt may. Với sự nhạy bén và linh hoạt, trong những năm qua, ngành Dệt may Việt Nam đã đón được xu hướng dịch chuyển sản xuất của thế giới tới Việt Nam. Ngành Dệt may đã nỗ lực, bứt phá tại các thị trường khác như: Trung Quốc, Nga, Campuchia… Tuy nhiên, Cách mạng công nghiệp 4.0 với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong sản xuất sẽ khiến dôi dư lực lượng lao động giản đơn. Bởi hiện nay, ngành Dệt may có 84,4% lao động phổ thông trong khi lao động có trình độ đại học chỉ chiếm 0,1%[2]. Cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ đe dọa tới việc làm của những lao động  trình độ thấp mà ngay cả các lao động có kỹ năng bậc trung cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu không được trang bị kiến thức mới, chủ yếu là kỹ năng sáng tạo. máy móc công nghệ của công nghiệp 4.0 có thể thay thế 86% lao động dệt may của Việt Nam trong vài thập kỷ tới, thời gian qua tuy trình độ công nghệ trong lĩnh vực may đã có nhiều thay đổi, cơ hội mà Cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại cho ngành Dệt may Việt Nam khá rõ rệt. Quy trình sản xuất rút ngắn, chất lượng sản phẩm được nâng cao, đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng mong muốn.
         2. Tầm quan trọng của công nghệ mới trong công đoạn gia công sản phẩm
       Trước sự chuyển đổi của công nghệ số và sự cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may phải chuyển hướng, thay đổi mục tiêu sản xuất kinh doanh và thay đổi công nghệ, khả năng đầu tư ứng dụng công nghệ mới, ứng dụng thành quả của Cách mạng công nghiệp 4.0 trở thành điều kiện bắt buộc đối với các doanh nghiệp muốn có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
         Với các dòng máy may chi tiết thông thường, người thợ phải tự điều chỉnh hướng đi của kim, tay và mắt phải luôn theo dõi đường kim may. Khi sử dụng máy may lập trình tự động người thợ chỉ cần cài đặt thông số kỹ thuật chi tiết trên màn hình điều khiển được nối với máy may lập trình chuyên dụng. Sau đó chỉ cần dùng các chi tiết vải cần may đặt vào trong phần khung điều khiển của kim may và bấm nút. Máy may lập trình thực hiện lệnh tạo nên những đường chỉ may như mong muốn. Những lợi ích khi sử dụng máy may lập trình tự động: Khi cần may những chi tiết nhỏ, cần có sự tỉ mỉ chính xác, đường chỉ may phức tạp như đường cong, trang trí đường zích zắc,.... Sử dụng máy may lập trình giúp các chi tiết cần may đạt được độ chính xác cao, đều và đẹp hơn nếu may bằng máy may thường. Máy may lập trình mang lại giá trị cao cho sản phẩm nhờ sự kỳ công tạo đường chỉ chạy đẹp mắt và chắc chắn cho từng chi tiết cần may. Giảm thiểu thời gian và công sức cho người thợ, giúp hạn chế các chi tiết bị lỗi so với máy may thường.
6
                                                           Hệ thống trải, cắt vải tự động
5
                                                   Công nghệ 3D trong hoạt động tạo hình thêu
         Việc ứng dụng công nghệ CAD/CAM sẽ cho năng suất cao trong hoạt động sản xuất. Thường thì hệ thống CAD (Computer Aided Design - thiết kế nhờ máy tính) sẽ hỗ trợ rất nhiều trong khâu thiết kế, nhảy cỡ và giác sơ đồ giúp cho công tác tối ưu hóa sơ đồ cắt. Mặt khác hệ thống kết nối cho phép trải vải tự động và cắt vải tự độngCó thể nói, việc tự động hóa các công đoạn được điều khiển bằng máy tính sẽ giúp lưu trữ file cũng như ghi chép các thông số một cách chính xác. Tối ưu quy trình may mặc bằng hệ thống CAD/CAM sẽ giúp tăng năng suất và sản lượng, ngoài ra tiết kiệm thêm thời gian thực hiện và chi phí nhân công thực hiện các công đoạn.
Ngành công nghiệp may đang có những bước tiến vượt bậc về công nghệ, thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm may mặc, trong điều kiện đòi hỏi nâng cao về năng suất, chất lượng và giảm giá thành. Mặc dù không như ngành chế tạo cơ khí, điện tử và một số ngành công nghiệp khác, ngành công nghiệp may hiện mới chỉ tự động hoá sản xuất cho một số công đoạn, bộ phận của sản phẩm. Phần lớn các công đoạn trong quá trình may sản phẩm vẫn cần nhiều kỹ năng của người lao động trực tiếp thực hiện. Trong công đoạn may lắp ráp các chi tiết của sản phẩm thì việc sử dụng các trang bị công nghệ phụ trợ, cữ gá vẫn chiếm số lượng nhất định bởi tính hiệu quả cao mà chúng mang lại.
         Tổng Giám đốc Tổng công ty cổ phần May 10 cho biết, đơn vị đã áp dụng các phần mềm công nghệ thông tin vào quản lý, nhờ đó thời gian sản xuất một sản phẩm giảm từ 1.980 giây xuống 1.200 giây và hiện chỉ còn 690 giây/sản phẩm. Mỗi công nhân có thể điều khiển 2 máy, thay vì 2 người điều khiển một máy như trước. Nhờ áp dụng các giải pháp về công nghệ, May 10 đã tăng năng suất lao động lên 52%; tỷ lệ hàng lỗi giảm 8%, tăng thu nhập cho công nhân trên 10%[3]...
4

                                                 Máy bổ túi tự động trong công đoạn sản xuất
         Những lợi ích ứng dụng công nghệ tự động hóa mang lại cho ngành may trong công đoạn gia công:
         - Tăng năng suất sản xuất: Với tự động hóa, máy móc có thể hoạt động liên tục 24/24 giờ mà không cần phải nghỉ ngơi như con người. Không chỉ vậy, so với hoạt động thủ công, tự động hóa có dây chuyền tự động vận hành với vận tốc nhanh hơn rất nhiều lần. Chính vì vậy, nó cải thiện năng suất làm việc rõ rệt. Đây là lý do chính mà các doanh nghiệp, nhà máy hiện nay đều ứng dụng tự động hóa vào hệ thống sản xuất của mình.
         - Nâng cao chất lượng sản phẩm: Trước khi phải biết vận hành và lập trình các loại thiết bị cữ gá và các thiết bị tự động hóa đều được lập trình trước, mọi thông số về sản phẩm đều được cung cấp. Vì vậy, trong quá trình sản xuất và thành phẩm đều đạt chất lượng tốt, ít có lỗi xảy ra. Ngoài ra, hệ thống máy làm việc đồng nhất còn mang đến nguồn sản phẩm có độ đồng đều cao nhất. Những sai sót được giảm thiểu tối đa sẽ giúp doanh nghiệp giảm được một khoản chi phí lớn. Bao gồm các chi phí về nguyên vật liệu, chi phí về sản xuất, chi phí về sửa lỗi sản phẩm hay chi phí đền bù…
        - Giảm chi phí nhân công: Sự tham gia của máy móc với vận tốc làm việc năng suất sẽ làm giảm sự tham gia của con người. Đây là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí nhân công. Từ đó, có chi phí nâng cấp chất lượng sản phẩm, máy móc. Bên cạnh đó, trong quy trình sản xuất có nhiều công đoạn nguy hiểm đối với con người. Công nghệ tự động hóa khi này sẽ thay thế, đảm bảo an toàn lao động các cơ sở sản xuất.
       - Mang đến sự linh hoạt trong sản xuất: Khi máy móc đảm nhiệm những công việc khó, nguy hiểm, nguồn nhân công sẽ được điều chỉnh sang những vị trí chủ động. Ở đây nhân viên được tiếp cận với công nghệ, được học cách điều khiển máy móc, nâng cao trình độ.
       - Nâng cao vị thế cạnh tranh: Một trong những lợi ích tuyệt vời của tự động hóa đó chính là giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, sản phẩm đạt chất lượng có giá thành rẻ. Việc ứng dụng tự động hoá trong hoạt động sản xuất là phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao hiệu suất làm việc của hệ thống máy móc, tối ưu thời gian lao động của công nhân, giảm thiểu thời gian ngưng hoạt động do các sự cố.
      Kinh tế chuyển đổi mạnh mẽ từ mô hình dựa vào tài nguyên, lao động chi phí thấp chuyển sang kinh tế tri thức. Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ làm thay đổi cơ bản khái niệm đổi mới công nghệ, trang thiết bị trong các dây chuyền sản xuất, từ đó, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm sẽ được cải thiện, thu nhập của người lao động theo đó cũng tăng cao hơn. Đối với ngành May, xu thế sử dụng robot hoặc các thiết bị tự động hóa cho các khâu kỹ thuật khó hoặc các bước công việc lặp đi lặp lại đang được quan tâm. Sử dụng robot trong khâu trải vải, cắt có thể giúp giảm tới 80% lao động, tiết kiệm được 3% nguyên vật liệu; trong các công đoạn khó như bổ túi, tra tay, vào cổ… sử dụng thiết bị, robot tự động sẽ làm giảm đáng kể số lao động. Một ứng dụng quan trọng khác của công nghệ 4.0 đối với ngành May đó là khâu thiết kế và công nghệ in 3D sẽ giúp cho việc định hình từng sản phẩm hiệu quả [2].
         Có thể nói, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là nền tảng để kinh tế chuyển đổi mạnh mẽ từ mô hình dựa vào tài nguyên, lao động chi phí thấp chuyển sang kinh tế tri thức. Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ làm thay đổi cơ bản khái niệm đổi mới công nghệ, trang thiết bị trong các dây chuyền sản xuất, từ đó, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm sẽ được cải thiện, thu nhập của người lao động theo đó cũng tăng cao hơn. 
        
Nằm trong xu thế chung của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, ngành Dệt may Việt Nam cũng chịu những tác động không nhỏ. Để giữ đà phát triển, các doanh nghiệp ngành Dệt may phải tự đổi mới, bằng cách ứng dụng công nghệ hiện đại ở tất cả khâu sản xuất.
         Để có thể tồn tại và cạnh tranh được ngành Dệt may Việt Nam trước tiên buộc phải đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động. Cụ thể là phải đầu tư tiếp cận công nghệ hàng đầu của thế giới, giảm lượng lao động trên một sản phẩm. Làm được điều đó, các doanh nghiệp dệt may có thể tăng năng suất, rút ngắn thời gian giao hàng, cùng với đó là tăng lương cho người lao động, thu hút được nhân sự… tạo lợi thế cạnh tranh. Đối với doanh nghiệp, cần tìm hiểu kỹ về Cách mạng công nghiệp 4.0 và khả năng tác động của nó đến ngành Dệt may, một ngành sản xuất hàng hóa theo xu hướng thời trang, thị hiếu, thời tiết, vùng miền, tôn giáo, sản phẩm nhiều đẳng cấp; Xác định các công đoạn có thể tự động hóa, áp dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động vừa tận dụng được nguồn lao động dồi dào của doanh nghiệp.
Tài liệu tham khảo:
[1].
http://www.hict.edu.vn› giai-phap-dao-tao-nguon-nhan-luc-cho-nganh-det-may-viet-nam-dap-ung-yeu-cau-cua-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-4-0.htm
[2]. https:// tapchitaichinh.vn/ Ngành dệt may trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0.
[3].
https://doanhnghiephoinhap.vn/det-may-bat-nhip-vơi cách mạng 4.0

Tác giả bài viết: Đỗ Thị Tần

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Nghiên cứu khoa học
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập31
  • Hôm nay6,246
  • Tháng hiện tại230,964
  • Tổng lượt truy cập6,113,984
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây